Top 8 Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam

Nhu NG 34058 0 Báo lỗi

Việt Nam được biết đến là một trong những nước nông nghiệp xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng nông sản và tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, rất ít người biết được ... xem thêm...

  1. Theo số liệu của tổng cục thống kê xuất nhập khẩu của Việt Nam, dẫn đầu về xuất khẩu không phải là các mặt hàng truyền thống mà là mặt hàng điện tử đó là mặt hàng điện thoại các loại và linh kiện. Giá trị kim ngạch của ngành xuất khẩu đạt 3,03 tỷ USD. Tuy mặt hàng này được xuất khẩu từ Việt Nam, tuy nhiên phần lớn nó do các công ty nước ngoài đầu tư trực tiếp. Nhất là các sản phẩm điện thoại của các hãng nổi tiếng như: Samsung, LG, Microsoft đều chủ yếu xuất khẩu tại Việt Nam, chính nhờ sự phát triển của các hãng đó trên lãnh thổ nước ta mà các sản phẩm linh kiện cũng theo đó mà phát triển đi kèm làm cho tỷ lệ xuất khẩu của nhóm ngành hàng này tăng cao.


    Với tiềm năng phát triển của Việt Nam và nhu cầu ngày càng cao của xã hội sẽ là tiền đề để Việt Nam ngày càng phát triển trong lĩnh vực này. Ngoài các mặt hàng như điện thoại và linh kiện điện tử, Việt Nam cũng xuất khẩu cả máy vi tính và các sản phẩm công nghiệp khác đạt tới kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD (năm 2016) với các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Nhật Bản và mở rộng ra các thị trường lân cận.

    Công nhân dây truyền khi lắp đặt các thiết bị điện tử
    Công nhân dây truyền khi lắp đặt các thiết bị điện tử
    Điện thoại các loại và linh kiện
    Điện thoại các loại và linh kiện

  2. Hàng dệt may là một trong những mặt hàng dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu trong suốt thời gian qua. Và cũng giống như các mặt hàng linh kiện điện tử thì hàng dệt may cũng chủ yếu được xuất khẩu từ các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (tính đến năm 2016 có đến hơn 60% kim ngạch xuất khẩu là hàng hóa thuộc công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài). Các mặt hàng dệt may của Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, nhất là các mặt hàng dệt may truyền thống, họa tiết và chất liệu được nhiều thị trường đón nhận.


    Hàng dệt may của Việt Nam chủ yếu được xuất khẩu sang các thị trường khó tính như: Hoa Kỳ, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,... và nhận được rất nhiều sự ủng hộ của khách hàng các nước. Được biết đến là một quốc gia có những con người cần mẫn, khéo léo, tỉ mỉ, vì vậy, các mặt hàng dệt may luôn được gia công và sáng tạo vô cùng kỹ lưỡng để cho ra đời các mặt hàng đẹp, tinh tế và được mọi người đón nhận nồng nhiệt.

    Các xưởng may hàng xuất khẩu
    Các xưởng may hàng xuất khẩu
    Hàng dệt may
    Hàng dệt may
  3. Giày dép các loại là một trong số những mặt hàng xuất khẩu lớn tại Việt Nam, nhóm hàng này chủ yếu được xuất khẩu ra các thị trường như EU, Hoa Kỳ, và cũng không tránh khỏi xu thế chung thì khối doanh nghiệp FDI xuất khẩu mặt hàng này chiếm tỷ lệ lớn trong kim ngạch xuất khẩu cả nước. Những mặt hàng thuộc nhóm này đều có chất lượng tương đối tốt, tuy nhiên thị trường ở trong nước lại không nhiều nên chủ yếu được xuất khẩu.


    Trong những năm qua, các chính sách người Việt dùng hàng Việt được quán triệt rất nhiều, tuy nhiên vẫn không hiệu quả chủ yếu là nhập khẩu từ thị trường khác và xuất khẩu sản phẩm tốt và chất lượng của mình. Chính vì thế, tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này tăng mỗi năm đem lại nguồn thu lớn nhưng xét trên các góc độ thì nó không hiệu quả kinh tế và xã hội, lợi ích của người tiêu dùng bị ảnh hưởng.

    Xưởng sản xuất và gia công giày nữ
    Xưởng sản xuất và gia công giày nữ
    Giày dép các loại
    Giày dép các loại
  4. Thủy sản là một trong những mặt hàng nông sản được xuất khẩu nhiều từ Việt Nam, mặt hàng này được xuất khẩu và được đón nhận ở nhiều quốc gia phát triển. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam chiếm gần 30% kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản của nước ta, tiếp đó là đến thị trường các nước EU và thị trường Nhật Bản. Việt Nam rất chú trọng về việc xuất khẩu mặt hàng này, luôn có những đầu tư và chính sách hỗ trợ cho quá trình xuất khẩu được diễn ra thuận lợi. Hàng năm, số lượng mặt hàng này xuất khẩu ra thị trường rất lớn nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề khi mặt hàng này có mặt trên thị trường thế giới.


    Các thị trường chủ lực của Việt Nam cũng ngày một khó tính hơn với các quy trình và tiêu chuẩn kỹ thuật trước khi nhập khẩu, nhiều sản phẩm thuộc ngành hàng này do quy trình và công nghệ bảo quản, chế biến chưa đáp ứng được nên đã không đạt yêu cầu và bị trả lại. Đây là một trong những nguyên nhân làm mất lòng tin của khách hàng đến với những sản phẩm của Việt Nam sẽ làm cho cơ hội phát triển của Việt Nam bị giảm đi.

    Cơ sở chế biến hàng thủy sản xuất khẩu
    Cơ sở chế biến hàng thủy sản xuất khẩu
    Hàng thủy sản
    Hàng thủy sản
  5. Cà phê Việt Nam được biết đến là một trong những thương hiệu cà phê có tiếng trên thị trường thế giới, đây là một trong mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta trong những năm qua. Hàng năm, kim ngạch xuất khẩu cà phê luôn tăng cho thấy những dấu hiệu tốt về thị trường của cà phê vẫn được mọi người đón nhận.


    Cũng như các mặt hàng khác, thị trường xuất khẩu chủ yếu của cà phê là Hoa Kỳ và các nước EU. Mặc dù trên thế giới có rất nhiều thương hiệu cà phê nổi tiếng nhưng thương hiệu cà phê Việt Nam luôn giữ được lòng tin của khách hàng, ngày một có tiếng tăm trong giới cà phê của thế giới.

    Cà phê xuất khẩu Việt Nam đã có được thương hiệu của mình trên thị trường thế giới
    Cà phê xuất khẩu Việt Nam đã có được thương hiệu của mình trên thị trường thế giới
    Cà phê
    Cà phê
  6. Dầu thô vốn là sản phẩm xuất khẩu có tỷ trọng khá lớn, do nước ta chưa đủ công nghệ để tinh chế toàn bộ sản phẩm khai thác được nên chúng ta xuất khẩu nhiều và cũng phải phụ thuộc nhiều vào nước ngoài.Những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm dần, giá dầu thô cũng giảm dần so với trước sẽ là cơ hội để Việt Nam chú trọng vào chế biến để cho ra những sản phẩm có giá trị cao hơn.


    Dầu thô của nước ta chủ yếu được xuất sang các nước công nghiệp và phát triển như Singapore hay Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước khác. Việc xuất khẩu này chỉ đem lại một phần lợi ích nhỏ mà trái lại chúng ta phải nhập khẩu vào những sản phẩm tinh chế với giá rất đắt.

    Dàn khoan khai thác dầu
    Dàn khoan khai thác dầu
    Dầu thô
    Dầu thô
  7. Hiện Việt Nam đã trở thành trung tâm chế biến gỗ của Châu Á. Xuất khẩu và mở rộng xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ của Việt Nam có vai trò rất lớn của nguồn nguyên liệu gỗ nhập khẩu.


    Dựa trên nguồn dữ liệu thống kê xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan, Báo cáo này phân tích thực trạng xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam trong những năm gần đây. Báo cáo mô tả các thị trường chính, sản phẩm xuất nhập khẩu chính, các loài gỗ được sử dụng phổ biến và những thay đổi của thị trường cung – cầu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam.


    Đặc biệt, Mỹ đang là thị trường khổng lồ của ngành gỗ Việt Nam. Thống kê trong năm 2019, giá trị kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng gỗ từ Việt Nam vào Mỹ chiếm tới 50% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành gỗ.

    Xuất khẩu gỗ
    Xuất khẩu gỗ
    Gỗ và các mặt hàng về gỗ
    Gỗ và các mặt hàng về gỗ
  8. Top 8

    Cao su

    Cao su của Việt Nam được xuất chủ yếu sang thị trường Trung Quốc, các nước EU, Ấn Độ và Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc là thị trường có lượng cao su xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 64,84% tổng lượng xuất khẩu đạt 623,91 nghìn tấn, trị giá 842,94 triệu USD, tăng 11,30% về lượng và 9,47% trị giá, giá xuất trung bình 1351,05 USD/tấn, giảm 1,64% so với cùng kỳ năm 2018.


    Sau thị trường Trung Quốc là Ấn Độ chiếm 8,35% đạt 80,39 nghìn tấn, trị giá 116,04 triệu USD, tăng 51,62% về lượng và 47,42% trị giá, giá xuất bình quân tăng 2,77% so với cùng kỳ năm 2018 đạt 1351,05 USD/tấn. Riêng tháng 8/2019 cũng đã xuất sang Ấn Độ 13,91 nghìn tấn, trị giá 20,66 triệu USD, giá bình quân 1485,01 USD/tấn, giảm 2,57% về lượng và giảm 3,23% trị giá, giá bình quân giảm 0,68% so với tháng 7/2019. Nếu so với tháng 8/2018 cũng đều sụt giảm cả về lượng và trị giá, tuy nhiên giá bình quân tăng 8,14%.


    Ngoài những thị trường kể trên, Việt Nam còn xuất khẩu cao su sang các thị trường khác nữa như Mỹ, Đức, Pháp, Anh…

    Cao su là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
    Cao su là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam
    Cao su
    Cao su



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy