Top 11 Nhà văn hiện thực phê phán nổi tiếng nhất Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945

Thao Nguyen Truong 71897 1 Báo lỗi

Giai đoạn 1930 - 1945 là giai đoạn đất nước ta đương đầu với những biến động to lớn về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội rõ rệt. Dưới ách đô hộ của thực dân ... xem thêm...

  1. Top 1

    Nam Cao

    Trong giai đoạn này tác giả Nam Cao tập trung chủ yếu viết về 2 hình tượng: Người trí thức nghèo và người nông dân nghèo. Người trí thức nghèo hiện lên trong trang sách qua bàn tay tài hoa của Nam Cao được khắc họa 1 cách chân thực và thảm thiết cuộc sống tăm tối, đày đọa bóp nghẹt con người, đưa con người trở thành nô lệ trong chính kịch bản bi kịch của cuộc đời mình. Họ những muốn vươn đến những điều thánh thiện và chủ nghĩa chân chính của 1 người trí thức thật sự nhưng cuộc sống hiện thực phi nhân đạo không cho họ khả năng được làm điều đó! Tuy thế ngòi bút của ông vẫn hướng đến những khát vọng, những mong mỏi sâu xa và mãnh liệt nhất để vươn đến lẽ sống lớn lao của đời người.


    Với hình tượng người nông dân nghèo, Nam Cao thông qua ngòi bút sắc bén của mình đã vẽ nên 1 bức tranh xã hội Việt Nam những năm 30 - 45 nghèo đói, tàn tạ thảm thương và vô cùng khốc liệt. Khả năng đào sâu nội tâm nhân vật tuy bị đọa đày nhưng vẫn tha thiết vươn đến những gì trong sáng nhất đã giúp ông lên tiếng phê phán cái xã hội thối nát lúc bấy giờ. Quan niệm nghệ thuật mà người nghệ sỹ này hướng đến là "Nghệ thuật vị nhân sinh"; ông phê phán quan niệm "nghệ thuật vị nghệ thuật".


    Có thể nói, Nam Cao là 1 trong những cây bút đi đầu về truyện ngắn trong làng văn học Việt Nam. Các tác phẩm tiêu biểu của ông thời kì này: truyện ngắn "Chí Phèo", "Lão Hạc", "Một bữa no", "Trẻ con không được ăn thịt chó"...

    Tuyển tập các tác phẩm của nhà văn Nam Cao
    Tuyển tập các tác phẩm của nhà văn Nam Cao
    Nam Cao
    Nam Cao

  2. Đây là 1 nhà văn đã chứng kiến khoảnh khắc giao thời của lịch sử đất nước từ chế độ phong kiến dần chuyển sang chế độ nô lệ tư bản.


    Ngô Tất Tố được coi là nhà văn hàng đầu của trào lưu hiện thực phê phán trước 1945. "Tắt đèn" chínhlà kiệt tác văn học xuất sắc nhất của nhà văn này. Tác phẩm là bức tranh toàn diện, chân thực về xã hội đương thời tăm tối và bế tắc đã đẩy con người vào những cảnh ngộ vô cùng đau khổ của kiếp nhân sinh.


    Nhân vật chị Dậu qua ngòi bút tài tình của nhà văn này đã hiện lên những những tâm tư thầm lắng sâu kín nhất đớn đau mà cũng thật thiêng liêng vì tình mẫu tử, tình nghĩa vợ chồng đã làm rung động bao trái tim độc giả. Thiên phóng sự "Việc làng" được coi là một trong những tác phẩm báo chí toàn diện và chi tiết nhất về bộ mặt nông thôn Việt Nam trước năm 1945.


    Tác phẩm tiêu biểu nhất của ông trong giai đoạn này là "Tắt đèn", tiểu thuyết "Liều chõng", hai thiên phóng sự "Tập án gia đình", "Việc làng".…

    Tập truyện
    Tập truyện "Tắt đèn" của nhà văn Ngô Tất Tố
    Ngô Tất Tố
    Ngô Tất Tố
  3. Nguyên Hồng là nhà văn tài năng sở hữu giọng văn nhẹ nhàng và truyền cảm như chính hơi thở cuộc sống. Tuy nhiên, trước biến động to lớn của thời cuộc, ông cũng như bất kì nhà văn chân chính nào khác cũng bắt đầu chuyển hướng ngòi bút sang bức tranh hiện thực khốc liệt thời bấy giờ.


    Nhà văn Nguyên Hồng sáng tác tiểu thuyết "Bỉ vỏ" vào đầu năm 1937. Có thể nói đây là tiểu thuyết thành công nhất của ông đem đến vị thế cho nhà văn trên văn đàn. Thiên tiểu thuyết "Bỉ vỏ" là bức chân dung chân thực và đau đớn đến tận tâm cam về những thân phận con người bé nhỏ lênh đênh giữa dòng đời vô định nổi trôi.


    Tác phẩm tiêu biểu của nhà văn Nguyên Hồng giai đoạn này ngoài "Bỉ vỏ" có thể kể đến các tiểu thuyết như "Cửa biển", "Ngày thơ ấu"...

    Nhà văn Nguyên Hồng
    Nhà văn Nguyên Hồng
    Nguyên Hồng
    Nguyên Hồng
  4. Bên cạnh việc được biết đến với tư cách của 1 nhà văn, Vũ Trọng Phụng còn vô cùng nổi tiếng trên văn đàn bởi tài năng viết báo và phóng sự của mình. Ông được ví như là mũi dao sắc bén nhất của thời cuộc đâm thẳng vào hiện thực rối ren và thối nát của thực tại giai đoạn này.


    Ông còn nổi tiếng với giọng văn trào phúng châm biếm. Năm 1936, Vũ Trọng Phụng đạt được nhiều thành công trong mảng sáng tác tiểu thuyết. Ông lần lượt cho ra đời 4 tiểu thuyết rất thành công: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê, Làm đĩ. Trong đó "Số đỏ" xuất sắc hơn cả, được xem như tác phẩm ghi lại dấu ấn của Vũ Trọng Phụng trong làng văn học.


    Ngoài ra, Ông cũng đạt được thành công trong giai đoạn này với các phóng sự nổi tiếng như "Cạm bẫy người" (1933), "Kỹ nghệ lấy Tây" (1934), "Dân biểu và dân biểu" (1935).

    Nhà văn Vũ Trọng Phụng
    Nhà văn Vũ Trọng Phụng
    Vũ Trọng Phụng
    Vũ Trọng Phụng
  5. Nguyễn Công Hoan cũng là 1 trong những nhà văn hàng đầu của nền văn học hiện thực phê phán Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945.


    Nguyễn Công Hoan quê ở làng Xuân Cầu, tổng Xuân Cầu, huyện Văn Giang, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông sinh trong một gia đình quan lại xuất thân Nho học thất thế. Trong gia đình, từ nhỏ Nguyễn Công Hoan đã được nghe và thuộc rất nhiều câu thơ, câu đối và những giai thoại có tính chất trào lộng, châm biếm, đả kích tầng lớp quan lại. Điều đó ảnh hưởng mạnh mẽ đến phong cách văn chương của ông sau này. Ông có ba người em trai đều tham gia hoạt động cách mạng và giữ cương vị quan trọng là Nguyễn Công Miều (Lê Văn Lương) nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Nguyễn Công Bồng nguyên Phó Tổng Giám đốc Nha Công an và Nguyễn Công Mỹ nguyên Tổng Giám đốc đầu tiên của Nha bình dân học vụ.


    Năm 1926, ông tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, làm nghề dạy học ở nhiều nơi (như Hải Dương, Lào Cai, Nam Định,...) cho đến khi Cách mạng tháng Tám nổ ra. Ông viết văn từ sớm, tác phẩm đầu tay Kiếp hồng nhan (viết năm 1920, được Tản Đà thư điếm xuất bản năm 1923) là một đóng góp cho nền văn xuôi Việt Nam bằng chữ Quốc ngữ.


    Ngòi bút của ông vô cùng sắc xảo, mang tính đột phá và bất ngờ, dễ dàng bóc trần những giả dối mà hiện thực xã hội che đậy. Các tác phẩm thể hiện rõ nhất ngòi bút phê phán xuất sắc của ông lúc bấy giờ có thể kể đến như "Mất ví", "Quan huyện", "Đầu hào có ma", "Ngựa người người ngựa", tập truyện ngắn "Kép Tư bền" (1945). Từ tập truyện này ông bắt đầu nổi lên như 1 hiện tượng và được giới văn nhân trong nước đặc biệt chú ý đến.

    Tuyển tập truyên ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan
    Tuyển tập truyên ngắn của nhà văn Nguyễn Công Hoan
    Chân dung nhà văn Nguyễn Công Hoan
    Chân dung nhà văn Nguyễn Công Hoan
  6. Nhà văn, nhà báo Tam Lang tên thật là Vũ Đình Chí, quê huyện Đông Ngàn, tỉnh Bắc Ninh (nay là huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh), sinh trưởng ở Hà Nội. Ông là nhà báo, nhà văn chuyên về phóng sự và nổi danh ngay với thể loại này từ khi ông viết thiên phóng sự đầu tay có tên Tôi kéo xe (in năm 1935). Thể loại này đã mở ra cho làng văn Việt Nam một thể văn mới, gây nên một tiếng vang trong sinh hoạt văn học đương thời: Phóng sự tiểu thuyết. Kể từ đó hằng năm ông vẫn viết hàng loạt phóng sự sống động về sinh hoạt xã hội hiện thực Việt Nam. Ông từng làm chủ bút các báo: Tin Mới, Dân Quốc, Giang Sơn, Cậu ấm Cô chiêu, Dân chúng, Thân Dân (Hà Nội) trước năm 1954


    Ngày toàn quốc kháng chiến, ông tản cư ra vùng tự do tham gia đánh Pháp. Sau hiệp định Genève (1954) ông di cư vào Nam làm chủ bút các báo: Tự do, Công nhân, Cách mạng Quốc gia, Tin tức, Mã thượng ở Sài Gòn. Phần lớn đời ông cống hiến cho sự nghiệp báo chí.


    Ông mất ngày 7-1-1986 tại nhà riêng ở Sài Gòn, thọ 85 tuổi.


    Các tác phẩm chính:

    • Giọt lệ Sông Hương – tiểu thuyết - (1930)
    • Đời Hoàng Oanh - tiểu thuyết - (1930)
    • Một đêm trước - truyện ngắn - (1931)
    • Tôi kéo xe - phóng sự - (1935)
    • Đêm sông Hương - phóng sự - (1938)
    • Long cụt cán - phóng sự châm biếm - (1939)
    • Người … ngợm - phóng sự châm biếm - (1940)

    Và một số phóng sự đăng trên các báo ở Hà Nội, Sài Gòn.

    Tiểu thuyết Tôi Kéo xe của nhà văn Tam Lang
    Tiểu thuyết Tôi Kéo xe của nhà văn Tam Lang
    Tam Lang (Vũ Đình Chí)
    Tam Lang (Vũ Đình Chí)
  7. Nguyễn Đình Lạp (1913-1952) là nhà văn, nhà báo, nhà giáo, xuất thân từ một gia đình có truyền thống yêu nước. Ông đến với nghiệp viết từ năm 1933 với những bài đăng trên một số tờ báo ở Hà Nội. Từ năm 1937, ông viết phóng sự, thành công với những điều tra về đời sống xã hội thủ đô những năm 1930 - 1940. Nguyễn Đình Lạp ghi dấu ấn với các tác phẩm: Thanh niên trụy lạc, Chợ phiên đi tới đâu, Những vụ án tình, Cường hào, Ngoại ô, Ngõ hẻm...


    Tác giả của nhiều bức tranh hiện thực về Hà Nội mất sớm (ông qua đời năm 1952, khi mới 39 tuổi), nhưng để lại những đóng góp cho văn học, báo chí nước nhà.


    Với tư cách một nhà tiểu thuyết, ông được xếp vào hàng ngũ nhà văn hiện thực với thành tựu lớn nhất là thể hiện đời sống người dân nghèo ngoại ô. Tác giả không chỉ phản ánh hiện thực mà còn nghiền ngẫm những quan hệ nhân sinh, xã hội. Từ đó đưa ra thông điệp về khát vọng đổi thay những bất công phi lý, khuyên thanh niên sống có lý tưởng, lành mạnh.

    Nguyễn Đình Lạp thành công với những tác phẩm hiện thực phê phán thể hiện đời sống của người dân nghèo ngoại ô
    Nguyễn Đình Lạp thành công với những tác phẩm hiện thực phê phán thể hiện đời sống của người dân nghèo ngoại ô
    Nguyễn Đình Lạp
    Nguyễn Đình Lạp
  8. Nhà văn Kim Lân, tên thật là Nguyễn Văn Tài, sinh ngày 1-8-1920, tại thôn Phù Lưu (còn có tên gọi làng chợ Giầu), xã Tân Hồng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Kim Lân là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc của nền văn học Việt Nam thế kỉ XX. Sự nghiệp văn học của ông tuy không đồ sộ nhưng lại rất đặc sắc và khó trộn lẫn.


    Bắt đầu viết văn và có tác phẩm đăng báo từ những năm 1941-1944, ông được coi là nhà văn thành công về đề tài nông thôn với những con người bé nhỏ và cam phận, những vẻ đẹp chân quê bình dị và những phong tục tập quán độc đáo của làng quê Bắc bộ. Từng trang viết của nhà văn sinh ra từ đồng ruộng này đều cay xè khói bếp, thơm thơm mùi lúa mới, ngai ngái mùi rơm rạ, bảng lảng những cánh cò chao nhịp...Tác phẩm của ông được đăng trên các báo Tiểu thuyết thứ bảy và Trung Bắc chủ nhật. Một số truyện (Vợ nhặt, Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Cô Vịa,...) mang tính chất tự truyện nhưng đã thể hiện được không khí tiêu điều, ảm đạm của nông thôn Việt Nam và cuộc sống lam lũ, vất vả của người nông dân thời kỳ đó.


    Đặc biệt, cũng với chất liệu của đề tài làng quê Việt Nam, nơi những tên tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan… đã khai thác tưởng chừng ở mức thấu triệt, song cũng trên mảnh đất xưa cũ ấy nhà văn Kim Lân cũng đã xây cho mình ngôi nhà rất riêng, rất vững giữa lòng người và thách thức với thời gian.

    Kim Lân
    Kim Lân
    Kim Lân (ảnh bên trái)
    Kim Lân (ảnh bên trái)
  9. Văn học hiện thực phê phán là một trào lưu văn học với các tác phẩm có mối quan hệ mật thiết với hiện thực đời sống có nội dung chặt chẽ, sắc sảo.


    Nếu muốn thực hiện thành công văn học hiện thực phê phán thì nhà văn cần phải tuân thủ theo đúng những yếu tố về mỹ học nhất định như:

    • Điển hình hóa hình tượng nhân vật và những sự kiện trong cuộc sống.
    • Thừa nhận mối quan hệ giữa tính cách, hành động, thái độ của nhân vật trong truyện với hoàn cảnh môi trường sống.
    • Coi trọng những chi tiết cụ thể, chính xác với thực tế.
  10. Cho tới hiện tại, người ta vẫn còn rất nhiều những tranh cãi về thời điểm ra đời của văn học hiện thực phê phán. Có những người cho rằng trào lưu này được hình thành từ thời kỳ Cổ đại, phát triển dần dần cho từng thời kỳ. Tuy nhiên, có những người lại cho rằng chủ nghĩa hiện thực này chỉ xuất hiện và phát triển vào khoảng những năm 30 của thế kỷ XIX.


    Trong cuốn Bách khoa toàn thư cho rằng, những tác phẩm hiện thực phê phán đã có từ rất lâu đời, xuất hiện trước khi xuất hiện chủ nghĩa hiện thực. Nhưng chủ nghĩa hiện thực chỉ là một trào lưu nhất thời, nó chỉ thực sự xuất hiện và phát triển rộng rãi vào thế kỷ XIX ở các quốc gia Châu Âu như Anh, Pháp, Nga,… sau đó lan truyền sang nhiều quốc gia trên thế giới.


    Ở Việt Nam, văn học hiện thực phê phán xuất hiện từ thời kỳ trung đại với các tác phẩm nổi tiếng như thơ Nguyễn Khuyến, thơ Hồ Xuân Hương, Chinh phụ ngâm, Truyện kiều,… Đây là những tác phẩm phơi bày một cách khách quan cuộc sống thời bấy giờ.


    Tới những năm 30 của thế kỷ XX, Nguyễn Công Hoan là một trong những thế hệ đi đầu theo khuynh hướng tả thực, lấy tư liệu từ con người, cuộc sống, xã hội thực tế để làm nội dung cho những tác phẩm của mình.


    Đặc biệt, từ năm 1930 – 1945, đây là thời điểm văn học hiện thực phê phán nở rộ với quy mô lớn, nhiều tài năng văn học xuất hiện ở thời điểm này, điển hình như: Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyễn Đình Lạp, Nam Cao,… Những nhà văn này đã mang văn học hiện thực phê phán lên một tầm cao mới, để lại cho nền văn học Việt Nam những tác phẩm để đời, giá trị trường tồn với thời gian.


    Với tấm lòng sâu sắc cộng thêm môi trường sống đã khiến cho các nhà văn có thêm động lực cầm bút, tạo dựng lên những nhân vật, những cảnh đời trong xã hội cũ đầy sự đau thương, thấu hiểu những nỗi đau tận cùng và kết cục bi thảm mà xã hội dành cho con người.


    “Nghệ thuật vị nhân sinh” dường như đã ăn sâu vào máu của những nhà văn trong thời điểm này. Họ viết về cuộc đời họ, viết về người, viết về đời!


    Đã có ý kiến cho rằng: Chưa bao giờ trong văn học Việt Nam lại xuất hiện hàng loạt các tác phẩm hiện thực phê phán xuất sắc đến như vậy! Những tác phẩm đều gây ra những ấn tượng, đôi khi là nỗi ám ảnh đối với những nhân vật trong câu chuyện: Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê (Vũ Trọng Phụng), Bước đường cùng, Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Tắt đèn, Thiên đường phóng sự việc làng (Ngô Tất Tố), Bỉ vỏ (Nguyên Hồng), Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no (Nam Cao),….

  11. Trào lưu văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam giai đoạn 1930–1945 là một trong những phong trào văn học quan trọng nhất trong lịch sử văn học hiện đại Việt Nam. Đây là thời kỳ các nhà văn tập trung vào việc phản ánh và phê phán các vấn đề xã hội, chính trị và kinh tế trong bối cảnh đất nước đang trải qua nhiều biến động. Trào lưu này không chỉ phản ánh thực trạng xã hội mà còn có tác động mạnh mẽ trong việc thúc đẩy các cuộc thảo luận xã hội và chính trị.


    1. Đặc điểm của trào lưu

    • Chân thực và phê phán: Các tác phẩm trong giai đoạn này phản ánh chân thực các vấn đề xã hội và đồng thời chỉ trích các bất công, sự tha hóa, và các cấu trúc xã hội không công bằng. Các nhà văn không ngần ngại chỉ trích các thói hư tật xấu, sự áp bức của giai cấp thống trị, và các hệ thống chính trị lỗi thời.
    • Tình huống và nhân vật: Nhân vật trong các tác phẩm thường là những người nghèo khổ, bị áp bức, hoặc gặp khó khăn trong xã hội. Các tình huống thường làm nổi bật sự bất công và mâu thuẫn trong xã hội.
    • Phong cách viết: Văn học hiện thực phê phán của thời kỳ này sử dụng ngôn ngữ sinh động và chi tiết cụ thể để làm nổi bật sự phản ánh và chỉ trích. Phong cách viết thường rất sắc bén và thẳng thắn.


    2. Các nhà văn tiêu biểu và tác phẩm nổi bật

    Nam Cao (Trí Đức):

    • "Chí Phèo": Một trong những tác phẩm nổi bật của Nam Cao, phản ánh sự tha hóa và bế tắc của một con người dưới áp lực của xã hội phong kiến. Tác phẩm phê phán sự áp bức, sự bóc lột của xã hội và đồng thời thể hiện sự xót thương đối với số phận của con người.
    • "Sống mòn": Phê phán sự khổ sở và những mâu thuẫn trong cuộc sống của nhân vật chính, đồng thời phản ánh sự tha hóa của xã hội.

    Vũ Trọng Phụng:

    • "Số đỏ": Tác phẩm này sử dụng phong cách châm biếm để chỉ trích các thói hư tật xấu trong xã hội đô thị, như sự giả dối, tham lam, và sự tha hóa của các tầng lớp xã hội.
    • "Lục xâm phong": Phê phán sự băng hoại của các giá trị xã hội và các vấn đề liên quan đến quyền lực và tiền bạc.

    Nguyễn Công Hoan:

    • "Bước đường cùng": Tác phẩm này phản ánh sự khổ sở và các vấn đề xã hội từ góc độ của những người nghèo khổ và bị áp bức, đồng thời chỉ trích sự bất công và phân biệt xã hội.

    Hoàng Xuân Hãn:

    • "Hồn bướm mơ tiên": Mặc dù không phải là tác phẩm hiện thực phê phán thuần túy, nhưng Hoàng Xuân Hãn cũng có những đóng góp quan trọng trong việc phản ánh thực tại xã hội và chỉ trích các vấn đề xã hội.

    3. Tác động và ý nghĩa

    • Nhận thức xã hội: Trào lưu hiện thực phê phán đã giúp nâng cao nhận thức của xã hội về các vấn đề xã hội và chính trị. Các tác phẩm đã khơi dậy sự quan tâm và thảo luận về sự bất công và các vấn đề của xã hội.
    • Tạo tiền đề cho các phong trào sau: Văn học hiện thực phê phán đã tạo nền tảng cho các phong trào văn học và tư tưởng sau này, đặc biệt là trong bối cảnh cách mạng và đấu tranh xã hội.
    • Ảnh hưởng lâu dài: Trào lưu này đã có ảnh hưởng lâu dài đối với văn học Việt Nam, làm phong phú thêm các thể loại và phong cách văn học, đồng thời tạo ra một truyền thống văn học mạnh mẽ phản ánh và chỉ trích xã hội.


    Trào lưu văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam giai đoạn 1930-1945 không chỉ phản ánh các vấn đề xã hội mà còn thể hiện sự quyết tâm của các nhà văn trong việc đấu tranh chống lại các bất công và kêu gọi sự thay đổi. Nó đã đóng góp quan trọng vào việc phát triển văn học Việt Nam và thúc đẩy các cuộc thảo luận về các vấn đề xã hội và chính trị.




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy