Top 10 Nghi thức lễ cưới độc đáo nhất hiện nay

Thu Hoai 104 0 Báo lỗi

Ngày nay, xu hướng đổi mới trong các nghi lễ cưới đã làm cho các cặp đôi dám thử nghiệm và thể hiện sự sáng tạo trong lễ kết hôn của mình. Thay vì rót rượu và ... xem thêm...

  1. Bên cạnh các nghi lễ truyền thống như cắt bánh, rót Champagne, nhiều cặp đôi còn lựa chọn cho nhiều nghi thức khác với ý nghĩa riêng trong ngày trọng đại của mình, trong đó có Nghi thức Ươm cây (Tưới cây) - Tree planting Ceremony. Nghi thức ươm cây xuất hiện nhiều trong văn hoá cưới phương Tây. Trong ngày thành hôn, cô dâu, chú rể sẽ cùng nhau chuẩn bị một cái cây mang ý nghĩa mà hai người muốn truyền tải, và tưới nước cho nó như một sự đánh dấu cho khởi đầu mới, một sự sống được ươm mầm, sinh sôi nảy nở.


    Tình yêu giống như một cái cây non – cần có sự chăm sóc tỉ mỉ, nâng niu từ tốn, và cả tâm huyết của người trồng nó nữa. Ở nghi thức trồng cây trong các đám cưới Việt Nam, cô dâu chú rể cùng ươm một cây non vào chậu đất, cùng xới đất và tưới nước cho cây. Nghi lễ này tượng trưng cho nỗ lực vun đắp cuộc sống hôn nhân của cả 2 vợ chồng. Nếu cây non được chăm sóc sẽ trở nên tươi tốt, thì cuộc sống hôn nhân cũng phải có sự quan tâm và vun vén từ hai vợ chồng mới hạnh phúc, bền chặt.


    Sau nghi lễ, cô dâu chú rể có thể mang cây về để tiếp tục chăm sóc. Loại cây được chọn làm lễ có thể gắn với kỷ niệm của cặp đôi hoặc theo ý nghĩa mà cặp đôi muốn gửi gắm. Tại Việt Nam, nhiều cặp đôi sử dụng cây “hạnh phúc” cho nghi lễ này vì cái tên đã nói lên tất cả.

    Nghi lễ trồng cây
    Nghi lễ trồng cây
    Nghi lễ trồng cây
    Nghi lễ trồng cây

  2. Lễ “Rót Cát Hợp Hôn” là một khái niệm khá mới mẻ chỉ mới dần nổi lên gần đây như một trào lưu xuất hiện trong đám cưới người Việt nói riêng và châu Á nói chung. Một số người tin rằng lịch sử của nghi thức này nằm trong văn hoá người Mỹ bản địa. Nhiều thông tin cho rằng, lễ rót cát xuất hiện lần đầu trong một tập của Chuyên đề thực tế: “Bệnh viện đa khoa” vào năm 1981. Thế nhưng mãi đến năm 2003, khi Trista Rehn và Ryan Sutter sử dụng lễ “Rót Cát Hợp Hôn” trong chương trình thực tế, “The Bachelor”, chương trình đám cưới trực tuyến trị giá 4 triệu đô la dành cho người hâm mộ ở khắp mọi nơi trên thế giới. Lúc này, nghi lễ “Rót Cát Hợp Hôn” mới thực sự được biết đến rộng rãi.


    Tại Việt Nam, nghi thức rót cát cũng đã có từ nhiều năm trước, được giới thiệu trong báo ngôi sao vnexpress từ tháng 3 năm 2013 nhưng thời điểm đó vẫn chưa thực sự phổ biến. Thời gian gần đây, với nhu cầu đổi mới sáng tạo trong lễ cưới, nhiều cặp đôi đã đưa nghi thức rót cát vào hôn lễ của mình không chỉ vì tính mới lạ mà còn vì đây là một nghi thức chứa đựng ý nghĩa vô cùng đặc biệt.


    Cát thể hiện sự tinh khiết mộc mạc, là khởi nguồn gốc của sự sống, là biểu hiện cho sự trường tồn. Cát cũng là vật liệu không thể thiếu để xây nên ngôi nhà mơ ước. Cát cũng là từ đồng âm với chữ Cát trong câu “Như Ý Cát Tường”. Nghi lễ “Rót Cát Hợp Hôn” chính là hành động nguyện cầu cho cả hai “Song Hỷ Lâm Môn- Như Ý Cát Tường” trong ngày lễ Thành Hôn trọng đại nhất của đời người. Ý nghĩa của việc làm này là hy vọng đôi uyên ương sẽ hòa quyện, gắn bó với nhau như dòng cát.


    Ngoài ra, việc rót cát không chỉ được thực hiện bởi cô dâu chú rể. Nhiều cặp đôi đã lựa chọn dùng tranh rót cát để bàn Gallery cho khách mời rót cát vào bình thay cho lời chúc. Cô dâu chú rể viết một tờ giấy nhỏ gửi tới khách mời với nội dung: Mỗi màu cát tượng trưng cho 1 lời chúc. Bạn chúc gì cho cô dâu chú rể thì hãy đổ cát màu tương ứng vào bình lớn. Sau đám cưới, dâu rể sẽ thấy khách mời chúc điều gì nhiều nhất. Bình cát với nhiều sắc màu rực rỡ đó sẽ là vật trang trí tuyệt đẹp cho ngôi nhà của bạn sau ngày hôn lễ và luôn nhắc nhở hai người về đám cưới hạnh phúc.

    Nghi thức lễ cưới “rót cát”
    Nghi thức lễ cưới “rót cát”
    Nghi thức lễ cưới “rót cát”
    Nghi thức lễ cưới “rót cát”
  3. Cuộc sống hiện đại ngày càng trở nên đa sắc màu, mọi người có xu hướng yêu thích sử dụng những vật dụng vừa mang tính hữu ích vừa có giá trị nghệ thuật lâu dài. Đó là lý do vì sao trong lễ cưới ngày nay luôn xuất hiện những ý tưởng sáng tạo giúp cô dâu chú rể lưu giữ những kỹ niệm đẹp của họ. Những cuốn sổ tay ký tên ngày xưa nay chỉ đơn giản là những cuốn sổ cứng nhắc, không hồn. Có rất nhiều ý tưởng khác cho đôi uyên ương lựa chọn như sổ ký tên kèm ảnh, lọ thủy tinh đựng điều ước, tranh in dấu vân tay, tranh ký tên, cây nguyện ước…Trong đó có nghi lễ in dấu vây tay.


    Cả hai sẽ cùng nhau in dấu vân tay lên một bức tranh kỷ niệm hoặc bức tranh được vẽ trong chính hôn lễ của cô dâu chú rể. Màu sắc dẫu vân tay có thể lựa chọn theo sở thích của từng người. Điều này tượng trưng cho dấu ấn và màu sắc riêng của mỗi người được hoà quyện trong một bức tranh hôn nhân hạnh phúc.


    Sau đám cưới, bức tranh sẽ được mang về treo tại chính tổ ấm mới của hai người hoặc cất giữ cẩn thận để sau đó, họ có thể cùng nhau ôn lại những kỷ niệm đáng nhớ.

    Nghi lễ in dấu vây tay
    Nghi lễ in dấu vây tay
    Nghi lễ in dấu vây tay
    Nghi lễ in dấu vây tay
  4. Đây là một nghi lễ mang rất nhiều màu sắc nghệ thuật, cô dâu chú rể có thể cùng nhau tạo ra một tác phẩm nghệ thuật bằng cách vẽ trên chất liệu giấy hoặc vải canvas. (có thể được trang trí bằng tên và ngày cưới của hai người.


    Để làm cho nghi lễ trở nên đặc biệt hơn nữa, cô dâu chú rể có thể sử dụng hai màu sơn khác nhau, khi kết hợp sẽ tạo ra một màu mới. Ví dụ, màu xanh lam và màu đỏ để tạo ra màu tím.


    Hoặc cùng có thể mời những khách mời thân thiết cùng nhau vẽ nên bức tranh của hai bạn. Mỗi biểu tượng hay nét vẽ của họ có thể thay cho lời chúc phúc họ muốn gửi gắm đến cặp đôi. Sau lễ cưới, cũng giống như các nghi lễ khác, bạn cũng sẽ có một vật kỷ niệm đáng yêu để mang về nhà.

    Đám cưới
    Đám cưới
    Nghi lễ vẽ tranh
    Nghi lễ vẽ tranh
  5. Nghi thức lễ cưới vô cùng sáng tạo chính là “Rót cát hợp hôn”, sự kết hợp những hạt cát thạch anh tinh khiết, những phần tử nhỏ nhất với ý nghĩa xóa tan đi mọi ranh giới ngăn cách, rào cản của đời thường để cầu chúc cho đôi uyên ương trở nên hợp hòa như một, hạnh phúc trăm năm.


    Sự kết hợp của các hạt cát tinh khiết trong nghi thức “Rót Cát” biểu thị việc xóa bỏ mọi rào cản và tạo ra một sự đan xen duy nhất và khăng khít. Nghi thức này tượng trưng cho sự hòa hợp và gắn kết bền chặt của cô dâu và chú rể.


    Mỗi màu sắc của cát sẽ mang trong mình những ý nghĩa khác nhau:

    • Màu hồng: Sự ngọt ngào
    • Màu trắng: Sự tin tưởng
    • Màu vàng: Sự chân thành
    • Màu đen: Sự nhường nhịn
    • Màu tím: Sự thủy chung
    Rót cát vào hộp gỗ / khung ảnh
    Rót cát vào hộp gỗ / khung ảnh
    Rót cát vào hộp gỗ / khung ảnh
    Rót cát vào hộp gỗ / khung ảnh
  6. Nghi thức này như lời khẳng định “Góp gạo thổi cơm chung, đôi ta chính thức về chung một nhà”. Cô dâu chú rể sẽ nhận hũ gạo từ ba mẹ 2 bên gia đình và cùng đổ vào 1 chiếc hủ nhỏ. Hai dòng gạo khác màu cùng đổ chung vào một hũ, tượng trưng cho hai con người hoàn toàn xa lạ, khác biệt nhưng đã tìm thấy nhau, yêu nhau và quyết định gắn bó với nhau một đời, không thể chia tách.


    Từng hạt gạo bé nhỏ hòa quyện, trộn lẫn với nhau, đơn sơ nhưng bền vững, như tình vợ chồng đồng lòng sẻ chia mọi ngọt đắng, ấm lạnh của cả một cuộc đời thật dài mai sau. Có gạo là có cơm, có cơm là có nhà, có nhà là có hạnh phúc, có nơi an trú dịu dàng và bình yên. Từ hôm nay, chúng mình sẽ cùng nhau “góp gạo thổi cơm chung”, xây dựng một mái nhà, vun vén một tổ ấm, nhóm lên bếp lửa nồng đượm cho những bữa ăn gia đình thân thương.

    Nghi thức lễ cưới “góp gạo”
    Nghi thức lễ cưới “góp gạo”
    Nghi thức lễ cưới “góp gạo”
    Nghi thức lễ cưới “góp gạo”
  7. Nghi thức này lấy cảm hứng từ truyền thống lâu đời của người Ireland, cô dâu và chú rể tại hôn lễ của mình cùng nhau buộc một nút thắt bằng ruy băng hoặc dây thừng để tượng trưng cho cuộc hôn nhân này sẽ không bao giờ bị phá vỡ, càng ngày càng bền chặt cho dù là bất kì áp lực nào đi chăng nữa. Những nút thắt (knot) tượng trưng cho sự kết nối của duyên phận và sự bền chặt trong cuộc sống mới của hôn nhân.


    Nghi thức “vĩnh kết đồng tâm” với hai sợi dây thắt lại thật chặt mang ý nghĩa kết giao, hòa quyện làm một, nguyện nương tựa vào nhau, quấn quýt không rời, gắn bó, sắt son, thủy chung đến bạc đầu. Đó là lời thề nguyện, cũng là lòng ước mong đời sống hôn nhân sẽ mãi là một sợi dây thiêng liêng nối kết hai trái tim trong niềm tin vào một hạnh phúc trọn đời viên mãn.

    Nghi thức đám cưới
    Nghi thức đám cưới
    Nghi thức thắt dây
    Nghi thức thắt dây
  8. Đây là một nghi lễ vô cùng thú vị và ý nghĩa, bắt nguồn từ cách ví von rất thơ mộng trong tiếng anh: “Love is like wine, it gets better with time” – Tình yêu cũng giống như rượu vang càng để lâu càng tuyệt vời hơn theo thời gian.


    Để thực hiện nghi lễ này, trước ngày cưới, cô dâu và chú rể sẽ chuẩn bị một lá thư, trong đó viết những suy nghĩ và tình cảm chân thật nhất của mình dành cho nửa còn lại (có thể kể về cách họ đã gặp gỡ nhau ra sao, cùng trải qua quá trình yêu như thế nào, và lí do quyết định chọn ở bên nhau trọn đời). Mỗi bức thư được viết riêng và dán kín, không ai được đọc trước bức thư.


    Ngoài ra, họ còn cần chuẩn bị một hộp rượu vang, bên trong đựng loại rượu mà họ yêu thích nhất. Ở thân hộp sẽ khắc tên cô dâu, chú rể và ngày cưới. Vào ngày cưới, sau khi đã hoàn thành các nghi thức chính của buổi lễ, cô dâu và chú rể sẽ cẩn thận đặt hai lá thư vào hộp rượu và niêm phong nó lại.


    Hộp rượu sẽ không được mở ra cho đến khi họ kỉ niệm 5 năm hoặc 10 năm ngày cưới. Hay vào những thời điểm gặp phải sóng gió trong cuộc sống, đôi vợ chồng có thể mở hộp rượu vang này ra và đọc bức thư họ đã viết cho nhau trước khi kết hôn, nhớ lại những lí do mà họ đã chọn lựa để yêu và lấy nhau. Cả hai sẽ cùng uống rượu và ôn lại những kỉ niệm đẹp trong tình yêu của mình. Sau đó, họ sẽ lại viết hai lá thư khác và đặt chúng vào chiếc hộp cùng một chai rượu vang mới để dành cho những lần kỉ niệm tiếp sau này.

    Nghi thức chiếc hộp lưu giữ ký ức
    Nghi thức chiếc hộp lưu giữ ký ức
    Nghi thức chiếc hộp lưu giữ ký ức
    Nghi thức chiếc hộp lưu giữ ký ức
  9. Một đám cưới là một ngày đặc biệt trong cuộc sống phải diễn ra hoàn hảo, tôn trọng nhiều truyền thống. Theo ý kiến chung được chấp nhận, đây nên là sự khởi đầu của một cuộc sống gia đình mới, hạnh phúc. Một trong những phong tục chắc chắn được đưa vào danh sách các sự kiện đám cưới là việc thả chim bồ câu trên bầu trời.


    Nghi thức này lấy cảm hứng từ đất nước Philippine. Với hình ảnh của hòa bình: chim bồ câu trắng. Đôi chim bồ câu được thả như một lời hứa hẹn về cuộc sống hôn nhân êm đềm, lâu dài và bền vững. Một lời khẳng định, cô dâu chú rể đã sẵn sàng để gánh vác và chăm sóc cho gia đình nhỏ của mình.

    Nghi thức thả chim bồ câu (Tiệc ngoài trời)
    Nghi thức thả chim bồ câu (Tiệc ngoài trời)
    Nghi thức thả chim bồ câu (Tiệc ngoài trời)
    Nghi thức thả chim bồ câu (Tiệc ngoài trời)
  10. Truyền thống thắp nến này của đạo Cơ đốc là nghi thức đám cưới nổi tiếng nhất tượng trưng cho sự thống nhất. Cô dâu chú rể mỗi người cầm một ngọn nến và thắp sáng, cùng nhau kết hợp để thắp lên ngọn nến thứ ba, ngọn nến của gia đình và hạnh phúc. Đôi khi có thể mời song thân hai bên gia đình cô dâu và chú rể cùng thực hiện nghi thức này để tượng trưng cho sự đoàn viên.


    Bên cạnh đó, có thể mời các khách tham dự tiệc cưới cùng tiến hành nghi thức này bằng cách đặt những ngọn nến ở lối vào buổi lễ thành hôn hoặc lễ đọc lời thề nguyện (buổi lễ đọc vows), mời mọi người thắp một ngọn nến và nói lời chúc phúc khi cô dâu chú rể chính thức trở thành vợ chồng.

    Nghi thức thắp nến
    Nghi thức thắp nến
    Nghi thức thắp nến
    Nghi thức thắp nến




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy