Top 5 Ngôi chùa nổi tiếng và linh thiêng nhất TP. Bạc Liêu

Lưu Thái Sơn 6607 0 Báo lỗi

Bạc Liêu là Thành phố nổi tiếng về Công tử Bạc Liêu, các cánh đồng điện gió, nhưng vài năm trở lại đây TP. Bạc Liêu đã và đang phát triển mô hình du lịch tâm ... xem thêm...

  1. Quan Âm Phật Đài - Mẹ Nam Hải cách trung tâm Thành phố Bạc Liêu khoảng 8km hướng về phía Nhà mát rất thuận tiện cho quý du khách đến viếng thăm. Có thể xem đây là công trình văn hóa tâm linh thu hút du khách và nổi bật nhất về văn hóa - tâm linh - kiến trúc của Thành phố.


    Đặc điểm nổi bật thu hút nhiều khách đến đây là Phật Bà Nam Hải cao 11 m hướng về phía đông, với linh niệm là bảo vệ và che chở cho ngư dân mưu sinh ngoài biển khơi. Tương truyền ngày xưa chùa chỉ là một căn nhà rộng đơn sơ bằng cây lá, trên một khu đất nhỏ ở ven biển có nhiều ao đầm, bãi bùn với nhiều cây mắm, đước,... Năm 1973 Hòa thượng Thích Trí Đức đứng ra chủ trì việc xây tượng Quán Thế Âm lộ thiên và hoàn thành vào đầu năm 1975. Lúc mới xây dựng, tượng đài được đặt sát mé biển, khi thủy triều lên, nước biển tràn vào có lúc ngập cả chân đế. Qua nhiều năm, do sự bồi đắp của thiên nhiên, vị trí đặt tượng đài đã cách biển gần 1km.


    Hàng năm Quan Âm Phật Đài - Mẹ Nam Hải thu hút hàng chục ngàn lượt du khách đến tham quan du lịch cả trong và ngoài nước họ đến để thưởng ngoạn và bày tỏ lòng thành kính của mình, đến để cầu duyên, cầu làm ăn, sức khỏe,… Vào ngày 22 - 23 và 24 tháng 3 âm lịch hàng năm, nơi đây thường có cho tổ chức lễ hội Quan Âm Nam Hải. Đây là một trong những lễ hội Phật giáo lớn nhất của tỉnh Bạc Liêu.


    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Địa chỉ: Đê Biển, Phường Nhà Mát, TP. Bạc Liêu

    Quan Âm Phật Đài - Mẹ Nam Hải
    Quan Âm Phật Đài - Mẹ Nam Hải
    Quan Âm Phật Đài - Mẹ Nam Hải
    Quan Âm Phật Đài - Mẹ Nam Hải

  2. Top 2

    Chùa Xiêm Cán

    Chùa Xiêm Cán đã nổi tiếng từ lâu về nền kiến trúc vĩ đại của người Khmer, được xây dựng vào tháng 4 năm 1887. Hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, chùa Xiêm Cán là trung tâm sinh hoạt văn hóa tâm linh, văn hóa nghệ thuật của người Khmer. Hiện ngôi chùa là quần thể kiến trúc tôn giáo lớn bậc nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.


    Người dân Khmer mỗi tháng đến chùa bốn lần để lễ phật, tụng kinh, tu dưỡng đạo đức để mong được hưởng quả phúc. Ngoài nhiệm vụ chính là thực hiện các hoạt động tôn giáo, chùa còn là trung tâm văn hóa giáo dục của làng, xã. Trong khuôn viên chùa có trường học dạy chữ Khmer, chữ Pali, dạy kinh... Ngoài ra, tại chùa Xiêm Cán hiện còn lưu giữ bộ sách cổ được viết trên lá cây dày 70 trang cùng nhiều sách quý khác. Với những giá trị văn hóa - tín ngưỡng và kiến trúc đặc trưng.


    Chùa Xiêm Cán là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Bạc Liêu. Đến đây du khách không chỉ được ngắm nhìn những công trình kiến trúc công phu, hưởng không khí thật yên tĩnh và thanh bình khiến tâm hồn thư thái mà còn hiểu hơn về văn hóa tín ngưỡng, đời sống của dân tộc Khmer vùng đồng bằng Nam Bộ.


    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Địa chỉ: Đường Huyện 31, ấp Biển Đông B, xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu

    Chùa Xiêm Cán
    Chùa Xiêm Cán
    Chùa Xiêm Cán
    Chùa Xiêm Cán
  3. Chùa Hưng Thiện nằm cách trung tâm TP. Bạc Liêu khoảng 8km, tọa lạc tại một vùng quê yên bình của xã Hưng Hội, huyện Vĩnh Lợi. Nơi đây có tượng Phật Bà Quán Thế Âm Bồ Tát mà người dân địa phương gọi là Mẹ Đông Hải cao hơn 43m và là bức tượng Phật cao nhất miền Tây tính đến thời điểm này.


    Bước vào cổng tam quan của ngôi chùa, du khách có thể nhìn thấy 32 bức tượng Phật Quan Âm trong tư thế đứng, ngồi 2 bên, được xem là những ứng thân của Bồ Tát Quan Âm để hóa độ chúng sanh tạo nên vẻ đẹp ấn tượng trong mắt khách thập phương. Chùa Hưng Thiện có khuôn viên rộng khoảng 2 ha thoáng đãng sạch sẽ, trang nghiêm, thanh tịnh, được trồng rất nhiều cây xanh.


    Qua quá trình hình thành hơn 150 năm, với nhiều quá khứ lịch sử bi hùng. Chùa Hưng Thiện đã trải qua nhiều đời trụ trì đến nay và đã nhiều lần được trùng tu. Chùa Hưng Thiện đã trở thành điểm du lịch tâm linh thu hút đông đảo Phật Tử và du khách gần xa đến tham quan chiêm bái. Tham quan cảnh chùa Hưng Thiên bạn sẽ cảm nhận được không khí bình yên, thanh thản cho riêng mình, đồng thời thỏa lòng tín ngưỡng, nguyện cầu Phật Bà hạnh phúc, bình an.



    THÔNG TIN LIÊN HỆ:
    Địa chỉ:
    Xã Hưng Hội, Huyện Vĩnh Lợi, TP. Bạc Liêu

    Chùa Hưng Thiện - Mẹ Đông Hải
    Chùa Hưng Thiện - Mẹ Đông Hải
    Chùa Hưng Thiện - Mẹ Đông Hải
    Chùa Hưng Thiện - Mẹ Đông Hải
  4. Top 4

    Chùa Ghôsitaram

    Tiếp theo là Chùa Ghôsitaram ngôi chùa được mệnh danh là "bảo tàng nghệ thuật Phật giáo" tại TP Bạc Liêu. Ngôi chùa được chạm khắc hàng trăm ngàn hoa tiết ấn tượng đầy màu sắc của người Khmer.

    Bên trong chánh điện được bày trí nhiều nét chạm trổ, tranh tượng phù điêu đắp nổi và hoa văn mang giá trị nghệ thuật cao. Chùa Ghôsitaram là niềm tự hào của người dân Bạc Liêu trong suốt thời gian qua. Nơi đây được du khách thập phương mệnh danh là một trong những ngôi chùa Khmer đẹp nhất ở đồng bằng sông Cửu Long, do vậy Chùa Ghôsitaram thu hút rất nhiều khách du lịch đến viếng thăm.


    Ngôi chùa này được xây dựng vào năm 1860 theo trường phái Phật giáo Nam Tông của người Khmer và sở hữu diện tích lên đến 427,5 mét vuông, cao 36,3m vô cùng uy nghi. Chùa Ghositaram như một điểm son trong văn hóa tín ngưỡng Phật giáo.



    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Địa chỉ: ĐH12, Ấp Cù Lao, Xã Hưng Hội, Huyện Vĩnh Lợi, TP. Bạc Liêu

    Chùa Ghôsitaram
    Chùa Ghôsitaram
    Chùa Ghôsitaram
    Chùa Ghôsitaram
  5. Top 5

    Phước Đức Cổ Miếu

    Bạc Liêu là Thành phố đa văn hóa, nhiều dân tộc chung sống chung với nhau, trong đó có người Hoa. Phước Đức Cổ Miếu là một phần văn hóa tâm linh của người Hoa tại đây. Phước Đức Cổ Miếu ban đầu được dựng bằng cây lá đơn sơ để thờ các vị thần theo tín ngưỡng dân gian người Hoa như: Bổn Đầu Công (Ông Bổn), Quan Đế, Thần Nông, Thổ công, Ông bà Công Mẫu,... Cũng vì Ông Bổn được thờ chính, nên gọi là "miếu Ông Bổn"; về sau đổi là "Phước Đức cổ miếu", vì nhóm người Hoa ấy tin rằng Bổn Đầu Công cũng chính là Phước Đức chánh thần.


    Phước Đức Cổ Miếu hay còn gọi là chùa Bang, các linh thú và hoa văn trên các khánh thờ đều được nhà điêu khắc chạm khắc rất tinh tế. từng bộ phận đều là một cổ vật có giá trị nghệ thuật cao, bởi chúng đã tồn tại trên 100 năm, và đến bây giờ đã được Bộ văn hóa thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.


    Vị thần được thờ chính trong Phước Đức Cổ Miếu là Phước Đức chính thần, là một vị thần bảo vệ đất đai và con người. Một trong hai phù điêu ở tường rào phía trong của ngôi miếu. Hàng năm, miếu có các lễ hội lớn như: Vía Ông Bổn (29 tháng 3 âm lịch), lễ Vu lan (ngày rằm tháng 7 âm lịch), lễ Kỳ yên (diễn ra từ 11 - 13 tháng 12 âm lịch).



    THÔNG TIN LIÊN HỆ:

    Địa chỉ: 74 Điện Biên Phủ, Phường 3, TP. Bạc Liêu

    Phước Đức Cổ Miếu
    Phước Đức Cổ Miếu
    Phước Đức Cổ Miếu
    Phước Đức Cổ Miếu



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy