Top 5 Nỗi niềm khó tả chỉ có tân sinh viên mới hiểu
Đối với học sinh cấp ba còn chịu nhiều ràng buộc từ cha mẹ, thầy cô, nhà trường thì đại học là một môi trường mơ ước với nhiều tự do cá nhân. Thực tế thì... ... xem thêm...khi đã là tân sinh viên, những người mới thì bạn mới hiểu rõ bước đầu học đại học cũng không dễ dàng gì. Cùng Toplist điểm qua những điều khổ tâm nhất của tân sinh viên nhé.
-
Hầu hết nhiều bạn đều nghĩ rằng vào đại học sẽ được mặc đồ tự do đến trường? Và hẳn đó là một suy nghĩ không hoàn toàn đúng. Không ít trường hoặc các khoa của trường có đồng phục riêng cho cả nam và nữ. Hơn thế nữa, nội quy nhà trường có hẳn một mục về đồng phục của sinh viên. Trang phục nào được mặc, trang phục nào không được mặc. Hay đông phục mặc giờ lý thuyết, đồng phục mặc đồ học thực tế, học thể dục, rồi theo đó là giày dép,...
Có trường phải mặc đúng áo đồng phục, thắt cà vạt theo quy định, đặc biệt, phải dây đeo thẻ sinh viên vô cùng quan trọng. Nếu không mặc đúng đồng phục hay thiếu một món nào vừa kể trên nhất là thẻ sinh viên, các bạn sẽ bị bảo vệ chặn tại cổng và không được vào trường. Dù vào đại học nhưng nội quy giờ giấc vẫn khá nghiêm ngặt. Các thầy cô lúc nào cũng khư khư danh sách lớp để điểm danh chẳng hạn điểm danh đầu giờ, điểm danh giữa giờ hay cuối giờ. Nhiều giảng viên khó tính sẽ điểm danh cả ba lượt, phòng sinh viên trốn tiết hoặc cho cả làm bài kiểm tra bất chợt để điểm danh, nếu vắng quá số buổi quy định sẽ bị cấm thi.
-
Đây là nỗi khổ “than trời trời không thấu, than đất đất không nghe” của nhiều sinh viên khi học ở trường có nhiều cơ sở. Một cơ sở cũng vất vả để đi lại nên nhiều trường có đến 2, 3 hay thậm chí 5 cơ sở thì việc ngày học nơi này mai học nơi khác càng thêm vất vả.
Một bạn chia sẽ không bao giờ ngờ được rằng, sáng học cơ sở phụ chiều lại chạy sang cơ sở chính, mà việc đi lại như vậy chẳng những mất thời gian mà còn tốn công sức. Thêm vào đó, khổ hơn nữa là học phí ở từng cơ sở lại khác nhau. Có thể là học hệ đại trà cơ sở 2, hệ chất lượng cao cơ sở chính và đã bảo chất lượng cao thì đương nhiên học phí cũng cao rồi. Vất vả hơn là các cơ sở cách nhau không chỉ 1km mà là 10 - 20km thậm chí trên 20km. -
Thời khóa biểu thay đổi xoành xoạch, thay đổi mà không báo trước, còn chưa kể đến lịch thi thay đổi hay báo quá cận ngày, lịch thi thay đổi từ ngày mai trở thành hôm nay,... làm cho sinh viên không có thời gian ôn thi cho kịp. Nhiều bạn bị động nước đến chân mới nhảy, không cập nhập kịp lịch thi phải thức đêm cày bài đến khổ.
Tiếp theo, cách thức ra đề cho đề cương cũng một đằng, đề một nẻo khiến sinh viên không tài nào đoán trước được. Hay "đau đớn" hơn là giáo viên dặn sẽ ra đề theo hướng trắc nghiệm nhưng đến khi vào phòng thi lại ra theo kiểu tự luận. Trắc nghiệm rồi tự luận, đề mở rồi lại đề đóng thay đổi một cách không đoán trước được. -
Ngoài nội quy của trường, mỗi giảng viên lại có những quy định riêng, tạo nên bản sắc riêng của mỗi trường, mỗi thầy cô. Theo lời kể của bạn học một trường ngôn ngữ kể lại rằng, cuộc thi vấn đáp tiếng Anh diễn ra hết sức căng thẳng với những luật lệ khó hiểu, ví dụ: Làm nhàu tờ đề bốc thăm, 0 điểm; Để chuông điện thoại reng thì không nói dù đã tắt nguồn bỏ trong người cũng 0 điểm; Trả lời câu hỏi không nhìn vào mắt thầy cô, tác phong chậm chạp không ngay ngắn trừ điểm,... Những quy định như thế này khiến các bạn đôi khi cũng phải dở khóc dở cười.
Một bạn sinh viên trường khác cho biết ý kiến về cách chấm điểm. Chấm điểm ở đại học là một quá trình bí ẩn. Bạn và đứa bạn làm bài y chang nhau mà bạn của bạn được 10 trong khi bạn chỉ được 9 thậm chí rớt môn. Có lúc không thuộc bài tưởng dưới trung bình nhưng khi có điểm lại cao ngất ngưởng. Ngược lại, có lúc làm bài được thì chỉ được 5 điểm. Bài thi không được trả lại nên mình cũng chẳng biết kiện cáo như thế nào, nếu được thì đi phúc khảo mà có khi phúc khảo điểm lại còn thấp hơn. Nhiều bạn còn nói rằng, giảng viên luôn bảo rằng sinh viên có quyền phát biểu ý kiến nhưng đến khi phát biểu lại bị cho là không đúng không và bị cảnh cáo có khi bị đuổi ra khỏi lớp,... và nhiều chuyện không hiểu nổi khác. -
Nhiều người cứ ngỡ lên đại học là không phải học bài mà ngờ đâu lại học bài không tưởng và ở đâu lại xuất hiện thêm những môn học oái oăm phải học học và chỉ học mới qua môn. Chẳng hạn, những môn học mà bạn không biết mình đang học cái gì, tài liệu ngoài chữ thì là chữ. Chẳng hạn như: Những nguyên lý cơ bản triết học Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối Đảng Cộng Sản Việt Nam,... những môn học buồn ngủ đến não nề. Rồi những môn chuyên ngành cả chục môn, chưa kể lý thuyết nhiều hơn thực hành.
Đặc biệt, cảm giác khi thấy bảng điểm sau học kì đầu có một môn bị dấu X đỏ tươi hay bị ghi là rớt môn. Nhiều bạn sẽ cảm thấy bất ngờ, rớt môn thì phải học lại, phải đóng tiền, phải bỏ thời gian ra học,... và còn nhiều thứ khác nữa để nói.