Top 5 Nghệ sĩ múa nổi tiếng nhất Việt Nam
Nghệ thuật đem lại cho con người sắc màu, đem lại vẻ đẹp, tiếng cười và niềm vui trong cuộc sống. Nghệ thuật không chỉ bao gồm những lời ca tiếng hát, những ... xem thêm...nhạc phẩm kinh điển, những vở kịch đi sâu vào lòng người, nghệ thật không chỉ là những bức vẽ tài hoa lỗi lạc, nghệ thuật còn được điểm tô bởi những điệu múa mê ly, say đắm lòng người. Để làm được điều đó, nghệ thuật cần những nghệ sỹ múa tài năng, và bài viết sau đây xin giới thiệu đến bạn đọc top những nghệ sỹ múa tài năng nhất Việt Nam.
-
Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghệ thuật, bố là Hiệu trưởng trường Cao đẳng múa Việt Nam, mẹ từng là diễn viên ballet múa đơn của Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam, chính vì vậy mà ngay từ nhỏ Trần Ly Ly đã được tiếp xúc và làm quen với nghệ thuật múa. Đó cũng là điều dễ hiểu khi niềm đam mê múa đã theo cô suốt bao năm tháng. Ly Ly học múa từ khi cô còn học học trung học cơ sở, khi tốt nghiệp trung cấp cô được giữ lại trường để học tiếp lên đại học, ngoài ra cô còn có những thời gian học múa ở nước ngoài. Trở về nước Trần Ly Ly nhanh chóng nổi tiếng với những tác phẩm múa đương đại của mình. Ngoài ra, trong thời gian làm giám khảo cho chương trình Bước nhảy hoàn vũ, Ly Ly còn được biết đến là vị giám khảo công tâm. Với những cống hiến của bản thân cho nghệ thuật múa đương đại nước nhà, năm 2015 cô nằm trong danh sách những nghệ sỹ được phong tặng danh hiệu NSƯT.
NSƯT Trần Ly Ly tốt nghiệp trường đại học công nghệ Queensland, Australia năm 2003. Chị là đạo diễn, biên đạo múa và hiện là Q. Giám đốc Nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam. Trần Ly Ly là nhân vật chủ chốt và nổi tiếng trong Làng Ballet và múa đương đại Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp tại trường, chị làm việc tại Pháp một thời gian. Khi còn là diễn viên múa, chị từng biểu diễn rất thành công nhiều tác phẩm do các biên đạo nổi tiếng ở Việt Nam và quốc tế dàn dựng như “ Cứu bạn" "Paquita"- của Maurice Bejart, “Xin chào” của biên đạo người Australia, "Under skin" and "Body armour" của biên đạo Pháp - Regine Chopinot, "Venus ở Hanoi" của Felix Ruckert (Đức)... Chị cũng tham dự nhiều Festival múa đương đại quốc tế ở Hồng Kông, Hàn Quốc, Australia, Pháp, Đức, Ba Lan... Chị từng giành giải thưởng Tài năng trẻ Việt Nam.
-
Chu Thuý Quỳnh là người Hà Nội gốc, năm 14 tuổi, bà thi vào Đoàn ca múa nhân dân Trung ương, trúng tuyển cùng đợt với Xuân Quỳnh. Bà cùng với Xuân Quỳnh đi biểu diễn đầu tiên tại Hải Phòng, sau đó đi công tác dài ngày lên Tây Bắc, về nông thôn biểu diễn trong Cải cách ruộng đất. Năm 1958, bà bắt đầu chính thức đi học múa. Năm 1960, bà đóng vai chính trong vở kịch múa Tấm Cám (một trong ba vở kịch múa đầu tiên của Việt Nam). Thập niên 1960, bà công tác tại Đoàn ca múa nhân dân Trung ương, là solist múa được nhiều người ái mộ với những tác phẩm múa như Cánh chim và mặt trời, Tiếng gọi quê hương, Gặp gỡ bên mâm pháo... Thời gian này bà cùng đoàn đi biểu diễn ở các chiến trường, biểu diễn ở các sân khấu ngoài nước.
Năm 1983, bà đi học múa cổ điển Ấn Độ khi đã hơn 40 tuổi. Sau khi đi tu nghiệp ở Ấn Độ, bà trở về Việt Nam, giữ cương vị Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Trung ương. Năm 1994, bà giữ cương vị Tổng thư ký Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam khoá II, sau này tiếp tục giữ Tổng thư ký Hội khoá III (2000) và chủ tịch Hội khoá IV (2005). Bà là Đại biểu Quốc hội khoá IV, VIII, IX và X, hiện là Chủ tịch Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ thành phố Hà Nội, đồng thời là một trong những người sáng lập và là ủy viên Hôi Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam. Ngoài công tác quản lý, Chu Thuý Quỳnh còn hoạt động trên nhiều lĩnh vực. Với vai trò biên đạo múa, bà đã cho ra đời nhiều tác phẩm đạt giải thưởng cao của Hội Nghệ sĩ múa, như Hoa Tràng An, Vũ khúc đàn T'rưng, Hương xuân, Hương quê, Cánh chim không mỏi, Trống hội, Những cô gái Việt Nam...NSND Chu Thuý Quỳnh còn là nhà nghiên cứu phê bình múa, tác giả của nhiều giáo trình múa và các công trình nghiên cứu. Bà là tổng đạo diễn, chỉ huy nhiều chương trình lớn như Kỷ niệm 100 năm Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam 6 -7 - 8, Hội nghị cấp cao các nước nói tiếng Pháp, Hội nghị cấp cao các nước ASEAN, Cúp Bóng đá ASEAN Tiger 1998, Kỷ niệm 990 năm Thăng Long - Hà Nội (cùng với Phạm Thị Thành), Chương trình khai mạc và bế mạc Sea Games 22... Năm 1988, bà nhận danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân. Năm 1998, bà được tặng Huân chương Lao động hạng nhất. Năm 2001, bà nhận Giải thưởng Nhà nước đợt II về văn học nghệ thuật. Năm 2017, bà được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt V về văn học nghệ thuật.
-
Nổi lên trong nền nghệ thuật múa đương đại, bên cạnh biên đạo múa Trần Ly Ly không thể không kể đến diễn viên múa Linh Nga. Cô sinh năm 1986, là một gương khá trẻ và được mệnh danh là "chim công làng múa". Cũng được sinh ra trong ra đình có truyền thống nghệ thuật, cô là con gái của cặp nghệ sĩ múa nổi tiếng Vương Linh - Đặng Hùng. Niềm đam mê những điệu múa trong những vũ khúc mê ly, lắng đọng lòng người đã đi sâu vào con người Linh Nga từ khi cô còn rất nhỏ. Học múa từ Trung Quốc, ngày trở về Linh Nga đã ngay lập tức khẳng định tên tên tuổi của mình bằng những vũ khúc mang hơi thở tuyệt đẹp như Sen, Vũ... Cô nằm trong danh sách những nghệ sĩ được trao tặng danh hiệu NSƯT khi vừa tròn 29 tuổi.
Linh Nga luôn khiến người đối diện không thể rời mắt vẻ đẹp mặn mà, thần thái cuốn hút, đậm màu sắc huyền bí. Nổi tiếng là kiều nữ mê hàng hiệu, Linh Nga chẳng ngại chi mạnh tay sắm nhiều món mình yêu thích. Cô rất khéo chọn trang phục, phụ kiện đến từ nhiều thương hiệu nổi tiếng để khẳng định đẳng cấp và gu thẩm mỹ cao của mình. Với sự quan tâm của công chúng Linh Nga trở thành một trong những nghệ sĩ hiếm hoi của làng múa có sức hút truyền thông. Nữ nghệ sĩ có trong tay hàng loạt hợp đồng quảng cáo đắt giá với các nhãn hàng. Chị cũng là gương mặt thường xuyên xuất hiện trên thảm đỏ. Trước ống kính, Linh Nga luôn tỏa sáng với trang phục thanh lịch, sang trọng và phục sức chỉn chu. Chị là nàng thơ, không thể thiếu trong mỗi show diễn của nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường.
-
Sinh ra và lớn lên trong gia đình làm nghệ thuật, Tuyết Minh đã được ảnh hưởng rất lớn từ môi trường nghệ thuật gia đình. Từ những năm học phổ thông, Tuyết Minh đã chọn đến với múa - thứ ngôn ngữ độc đáo được thể hiện bằng những chuyển động tinh tế của cơ thể. Và từ đó, nghiệp múa theo đuổi Tuyết Minh cho đến tận bây giờ. Bước vào nghề từ năm 2000 với vở diễn ballet Kẹp hạt dẻ của biên đạo Phillip Cohen, cái tên Tuyết Minh chưa mấy ai chú ý nhưng đến cuộc thi Tài năng múa trẻ 2001 thì cái tên Tuyết Minh bắt đầu được người trong nghề chú ý bởi Tuyết Minh đã tư mình dàn dựng tiết mục mà không nhờ các biên đạo tên tuổi. Tiết mục Trần Quốc Toản của Tuyết Minh đã lấy được nhiều cảm xúc của khán giả và ban giám khảo bằng những màn múa được kết hợp giữa múa với vũ đạo tuồng cổ và nhận được giải Nhì.
Một năm sau khi nhận được giải Nhì trong cuộc thi Tài năng múa trẻ, Tuyết Minh đã có những bứt phá mạnh mẽ. Năm 2002, vở Ballet cổ điển Carmen ra mắt đã gây tiếng vang trong lĩnh vực nghệ thuật múa lúc bấy giờ. Hiện nay, Tuyết Minh là chuyên viên làm việc tại Cục Nghệ thuật Biểu diễn thuộc Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch. Sau 17 năm gắn bó với nghiệp múa, Tuyết Minh đã có 14 Huy chương Vàng, 14 Huy chương Bạc, trong nước và quốc tế về múa (trong đó có cả huy chương cho vai trò diễn viên biểu diễn và vai trò biên đạo). Nghệ sĩ Tuyết Minh là một trong 17 thành viên trong Ban chấp hành Hội nghệ sĩ Múa Việt Nam. Tuyết Minh là một trong những nghệ sĩ được công chúng yêu mến và bạn bè đồng nghiệp trân trọng bởi tài năng của cô. -
Tạ Thùy Chi sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghệ thuật, bố là nghệ sĩ violin NSND Tạ Bôn, mẹ là NSƯT Nguyễn Kim Dung. Từ những ngày đầu còn bỡ ngỡ cho đến lúc hoàn thành chương trình biên đạo múa ở học viện Bắc Kinh, Thùy Chi vẫn thường xem mẹ là "người thầy" lớn, trong mọi quyết định từ sự nghiệp mình, cô đều tham khảo ý kiến chuyên môn của mẹ. Đôi khi cũng bất đồng ý kiến và nảy sinh tranh cãi. Năm 12 tuổi, Tạ Thùy Chi và Linh Nga nhận học bổng du học tại trường múa Quảng Châu (Trung Quốc). Sau khi tốt nghiệp, Thùy Chi tiếp tục ở lại làm việc học hỏi kinh nghiệm và kiếm tiền để tiếp tục học lên đại học ngành biên đạo múa ở Học viện múa Bắc Kinh.
Trong thời gian học tại Trung Quốc, Tạ Thùy Chi từng nhận nhiều giải thưởng trong vai trò diễn viên múa. Đặc biệt, năm 2002, Chi đã vượt qua 400 học sinh của trường múa Quảng Đông để đại diện thi cúp Đào Lý (cuộc thi múa chuyên nghiệp toàn Trung Quốc) và đoạt giải diễn viên ưu tú. Tháng 10/2013, Tạ Thùy Chi cùng người bạn, Ngọc Anh đã tổ chức một liveshow múa đương đại tại nhà hát Tp. Hồ Chí Minh mang tên "Ta đã ở đó - There where we are", tạo được sự chú ý mạnh mẽ của khán giả yêu thích loại hình nghệ thuật này. Cô muốn hướng đến việc tập trung chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm với thế hệ kế cận trong vai trò giảng viên, chuẩn bị cho những chương trình mang đậm dấu ấn sáng tạo, tài năng trên sân khấu. Hiện tại, Tạ Thùy Chi đang là giảng viên trường múa Thành phố Hồ Chí Minh. Cô tham gia nhiều cuộc thi và gặt hái được nhiều thành công. Với những cống hiến và đóng góp của mình, Tạ Thùy Chi cũng đã được trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú.