Top 9 Ngôi chùa nổi tiếng nhất tại Bình Thuận

Nguyễn Daisy 15806 0 Báo lỗi

Bình Thuận là một trong những điểm đến hấp dẫn du khách gần xa không chỉ bởi những bãi biển hoang sơ, những đồi cát vàng rực dưới nắng hay bãi đá cổ có nhiều ... xem thêm...

  1. Top 1

    Chùa Núi (Chùa Tà Cú)

    Khu du lịch núi Tà Cú ở Phan Thiết hiện nay là địa điểm thu hút rất nhiều du khách đến khám phá, tham gia các trò chơi giải trí và hành hương lễ phật. Trên núi Tà Cú có một ngôi chùa gọi là chùa núi Tà Cú rất linh thiêng, được các phật tử và du khách đến đây hành hương hàng ngày. Núi Tà Cú cao 649m, nằm ven quốc lộ 1A, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, cách Phan Thiết khoảng 28km. Chùa núi Tà Cú là một quần thể chùa gồm chùa Trên hay còn gọi là Linh Sơn trường Thọ và chùa Dưới còn được gọi là Long Đoàn. Chùa núi Tà Cú toạ lạc trên sườn núi Tà Cú ở độ cao 400m, gồm chùa Trên được xây dựng năm 1879 nhưng trước đó nhiều năm đã có chùa thờ Phật bằng mái tranh vách đất và chùa Trên được xây dựng sau khi tổ Hữu Đức viên tịch.


    Chùa Núi được xây dựng ở một nơi quanh năm có cây xanh, suối chảy, chim vượn ở ngay cạnh chùa, do nhà sư Trần Hữu Đức trụ trì. Từ dưới chân núi, leo lên hàng trăm bậc tam cấp theo những con đường ngoằn ngoèo giữa rừng già mới đến chùa. Ở đây quanh năm không khí trong lành, mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 18 - 22 độ C, hơi nước toát ra từ núi đá với không khí mát lạnh hấp dẫn trong mùa hè. Phong cảnh hùng vĩ nên thơ của núi rừng làm cho chùa Núi càng thêm nổi tiếng. Quần thể chùa Núi được xây dựng theo lối kiến trúc phái Bắc Tông thường thấy dù qua nhiều lần trùng tu vẫn giữ được nét riêng cổ kính với mái cong lợp ngói, lưỡng long chầu nguyệt đã nhuốm dày bao lớp rêu phong tồn tại với thời gian. Khách hành hương đi chùa Núi không chỉ để thành tâm lễ phật, lạy Tổ mà còn là dịp đắm mình trong cảnh quan thiên nhiên tuyệt mỹ để thấy lòng thanh thản, an nhiên.


    Địa chỉ: Xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận.

    Pho tượng khổng lồ “Thích Ca nhập niết bàn”
    Pho tượng khổng lồ “Thích Ca nhập niết bàn”
    Di Đà Tam Tôn trên chùa Núi Tà Cú
    Di Đà Tam Tôn trên chùa Núi Tà Cú

  2. Top 2

    Cổ Thạch Tự (Chùa Hang)

    Chùa Cổ Thạch còn gọi là Chùa Hang hay chùa Đá Cổ nằm trong khu du lịch Cổ Thạch tại xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 100km về phía Bắc, cách thị trấn Liên Hương 8 km về phía Đông, ở trên sườn núi cao 64m so với mặt nước biển, là một quần thể kiến trúc Phật giáo được xây dựng dựa vào núi, nằm san sát các hang đá trong khu vực hơn 2.000m2, phía Đông Nam liền kề với biển Đông, ba mặt còn lại thì giáp rừng núi và những dải đá nguyên sinh tuyệt đẹp. Ban đầu, chùa chỉ là một thảo am nhỏ do nhà sư Bửu Tạng thuộc đời thứ 40 thiền phái Lâm Tế ở năm Minh Mạng thứ 16 (1835) lập nên để sống cuộc đời tu hành, cứu giúp chúng sinh thoát khỏi khổ đau trong thời loạn lạc. Và sau hơn 100 năm tuổi thọ, qua nhiều lần trùng tu, sửa sang lại, ngôi chùa không chỉ rộng lớn, khang trang hơn mà còn được công nhận là di tích, thắng cảnh quốc gia vào năm 1996 cũng như thu hút rất nhiều người từ khắp nơi về hành hương và tham quan mỗi năm.


    Cổ Thạch Tự mang một vẻ đẹp nguyên sơ độc đáo, tựa đầu lên núi lên đồi cùng hàng ngàn phiến đá, hang động kỳ bí, thấp thoáng trong làn sương mờ như chốn bồng lai tiên cảnh khiến ai đến du lịch Bình Thuận cũng phải ghé qua. Con đường lên chùa thông thoáng, có nhiều bóng cây che mát nhưng hơi quanh co, khúc khuỷu với 36 bậc thang được nối tiếp nhau bằng phiến thạch. Dưới chân bậc thang là đôi rồng uốn lượn ỏ hai bên bằng xi măng như để chào đón những du khách đến chùa hành hương. Các công trình trong chùa đều được thiết kế tinh tế và tỉ mỉ với các hình ảnh Long, Ly, Quy Phụng trên các mái chùa, các cây cột trụ…mang đậm nét đặc trưng trong kiến trúc phật giáo. Chính điện nằm lọt thỏm trong quần thể núi đá tự nhiên, kế đó là các nhà thiền, từ đường, nhà tổ, gác chuông, gác trống… mang đến một vẻ đẹp hoang sơ, mới lạ cho ngôi chùa.


    Địa chỉ: Xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận.

    Một cõi linh thiêng chùa Cổ Thạch
    Một cõi linh thiêng chùa Cổ Thạch
    Hành hương chùa Cổ Thạch - Bình Thuận
    Hành hương chùa Cổ Thạch - Bình Thuận
  3. Top 3

    Linh Quang Tự

    Chùa Linh Quang hay Linh Quang Tự là ngôi chùa đầu tiên trên đảo Phú Quý. Góp phần hình thành nên văn hóa tín ngưỡng cho cư dân trên đảo. Đồng thời, đây còn là địa điểm tâm linh đặc sắc với lối kiến trúc đầy nghệ thuật nằm giữa biển khơi. Chùa Linh Quang trở thành một điểm tham quan du lịch hấp dẫn khi du khách đặt chân đến đảo Phú Quý. Chùa Linh Quang nằm trên một ngọn đồi ở thôn Mỹ Khê, xã Tam Khanh, huyện Phú Quý. Cách thành phố Phan Thiết 120 km. Muốn đến đây các bạn phải di chuyển bằng tàu Super Dong ra biển. Lúc đầu nơi đây chỉ là một ngôi nhà tranh được thiền sư Nguyễn Văn Cánh tạo dựng vào năm 1747. Dùng để thờ cúng và làm nơi ở cho các vị tu trì. Về sau qua nhiều lần tu sửa đến năm 1992 đã trở thành một quần thể kiến trúc độc đáo và đẹp mắt.

    Chùa Linh Quang
    được biết đến cách đây 272 năm. Nó được xem là ngôi chùa cổ nhất. Không chỉ ở phạm vi đảo Phú Quý mà còn được xem là lâu đời nhất trên các đảo ở Việt Nam. Vào cuối thế kỉ XVIII, Chùa Linh Quang bị thêu rụi do một cơn hỏa hoạn. Những di sản cổ quý giá của chùa đều bị hư hại. Duy chỉ còn sót lại một tượng Phật bằng đồng. Cùng lúc đó, có một tảng linh thạch nổi lên ở eo biển bên Hòn Tranh của đảo Phú Quý. Cho rằng đây là điềm lành nên tín đồ phật tử đã thỉnh tảng linh thạch về chùa. Chùa Linh Quang hiện nay là một ngôi chùa khang trang với nhiều nét cổ kính đầy ấn tượng. Chùa gồm các khu vực như: Chánh điện, cổng Tam quan, nhà Hội quán và nhà Tăng. Phía trước chùa có cổ lầu rất cao. Trên nóc những cổ lầu này được khắc họa lưỡng long tranh châu và rồng phượng rất tinh xảo. Đây cũng chính là điểm nhấn đặc biệt của ngôi chùa.


    Địa chỉ: Xã Tam Khanh, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.

    Linh Quang Tự
    Linh Quang Tự
    Chùa Quang Linh
    Chùa Quang Linh
  4. Top 4

    Chùa Linh Sơn - Núi Cao Cát

    Chùa Linh Sơn nằm trên núi Cao Cát, thuộc về địa phận của huyện đảo Phú Quý. Ngôi chùa nằm cách thành phố Phan Thiết khoảng hơn 100km nhưng có nhiều điểm nổi bật thu hút khách tham quan khắp mọi nơi. Chùa Linh Sơn nằm tọa lạc trên đỉnh núi Cao Cát được xem là một ngọn núi linh thiêng mà người dân huyện đảo Phú Quý luôn tôn trọng. Ngôi chùa được xây dựng cách đây rất rất lâu, có tuổi đời hơn 100 năm nhưng vẫn giữ nguyên được những kiến trúc độc đáo, ấn tượng. Điều lạ là ngôi chùa không có sư trụ trì mà chỉ có những người tới làm chấp sự, đa phần là các bậc trung niên, lớn tuổi phát tâm tới dọn dẹp và quản lý chùa, giữ cho ngôi chùa luôn được sạch sẽ. Đồng thời các phật tử cũng tổ chức các nghi lễ thờ cúng vào các dịp quan trọng, mở cửa đón khách tham quan trong sự hoan hỉ khiến ai cũng thấy thoải mái.


    Để lên chùa kính lễ các bậc bề trên bạn phải leo qua các bậc đá, vừa đi vừa có thể ngắm nhìn quang cảnh tươi đẹp xung quanh. Ngôi chùa Linh Sơn được thiết kế khá quy mô, bề thế cho bạn cảm giác vừa cổ kính vừa linh thiêng. Bao quanh ngôi chùa là những hàng cây xanh biếc phủ bóng mát, cả rừng cây bạt ngàn ngút tầm mắt tạo sự bình yên đến lạ. Điểm nổi bật là trên đỉnh núi Cao Cát có đặt bức tượng Phật Bà Quan Thế Âm Bồ Tát. Bức tượng được đặt một cách trang nghiêm trên tảng đá lớn tạo nên nét đẹp độc đáo cho ngôi chùa này. Mỗi du khách hành hương tới chùa Linh Sơn đều cố gắng leo lên đỉnh để được vái lạy trước Quan Thế Âm Bồ Tát, cầu mong mọi chuyện được thuận buồm xuôi gió, đồng thời cảm nhận được sự an yên trong tâm hồn.


    Địa chỉ: Xã Ngũ Phụng, huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.

    Chùa Linh Sơn là điểm hành hương, vọng cảnh không thể bỏ qua khi đến đảo Phú Quý
    Chùa Linh Sơn là điểm hành hương, vọng cảnh không thể bỏ qua khi đến đảo Phú Quý
    Bức tượng Bồ Tát Quan Thế Âm đặt uy nghi trên một bệ đá khổng lồ
    Bức tượng Bồ Tát Quan Thế Âm đặt uy nghi trên một bệ đá khổng lồ
  5. Top 5

    Chùa Ông

    Chùa Ông Phan Thiết (Quan Đế Miếu) là ngôi chùa rất đặc biệt khi được người Hoa xây dựng không thờ Phật mà thờ Quan Vân Trường, một vị tướng kiệt xuất thời Tam Quốc. Với kiến trúc đẹp cùng với sự linh thiêng vốn có, điểm du lịch Phan Thiết - chùa Ông thu hút nhiều du khách gần xa viếng thăm, cầu nguyện bình an, may mắn. Chùa Ông là ngôi chùa cổ của người Hoa trên mảnh đất Phan Thiết, nằm tọa lạc ngay tại phường Đức Nghĩa. Căn cứ vào tài liệu chữ Hán còn lưu lại trên thanh xà, chùa được xây dựng vào năm 1770. Đây là một ngôi chùa mang nét đặc điểm riêng biệt, dù gọi là chùa nhưng lại không thờ Phật. Ban đầu, tên gọi đúng của chùa là “Đền Quan Công”, sau này mới gọi là chùa Ông. Ông ở đây là Quan Công, một nhân vật sống trong thời Tam Quốc, có ý nghĩa đối với lịch sử đất nước Trung Hoa. Người Hoa thờ Quan Công vì “ông tượng trưng cho danh dự, lòng chung thủy, sự hy sinh, độ lượng và đức chính trực công minh”.


    Chùa Ông Phan Thiết có lối kiến trúc và nghệ thuật trang trí sắc sảo, mang đậm dấu nét đặc trưng của đất nước Trung Hoa. Nhiều dãy nhà được xây nối tiếp nhau tạo nên hình chữ Kim với diện tích khiến bất kì ai cũng phải choáng ngợp. Bên trong chùa, các kèo, cột được điêu khắc, chạm trổ rất công phu. Ở các cột chính có treo câu đối được chạm khắc, sơn son lộng lẫy. Tại những nơi thờ cúng có tranh mô tả lại điển tích, điển cố rất tinh xảo của người Hoa. Đặc biệt, ở chùa Ông có nhiều bức hoành lớn được vận chuyển từ Trung Hoa về Việt Nam vào thế kỷ XIX, đẹp nhất là bức hoành Phi Đại Sự với màu sắc sặc sỡ, đường nét tinh tế, chân thực và vô cùng sống động. Hiện nay, chùa Ông Phan Thiết còn lưu giữ lại nhiều chiếc chuông cổ được đúc tại Quảng Đông, có giá trị về lịch sử và nghệ thuật. Kiểu đúc và vật liệu của những chiếc chuông này gần giống với đại hồng chung của người Việt. Tuy nhiên, trên thân chuông có đường nét, màu sắc phong phú hơn, mang nét đặc trưng về nghệ thuật của nhân dân Trung Hoa.


    Địa chỉ: Đức Nghĩa, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận.

    Chùa Ông
    Chùa Ông
    Chùa Ông
    Chùa Ông
  6. Top 6

    Linh Sơn Cổ Tự

    Chùa Linh Sơn Cổ được xây dựng trên núi Linh Sơn thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận. Từ quốc lộ 1A đi sâu vào trong núi đá cách khoảng gần 5 cây số, đường vào chùa khá dễ đi và cũng không quá khó tìm, nếu đi bằng xe máy thì không mất quá nhiều thời gian và sức lực để bạn có thể đi lên đến chính điện của chùa. Nhưng nếu di chuyển bằng ô tô, xe khách thì thực sự là khó khăn bởi đường đi lên Linh Sơn Cổ Tự cơ bản nhỏ và dốc chỉ thích hợp dành cho người đi bộ và xe máy nên những loại xe cỡ lớn thường phải dừng lại rất xa phía chân núi và khách lên chùa phải đi một đoạn đường khá dài, khoảng 1,5km nữa mới lên được chính điện của chùa.

    Toàn bộ ngôi chùa Linh Sơn Cổ được xây dựng ở lưng chừng núi rất cao so với mực nước biển, đường lên chùa được làm thành từng bậc tam cốc do địa hình sườn dốc và đá bị mài mòn theo thời gian nên khi đi chúng ta cần hết sức chú ý quan sát để tránh trơn, trượt dẫn đến vấp ngã. Giống như Chùa Đá Mẹp và các ngôi chùa khác ở trong địa bàn tỉnh thì ở giữa chính điện của chùa Linh Sơn Cổ dùng để thờ Phật Tổ, phía bên phải thờ Phật Thích Ca, Phật Bà Quan Âm và phía bên trái thì thờ các vị thần khác nhau. Chùa Linh Sơn Tự được xây dựng bên cạnh con suối mang tên Hàm Rồng, mùa mưa dòng nước trong suối Hàm Rồng dâng cao, nước phun ra tạo thành một dòng nước mạnh chảy xuống các khe đá với những tảng đá lớn nhỏ xếp chồng lên nhau khiến cho quang cảnh nơi đây trở nên thật hùng vĩ, linh thiêng. Phía dưới suối Hàm Rồng là hang Tổ, bên cạnh hang có xây một bảo tháp và bia đá ghi công đức của ngài (Tổ Bảo Tạng).


    Địa chỉ: Vĩnh Tân, Tuy Phong, Bình Thuận.

    Linh Sơn Cổ Tự linh thiêng
    Linh Sơn Cổ Tự linh thiêng
    Linh Sơn cổ tự
    Linh Sơn cổ tự
  7. Top 7

    Chùa Phật Quang

    Ngôi chùa này khác hẳn với hình dung của du khách khi sở hữu kiến trúc vô cùng giản dị. Con đường dẫn vào chùa chỉ rộng chưa đầy 5m, đi thêm khoảng 300m từ đường Võ Thị Sáu vào là quý khách đã có thể đến tham quan, chiêm bái tượng Phật. Được biết, trước đây chùa có khuôn viên khá rộng, nhưng sau khi trải qua nhiều biến cố và thiếu người coi sóc, diện tích bị lấn chiếm dần và chỉ còn khu đất như ngày nay. Bên cạnh chùa Linh Sơn Trường Thọ, chùa Ông thì chùa Phật Quang ở thành phố Phan Thiết giờ đây đã trở thành địa điểm tham quan của nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Một phần bởi những nét đẹp, tinh hoa Phật giáo vẫn được lưu giữ qua các đời sư trụ trì, một phần bởi những hiếu kì, tò mò về kỉ lục mà chùa sở hữu.


    Bước chân đến chùa Phật Quang, ấn tượng đầu tiên chính là tượng Phật Di Lặc cười hoan hỷ được đặt ngay giữa sân. Điều này như mang đến một thông điệp nhắn gửi đến khách vãng lai: "Bước chân vào đến cổng chùa - Bao nhiêu phiền não tan mây khói." Đồng thời, cũng làm lắng dịu những mệt mỏi của lữ khách ở đời. Qua khoảng sân rộng là chánh điện được xây dựng theo kiến trúc truyền thống Việt Nam. Phía bên trong là gian thờ Phật Thích Ca cũng những bức tranh được chế tác công phu, tỉ mỉ. Thêm vào đó, với gam màu gỗ chủ đạo, chùa Phật Quang tạo cho du khách khi đặt chân đến cảm giác vô cùng gần gũi và giản dị. Trên nóc trần chánh điện, những câu chú của chư Phật, Bồ tát được khắc lên tỉ mỉ, như lời răn dạy người tu hành phải luôn nhiếp tâm tu học, lấy sự nghiệp giác ngộ, tỉnh thức làm đầu. Chính vì vậy, sau những ngày làm việc căng thẳng thì những ngày nghỉ hiếm hoi, bạn có thể đặt tour du lịch Phan Thiết - Mũi Né, ghé thăm nơi đây để tìm về chốn Phật pháp, an nhiên.

    Địa chỉ: Trần Quang Khải, Bình Hưng, Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận.

    Chùa Phật Quang
    Chùa Phật Quang
    Tượng Phật bên trong chùa
    Tượng Phật bên trong chùa
  8. Top 8

    Chùa Long Thiền (Chùa Cây Thị)

    Chùa Long Thiền hay còn gọi là chùa Cây Thị Toạ lạc tại thôn Xuân Hoà, xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Với lịch sử tồn tại hơn 200 năm, đây là một trong những ngôi cổ tự nổi tiếng với nhiều câu chuyện ly kỳ của thành phố Phan Thiết mà trong đó có những bí ẩn về loài rắn nghe kinh chưa có lời giải. Sở dĩ có tên gọi Chùa Cây Thị vì theo lời tương truyền của dân làng, khi xưa cạnh chùa mọc lên cây thị đại thụ, vòng thân to đến 7 người ôm không xuể, đứng cách xa hơn chục cây số vẫn thấy rõ tán cây. Tuy nhiên sau này, do bom đạn của chiến tranh khiến chùa đổ nát và cây cổ thụ xưa cũng không còn. Chùa cây Thị vốn được cho là nơi tọa lạc rất nặng âm khí vì trước kia đây là vùng đất nghĩa địa, cũng chính là nơi để các cụng cụ tổ chức lễ mai táng.


    Chính vì những huyền bí, hoang sơ và linh thiêng của vùng đất, không chỉ có người dân không dám đến đây mỗi khi chiều ta mà trước kia có rất nhiều sự trụ trì ở đây nhưng cuối cùng cũng xin bỏ đi nơi khác, đến nay, sư trụ trì Thích Nữ Hạnh Châu đến tiếp quản được 16 năm. Ngoài câu chuyện li kì về loài rắn, chùa Cây Thị còn nhiều chuyện kỳ bí khác, câu chuyện nước tại chùa thì mặn, trong khi đó, nước tại các hộ dân quanh chùa lại bình thường. Câu chuyện đến nay vẫn chưa có lý giải. Bên cạnh đó, chùa Cây Thị còn là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng, thanh tịnh. Đây là nơi để người dân dâng hương, cúng bái và là nơi tâm linh, niêm tin, cũng là nơi có vị trí thoáng đãng, tự nhiên và hài hòa đối với các du khách đã từng ghé qua.


    Địa chỉ: Xã Phong Nẫm, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

    Chùa Long Thiền hay còn có tên gọi khác là chùa Cây Thị
    Chùa Long Thiền hay còn có tên gọi khác là chùa Cây Thị
    Bảo Tháp chùa Long Thiền
    Bảo Tháp chùa Long Thiền
  9. Top 9

    Chùa Bà Thiên Hậu

    Chùa Bà Thiên Hậu do những thương gia người Hoa xây dựng tại Phú Hài. Đây thực ra là một ngôi đền nhưng không rõ từ lúc nào kể cả người Hoa và người Việt ở đây đều gọi đền thờ bằng tên Chùa Bà Thiên Hậu và cũng từ đó đền này có tên như vậy. Căn cứ vào Thiên Hậu cung phả ghi chép lại rằng: Trước kia, những thương gia người Hoa sang giao thương tại Việt Nam thường vận chuyển hàng hóa bằng đường biển và ghé vào các cửa biển để lên chợ ven sông buôn bán. Tại Phan Thiết, họ thường ghé vào biển Phú Hài để đến chợ Dinh. Đặc biệt, đa số các thương gia buôn bán đều lập trang thờ bà Thiên Hậu trên ghe để được bà phù hộ bình an. Một hôm, có một chiếc ghe bị hư hỏng và phải đậu lại sân Phú Hài để sửa chữa. Để thuận lợi cho việc sửa chữa, chủ ghe đã thỉnh tượng Bà lên một mô đất cạnh dòng sông để thờ cúng tạm. Sau khi sửa xong, chủ ghe lại làm lễ rước tượng xuống ghe. Nhưng tượng Bà bỗng dưng quá nặng, nhiều người khiêng không nhúc nhích nổi. Chủ ghe cũng đã cúng báo cho tượng nhưng vẫn không được. Cuối cùng đành phải che tạm một miếu nhỏ để thờ Bà.


    Sau đó, vào năm 1725, những thương gia người Hoa đến buôn bán tại chợ Dinh Phú Hài cùng đến cúng bái và góp tiền xây dựng lên chùa Bà Thiên Hậu tại đây. Năm 1946, chiến tranh xảy ra đã làm hư hại và sụp đổ ngôi đền. Sau này, ban quản lý miếu đã xin phép chính quyền địa phương xây dựng lại ngôi chùa trên nền đất cũ vào năm 1995. Đến năm 2003, Chùa Bà đã được khởi công xây dựng lại rồi hoàn tất với đền chính và hai đền phụ nhờ vào lòng hảo tâm, sự thành kính của tập thể người Hoa, người Việt tại địa phương cũng như các nơi trong và ngoài nước. Hiện nay, Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những nơi viếng thăm và du ngoạn không chỉ có người Hoa mà còn rất đông đảo người Việt vì sự tín ngưỡng và tâm linh của họ, một phần khác vì ở đây có nhiều cảnh trí thoáng mát và yên bình. Đây cũng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất Bình Thuận thu hút khách du lịch tâm linh vào mỗi dịp Tết đến xuân về.


    Địa chỉ: Thành phố Phan Thiết, Bình Thuận.

    Chùa Bà Thiên Hậu nhìn từ phía ngoài
    Chùa Bà Thiên Hậu nhìn từ phía ngoài
    Chùa bà Thiên Hậu
    Chùa bà Thiên Hậu



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy