Top 12 Lưu ý để dạy con ở lứa tuổi THCS, THPT thành công
Khi bước vào lứa tuổi THCS và THPT trẻ em rất khó lường vì tâm lý đang nhiều xáo trộn. Những vấn đề của teen, nếu không được giải quyết ổn thỏa có thể để lại ... xem thêm...hậu quả rất nặng nề, đặc biệt là tính cách sau này hoặc các hành động tiêu cực như bỏ học, tự tử, tự hủy hoại bản thân, quan hệ tình dục sớm,.. Hiện nay, mặc dù các chương trình dạy trẻ rất nhiều nhưng nếu cha mẹ không nghiên cứu kĩ mà đã áp dụng vào con đôi khi lợi bất cập hại. Để giúp cha mẹ thêm cẩm nang nuôi dạy con lứa tuổi THCS, THPT đúng cách và hiệu quả Toplist.vn xin đưa ra một số lưu ý sau:
-
Đừng bận tâm vấn đề thành tích
Cha mẹ đừng quá quan tâm đến điểm số. Nếu chúng ta quá chú trọng vấn đề này chắc chắn sẽ gây ức chế cho con và sớm làm bọn trẻ điên tiết, bùng nổ. Hãy chấp nhận điểm số chưa tốt của con và tìm hiểu nguyên nhân cũng như khuyên bảo để giúp chúng có ý thức học hơn.
Bậc cha mẹ hãy hiểu rằng điểm số và thành tích không phải là yếu tố quyết định đến tương lai của con trẻ. Khi chúng vô tình bị điểm kém thì cũng đừng vội chê trách hay mắng chửi để tạo thêm áp lực. Thay vào đó hãy cố gắng lắng nghe lý do vì sao con mình không hoàn thành tốt bài kiểm tra, từ đó tìm ra những điểm yếu kém của con và tìm cách khắc phục. Chẳng hạn như tìm cho con một gia sư để bổ trợ thêm môn học đó chẳng hạn.
Đề cao thành tích sẽ khiến con không thoải mái phát triển được các năng lực vốn có của bản thân, trở thành một kẻ học vẹt và bất mãn với cha mẹ, thầy cô, điều này là vô cùng nguy hiểm.
-
Giúp con xây dựng thời gian biểu
Việc này sẽ giúp các con khống chế thời gian làm việc cho hợp lý và khoa học. Nghiên cứu và chỉnh sửa sao cho phù hợp nhất. Khi đã có thời gian biểu thì cương quyết thực hiện theo càng chính xác càng tốt. Cha mẹ rất nên tạo điều kiện để con có thời gian rảnh vui chơi, nghỉ ngơi. Việc thư giãn, giải trí, thể thao rất quan trọng, không thể bỏ qua.
Tập cho con thói quen làm gì cũng phải có giờ giấc là điều vô cung quan trọng trong việc phát triển tương lai của chúng sau này. Không chỉ xây dựng thời gian biểu cho con thực hiện theo, cha mẹ cũng cần phải là người nghiêm túc với chính bản thân mình, sống có nề nếp thì mới tạo được thói quen tốt cho con trẻ noi theo.
-
Không tìm cách kiểm soát con
Cha mẹ hãy nhớ rằng, những đứa trẻ được tôn trọng và tin tưởng sẽ luôn luôn lo giữ niềm tin đó nên sẽ ít gây chuyện. Ngược lại, càng chăm chút, kiểm soát, trẻ sẽ càng phá phách và làm ngược mong muốn của chúng ta. Không tò mò đọc nhật kí của con hay dò hỏi bạn bè con bởi vì đó là quyền tiêng tư, nếu cha mẹ vi phạm quyền này, con sẽ ngày càng ức chế và xa lánh bố mẹ mà thôi.
Hãy tập cách không kiểm soát tất cả các hoạt động và hành vi của con, chỉ có như vậy thì chúng mới được thoải mái và tự do về tinh thần. Để chúng được tự do là chính mình, không bị ràng buộc bởi những suy nghĩ cổ hũ của người lớn. Mỗi thời mỗi khác, thanh thiếu niên bây giờ có nhu cầu được giao lưu bên ngoài nhiều hơn, chúng có quyền tìm hiểu thế giới quan và những điều mới mẻ. Chỉ cần những điều đó không vượt quá độ tuổi của chúng thì các bậc cha mẹ không cần can thiệp và hãy yên tâm nhé!
-
Đừng để con học thêm quá nhiều
Học thêm quá nhiều thật sự không giúp ích gì cho trẻ. Trái lại, nó sẽ khiến trẻ trở nên thụ động và ỉ lại trong tư duy. Chỉ khi cảm thấy con hơi yếu môn nào đó thì giúp con nhưng phương án tốt nhất vẫn là tự dạy con hoặc mời gia sư. Nếu con vẫn học tốt thì nên khích lệ và bỏ qua mọi phương án trợ giúp để con tự tin phát triển.
Nếu không muốn con trở thành một con vẹt chỉ biết học kiến thức từ sách vở thì bố mẹ hãy ngưng việc bắt chúng ngồi hàng giờ ở bàn học. Học thêm để bổ trợ kiến thức là tốt, nhưng nếu yêu cầu chúng phải học hết môn này đến môn khác ngoài giờ chính ở trường đến nỗi không có thời gian ăn uống sinh hoạt thì quả đúng là một sự đầu tư sai lầm. Điều đó không chỉ ảnh hưởng đến thể chất và còn làm cho con suy kiệt cả về tinh thần.
Thay vì suốt ngày vùi đầu vào sách vở thì chúng ta nên cho con tiếp xúc với thế giới bên ngoài để tìm hiểu và trải nghiệm kĩ năng sống, như thế sẽ tốt hơn nhiều các bố mẹ nhé!
-
Thiết lập hệ thống qui tắc trong nhà và thực hiện nghiêm túc
Trong gia đình, cần xây dựng 1 bộ quy tắc cụ thể, ai sai đều bị phạt dù là bất kể thành viên nào. Chính gia quy sẽ giúp con giữ mình trong vòng kiểm soát hợp lý của gia đình.
Khi có một bộ qui tắc ứng xử trong gia đình cụ thể trẻ sẽ dễ dàng chấp nhận những qui định của bố mẹ và không cảm thấy bất mãn khi bị phạt vì vi phạm những qui tắc đó.
Ví dụ như việc để đồ dùng cá nhân ngăn nắp là mội nội quy, nếu ai vi phạm sẽ phải rửa chén một tuần. Hình phạt này xem ra là vô cùng xứng đáng với sai lầm mà chúng đã phạm phải. Việc nghiêm túc thực hiện những nội quy này ngay từ khi các con còn nhỏ sẽ giúp chúng hình hình nên quy tắc sống và tự có trách nhiệm với hành vi của bản thân.
-
Làm bạn và chia sẻ với con
Có những thời điểm trong cuộc sống, cha mẹ phải trở thành những người bạn thân để con có thể tâm sự và kể ra tất cả những suy nghĩ và câu chuyện mà chúng gặp phải. Bố mẹ có thể làm bạn với con bằng cách tâm sự. Cách tâm sự là trong chừng mực, bạn nên “kể lể” với con một số chuyện của mình, nhờ con cho lời khuyên và trợ giúp. Việc này sẽ khiến con tin tưởng và gần gũi. Điều này sẽ tạo nên hiệu ứng tự nhiên, đến lúc phù hợp, con sẽ chia sẻ những câu chuyện của mình với cha mẹ.
Thiết lập nên sợi dây tình cảm như vậy rất quan trọng, nếu bạn là người kiên nhẫn có khả năng diễn đạt ngôn ngữ tốt thì việc làm bạn và chia sẻ với con cái của mình là điều dễ dàng hơn. Thế nhưng điều quan trọng nhất ở đây chính là việc bạn có thực sự dành thời gian lắng nghe những tâm sự của con trẻ hay không mà thôi. Khi chúng cảm nhận được sự đồng cảm thì việc thấu hiểu tâm tình con trẻ chính là quả ngọt mà bạn nhận được khi coi chúng là những người bạn trong giai đoạn tuổi mới lớn nhạy cảm như vậy.
-
Cùng con đàm phán trước khi ra quyết định
Làm bất kể việc gì với con cũng cần đàm phán và cho con lựa chọn các hướng thực hiện và yêu cầu viết cam kết. Đàm phán trước cả các hình phạt và hậu quả khi con vi phạm cam kết. Khi vụ việc xảy ra, chỉ cần thực hiện đúng những gì đã cam kết trước.
Luôn đặt con ở vị trí người lớn để bàn bạc mọi việc chứ không áp đặt con bất kể việc gì. Bàn bạc với con về tương lai và chỉ cho con cả ưu và nhược điểm của từng phương án. Tôn trọng lựa chọn của con. Bạn hãy coi chúng là một người công dân thực thụ, bình đẳng trước mọi người và có khả năng tự chịu trách nhiệm trước tất cả những điều mà mình đã làm. Có như vậy mới giúp con bạn trưởng thành hơn.
-
Khi bố mẹ sai, cần thừa nhận lỗi của mình
Đã là cha mẹ, là người lớn thì dù có vô tình làm sai bất kì việc gì cũng phải biết tự thừa nhận lỗi lầm của bản thân và sửa chữa, đó là bài học làm sai phải biết sửa sai mà chúng ta dạy cho con trẻ ngay từ khi chúng còn rất nhỏ. Cha mẹ tuyệt đối đừng bao biện và chối tội khi mắc sai lầm. Người lớn càng nghiêm túc, con càng nể và phục bố mẹ để học theo.
Sự thành thật và chấp nhận lỗi của con chính là bằng chứng cho một sự giáo dục tốt đến từ cha mẹ của chúng. Sự tự giác của bố mẹ quyết định đến thái độ và ý thức của con.
-
Hãy để con tự giải quyết việc của mình và sẵn sàng tư vấn
Khi con có chuyện không ổn, bạn hãy quan sát và để con tự xử lý mọi việc chứ đừng vội nhúng tay vào. Tuy nhiên, hãy luôn sẵn sàng tư vấn khi con hỏi xin ý kiến. Nếu cảm thấy có khó khăn trong ứng xử với con, bạn hãy liên hệ ngay với các chuyên gia để xin trợ giúp.
Những đứa trẻ rồi cũng sẽ lớn lên và có cuộc sống riêng của chúng, đến lúc chúng phải tự quyết định mọi việc trong cuộc sống của mình. Hãy tập cho chúng tính cách tự lập chứ không phải chờ người lớn giải quyết hộ các vấn đề mà mình gặp phải.
Ai cũng biết sự dựa dẫm không phải tốt, nhưng ít có bậc làm cha làm mẹ nào đủ can đảm để chúng tự đối mặt với vấn đề. Yên tâm đi, rồi chúng sẽ ổn thôi, tất cả những gì chúng ta cần làm là lời tư vấn và động viên mà thôi.
-
Giáo dục giới tính cho con cẩn thận liên tục theo năm
Với tuổi teen, vấn đề giáo dục giới tính rất cần được cha mẹ quan tâm. Theo quan niệm của người châu Á, nhiều phụ huynh tường né tránh nói đến vấn đề giới tính với trẻ. Điều này là sai lầm. Gần gũi sẻ chia và cảm thông là phương pháp tốt để nắm mọi việc của con kịp thời.
Giáo dục giới tính cho trẻ giúp trẻ hiểu rõ về bản thân, có khả năng tránh khỏi nhiều nguy cơ xấu. Song trong thực tế việc dạy trẻ về vấn đề này luôn là điều khiến nhiều bố mẹ gặp không ít khó khăn.
Bạn cho con học rất nhiều thứ và dạy con cách làm người, nhưng lại quên mất rằng mình cũng cần giáo dục giới tính cho con. Việc này cần phải được tiến hành càng sớm càng tốt song không được vội vã. Đừng phó mặc việc giáo dục giới tính cho nhà trường. Bởi hiện nay, việc giáo dục giới tính cho trẻ nhỏ trong nhà trường còn rất hạn chế. Do đó, nếu không được học về giáo dục giới tính, con sẽ tự tìm hiểu và làm theo những nguồn không tin không chính xác.
-
Giáo dục tính cách cho con
Tính cách quyết định mọi thứ. Cha mẹ cần đặc biệt để ý quan sát và giáo dục tính cách cho con hơn mọi thứ ưu tiên khác. Học hành chậm 1, 2 năm còn có thể bù đắp được nhưng nếu tính cách, hành vi không ổn là sẽ ảnh hưởng rất xấu đến cả cuộc đời con.
Trước đây, nói đến người thành công; người ta thường nhắc đến chỉ số IQ như là yếu tố quyết định. Tuy nhiên, ngày nay, các nhà khoa học nhận thấy, IQ cao chưa đủ để con bạn thành công. Yếu tố quan trọng hơn cả IQ ấy là tính cách của con bạn. Theo chương trình Giáo dục tính cách bằng hành động; tập trung xây dựng 10 tính cách quan trọng nhất, quyết định đến thành công và hạnh phúc của bé trong hiện tại và tương lai.
Có thể bạn cho rằng: “Cha mẹ sinh con, trời sinh tính”. Đúng, mỗi đứa trẻ sinh ra đã mang theo một cá tính nhất định. Tuy nhiên, tính cách là sự phát triển suốt cả cuộc đời. Tính cách con sẽ phát triển theo chiều hướng tốt hay không phụ thuộc nhiều vào việc làm gương và đồng hành hỗ trợ của ba mẹ.
-
Kết hợp chặt chẽ với giáo viên của con
Cha mẹ cần phối hợp với giáo viên của con để nắm bắt tình hình của con ở trường một cách kịp thời. Nếu con có lỗi, cha mẹ nên chia sẻ thành thật và nhờ giáo viên chủ nhiệm giúp. Tuy nhiên, có những chuyện là bí mật mà con muốn che giấu thì bạn cũng nên tuyệt đối giữ kín cho con.
Thời gian con gặp gỡ với giáo viên là rất nhiều, nhiều bậc cha mẹ bận rộn đến nỗi thời gian gặp con mỗi ngày còn ít hơn cả thời gian con đến trường. Giáo viên cũng là người trực tiếp giảng dạy cho con của bạn nên hơn ai hết, họ hiểu được con bạn có gì, thiếu gì và cần gì. Vì vậy, chúng ta nên phối hợp chặt chẽ với giáo viên của con để dạy con tốt nhất.