Top 10 Nhà thờ nổi tiếng nhất Việt Nam

Miu Lee 12912 1 Báo lỗi

Việt Nam được biến đến là một quốc gia không chỉ có phong cảnh đẹp mà còn có những kiến trúc độc đáo. Những nhà thờ với lối kiến trúc độc đáo luôn là niềm tự ... xem thêm...

  1. Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được nhận danh hiệu Vương cung thánh đường tại Việt nam. Là một công trình kiến trúc theo phong cách Roman, kiểu kiến trúc thịnh hành tại châu Âu vào các thế kỷ XI và XII, có chiều dài 91m, rộng 35,5m, vòm mái cao 21m, chiều cao của hai tháp vuông kể từ đất là 36,6m, nều tính cả hai chóp tháp chuông do kiến trúc sư Gardès thêm vào năm 1885, thì chiều cao này sẽ là 57m. Lòng nhà thờ gồm ba gian và một hành lang quanh chính điện.


    Nhà thờ được trang trí với 56 cửa kính mầu mô tả các nhân vật hay sự kiện trong Thánh Kinh và là một trong những nét độc đáo của công trình kiến trúc này, 31 hình bông hồng tròn và 25 cửa sổ mắt bò, tất cả bằng hình trang trí ghép mảnh. Ngoài là một trong những nhà thờ lớn, lâu đời của Sài Gòn, nhà thờ Đức Bà còn được biết là nơi có bộ chuông lớn nhất, nặng nhất Việt Nam, cũng là nơi sở hữu chiếc đồng hồ xưa nhất (120 năm tuổi). Hiện, nhà thờ là điểm tham quan không thể thiếu của Sài Gòn và là nơi hẹn hò yêu thích của giới trẻ.

    Nhà thờ Đức Bà
    Nhà thờ Đức Bà
    Địa chỉ: số 1 Quảng trường Công xã Paris, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
    Địa chỉ: số 1 Quảng trường Công xã Paris, quận 1, TP. Hồ Chí Minh

  2. Được xây dựng từ năm 1994-1999, nhà thờ Bảo Lộc là sự phối hợp giữa khối mỹ thuật vuông (bánh chưng) và tròn (bánh giày), tượng trưng "trời tròn đất vuông". Phần trần nhà thờ là một mái vòm đường kính 36m và được chia thành 12 cánh ôm lấy vòng trung tâm (đường kính 6m). Trong nhà thờ có bộ tranh kính màu có diện tích 66 mét vuông. Đây cũng là bộ tranh kính màu lớn nhất trong các nhà thờ của Việt Nam.


    Nhà thờ Bảo Lộc được thiết kế theo kiểu kiến trúc đối xứng tạo thành một khung cảnh rất trang nghiêm. Nằm ở giữa là thánh đường - là nơi thờ cúng, nghe thuyết giảng và sinh hoạt của giáo chúng hàng ngày. Phía trước thánh đường là tượng đức mẹ Maria, hai bên thánh đường là lối đi bộ ra sân sau – là nơi học tập, chơi thể thao của con em nơi đây.

    Địa chỉ: 715 Trần Phú, TP. Bảo Lộc, T. Lâm Đồng
    Địa chỉ: 715 Trần Phú, TP. Bảo Lộc, T. Lâm Đồng
    Nhà thờ Bảo Lộc
    Nhà thờ Bảo Lộc
  3. Nhà thờ chính tòa Phát Diệm thường gọi nhà thờ đá Phát Diệm là một quần thể nhà thờ rộng khoảng 22 ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình. Nhà thờ được xây dựng bằng đá trong thời gian khá dài (từ năm 1875-1899). Đây là công trình kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật châu Âu và Đông Á. Ngay sau khi xây dựng xong, quần thể kiến trúc Nhà thờ Phát Diệm đã được Bộ Văn hoá nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam xếp hạng di tích Lịch sử - Văn hóa có giá trị.


    Nhà thờ Phát Diệm có một nhà thờ lớn và 5 nhà thờ nhỏ (một nhà thờ được xây dựng chủ yếu bằng đá tự nhiên, gọi là nhà thờ đá); phương đình (tháp chuông); ao hồ và ba hang đá nhân tạo. Nhà thờ Phát Diệm đặc biệt ở chỗ mặc dù là công trình Công giáo nhưng được mô phỏng theo những nét kiến trúc đình chùa truyền thống của Việt Nam với vô số mái cong hình mũi thuyền đặc sắc.

    Địa chỉ: Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tình Ninh Bình
    Địa chỉ: Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tình Ninh Bình
    Nhà thờ Phát Diệm
    Nhà thờ Phát Diệm
  4. Nhà thờ Lớn Hà Nội (tên chính thức: Nhà thờ chính tòa Thánh Giuse) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận Hà Nội, nơi có ngai tòa của tổng Giám mục. Đây cũng là một nhà thờ cổ tại thành phố này, thường xuyên diễn ra các sinh hoạt tín ngưỡng của các giáo dân thuộc tổng giáo phận Hà Nội. Được xây dựng theo kiến trúc Gothic, đây là điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội.


    Nhà thờ được thiết kế với 65m chiều dàu, chiều rộng 21m và 2 tháp chuông cao gần 32m được cố định bởi những trụ đá to lớn. Cây thánh giá được thiết kế độc đáo bằng đá thu hút ánh nhìn của mọi người ngay từ lúc bước chân vào. Sàn gạch được tạo ra hoàn toàn từ gạch đất nung, bốn bề bức trường trát bằng giấy bổi tạo nên không gian trang nghiêm, cổ kính, vô cùng đẹp mắt. Vì nhà thờ có tuổi đời hơn trăm năm, bức tường nhà thờ phủ rêu phong tạo nên khung cảnh hoang sơ, kì bí.

    Địa chỉ: Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Địa chỉ: Hàng Trống, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Nhà thờ lớn Hà Nội
    Nhà thờ lớn Hà Nội
  5. Nhà thờ chánh tòa Kitô Vua hay nhà thờ Núi là công trình có bố cục chắc khỏe với những khối đá lập thể nhỏ vươn dần từ thấp lên trời xanh. Ðiểm cao nhất là nơi đặt thánh giá trên đỉnh tháp chuông, cao 38 mét, tính từ mặt đường. Nhà thờ được xây trên đồi cao, đường dốc lên thoải, bên là dãy tượng Chúa và các sự kiện trong kinh thánh, bên còn lại là những bia mộ. Đường đi lên nhà thờ rất yên tĩnh và bình yên. Sự khác biệt giữa tường đá xám với nền trời xanh dương tạo cảm giác như một nhà thờ ở vùng Châu Âu cổ kính, cho dù thời tiết lúc đó rất nắng nhưng cảm giác rất mát mẻ.


    Đặc biệt nhất của nhà thờ Núi chính là khu Thánh đường. Đi qua cửa Tiền Đàn, ta sẽ bắt gặp một không gian mênh mông, khoáng đạt và tràn ngập ánh sáng. Đặc điểm nổi bật nhất của kiến trúc Gothic tại nơi đây chính là các vòm cuốn hình múi uốn cong, rộng, hướng lên bầu trời. Hoa văn trang trí sử dụng những đoạn thẳng, được bố trí hài hòa, tạo nên vẻ đẹp giản dị nhưng không kém phần trang nghiêm.

    Địa chỉ: Trung tâm thành phố Nha Trang
    Địa chỉ: Trung tâm thành phố Nha Trang
    Nhà thờ Chánh tạo Kito Vua
    Nhà thờ Chánh tạo Kito Vua
  6. Nhà thờ gỗ Kon Tum được làm bằng loại gỗ có màu nâu đen. Đây là công trình kiến trúc độc đáo kết hợp giữa phong cách Roman và nét văn hóa Tây Nguyên của dân tộc Ba Na. Được xây dựng khoảng 100 năm nay, song công trình gần như không bị tác động bởi thời gian. Nhà thờ mang phong cách đặc trưng của kiến trúc Roman với các chi tiết như tháp chuông cao, mái nhọn, khung cửa hình vòm, cột đá to tròn…. Đi kèm các họa tiết, nghệ thuật điêu khắc đậm nét dân tộc Bana, giúp công trình nền nã và địa phương hơn.


    Nhà thờ được làm bằng một loại gỗ đặc trưng nơi đây có tên là gỗ cà chít và các bức tường, vách được làm bằng đất trộn rơm, không dùng bê tông cốt thép và kể cả vôi vữa để sơn trét. Mặt tiền nhà thờ bao gồm bốn tầng cao 24 mét, gồm bốn cột chính và hai cột phụ nối kết với nhau thành những vòng cung nâng toàn khối nhà thờ với kích thước nhỏ dần khi lên cao, giữa tháp là bốn ô cửa sổ kính màu hình tròn với nhiều thanh gỗ cong đồng tâm được sắp xếp một cách hoàn hảo tạo cho cửa sổ mang dáng dấp một con mắt nơi chính diện của nhà thờ.

    Địa chỉ: 13, Nguyễn Huệ, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, Tỉnh Kon Tum
    Địa chỉ: 13, Nguyễn Huệ, P. Thống Nhất, Tp. Kon Tum, Tỉnh Kon Tum
    Nhà thờ gỗ Kon Tum
    Nhà thờ gỗ Kon Tum
  7. Nhà thờ chính tòa Đà Lạt hay còn được người dân địa phương gọi với cái tên dân dã "Nhà thờ Con Gà". Được xây dựng từ năm 1930-1943 tại Đà Lạt theo phong cách châu Âu thế kỷ 17, giống như nhà thờ gỗ Kon Tum, đây cũng là một công trình kiến trúc độc đáo với sự kết hợp giữa phong cách phương Tây và kiến trúc dân gian Tây Nguyên. Đây là một trong những điểm tham quan không thể bỏ qua của du khách khi đến thành phố hoa.


    Nhà thờ có mặt đứng với phần tháp chuông của nhà thờ vươn cao. Những đường nét, chi tiết trên mặt đứng hoàn toàn phỏng theo nguyên gốc của các kiểu mẫu châu Âu. Cửa sổ nhà thờ có vòm cung tròn, các đường nét mạnh mẽ, dứt khoát, tổ chức theo phân vị đứng, mái lợp ngói thạch bản, đặc biệt là tỷ lệ giữa các mảng khối rất hài hoà và chặt chẽ.

    Địa chỉ: 15, Trần Phú, P3, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
    Địa chỉ: 15, Trần Phú, P3, Tp. Đà Lạt, Tỉnh Lâm Đồng
    Nhà thờ con gà
    Nhà thờ con gà
  8. Mới chỉ được khánh thành vào năm 2007 nhưng nhà thờ Chánh Tòa Thái Bình được đánh giá là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam. Tọa lạc trên khuôn viên rộng trên 6.201,6 m2, nhà thờ Chính Tòa Thái Bình mang đậm những dấu ấn trong Kinh Thánh. Nhà thờ đường được thiết kế hai tầng, có chiều dài là 69 mét; rộng 18 mét lòng sử dụng và hai hành lang chạy dài với chiều rộng 3 mét. Tầng trên của nhà thờ được dùng để cử hành Thánh Lễ và các nghi thức phụng vụ.


    Thánh đường chính nhà thờ Chính Tòa mới được xây dựng trên nền đất và hướng trục tâm của ngôi nhà thờ trước. Tuy nhiên, nó đã được dịch chuyển lên phía đầu nhà thờ khoảng 30 mét, để tạo một khoảng không gian rộng lớn phía cuối nhà thờ trở thành quảng trường trong những dịp lễ đại triều.

    Địa chỉ: 5, Trần Hưng Đạo, P. Lê Hồng Phong, Tp. Thái Bình, Tỉnh Thái Bình
    Địa chỉ: 5, Trần Hưng Đạo, P. Lê Hồng Phong, Tp. Thái Bình, Tỉnh Thái Bình
    Nhà thờ Chánh Tòa
    Nhà thờ Chánh Tòa
  9. Nhà thờ Tân Định được khánh thành vào năm 1876. Tổng thể mang phong cách kiến trúc Gothic, nhưng các chi tiết trang trí lại mang chút Roman và Baroque. Toàn bộ công trình hiện được sơn màu hồng, phía mặt tiền gồm một tháp chính và hai tháp phụ. Trên đỉnh tháp chính cao 52,6 mét có cây thánh giá làm bằng đồng cao 3 mét. Bên trong nhà thờ có năm quả chuông, với tổng trọng lượng là 5,5 tấn. Hai tháp phụ có những tháp đèn, nhiều cửa sổ hoa gió với những hoa văn tạo vẻ vững chãi mà duyên dáng.


    Nội thất nhà thờ khá bề thế với hai hàng cột Gothic dẫn tới bàn thờ chính làm bằng đá cẩm thạch của Ý, tôn lên vẻ đẹp rất nhiều cho cả công trình kiến trúc. Hàng cột biên bên trái là nơi có các bệ tượng các vị thánh nữ, bên phải là bệ tượng các thánh nam.

    Địa chỉ: 289, Hai Bà Trưng, Q3, Tp. Hồ Chí Minh
    Địa chỉ: 289, Hai Bà Trưng, Q3, Tp. Hồ Chí Minh
    Nhà thờ Tân Định
    Nhà thờ Tân Định
  10. Nhà thờ chánh tòa Phủ Cam tọa lạc trên đồi Phước Quả, thuộc địa phận phường Phước Vĩnh, thành phố Huế. Đây là một trong những giáo đường to lớn, nổi tiếng và lâu đời nhất tại Huế, thánh đường được xây theo lối kiến trúc hiện đại. Mặc dù sở hữu kiến trúc xây dựng theo kỹ thuật hiện đại, nhà thờ Phủ Cam vẫn mang những ảnh hưởng và đường nét của một ngôi nhà thờ phương Tây với mặt bằng xây dựng theo đồ hình thánh giá và những trang trí theo kiểu thức Công giáo.


    Điểm độc đáo của nhà thờ này là phần mặt tiền với hai tháp chuông vươn thẳng lên trời cao như một cuốn Kinh Thánh mở ra đồng thời mang dáng dấp của một đầu rồng há miệng. Được xây dựng với vật liệu đá thô, chính sự cân đối trong tỷ lệ và đường nét khiến phần mặt tiền của nhà thờ Phủ Cam trở nên mềm mại, thanh thoát.

    Địa chỉ: phường Phước Vĩnh, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
    Địa chỉ: phường Phước Vĩnh, Tp. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế
    Nhà thờ Phủ Cam
    Nhà thờ Phủ Cam



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy