Top 10 Nữ doanh nhân Việt Nam được Forbes vinh danh

Đinh Thị Thu Thúy 639 0 Báo lỗi

Từ cột mốc đổi mới kinh tế, thế hệ nữ doanh nhân đầu tiên của Việt Nam gắn liền với quá trình đổi mới doanh nghiệp nhà nước, góp phần xây dựng nên những công ... xem thêm...

  1. Nguyễn Minh Nguyệt đảm nhận trọng trách ở một ngành hàng chủ lực của Nestlé Việt Nam, góp phần phát triển thị trường cho tập đoàn thực phẩm và giải khát đa quốc gia hơn 150 năm tuổi của Thụy Sĩ tại Việt Nam. Vẻ ngoài nhỏ nhắn, giọng nói nhẹ nhàng và đặc biệt là nụ cười rạng rỡ, bà Nguyễn Minh Nguyệt khiến người đối diện dễ có thiện cảm ngay từ lần gặp đầu tiên.


    Bà là nữ người Việt đầu tiên trở thành giám đốc một ngành hàng (business head) và là một trong những gương mặt nữ người Việt hiếm hoi là thành viên ban giám đốc tại Nestlé Việt Nam. Người phụ nữ hiện là giám đốc phụ trách ngành hàng Milo và sữa – nhóm ngành hàng chủ lực của Nestlé Việt Nam. Bà Nguyệt gia nhập Nestlé Việt Nam với vị trí quản lý cao cấp nhãn hiệu, ngành hàng sữa cho trẻ trên một tuổi giai đoạn 2006–2008, sau đó rời đi vì lý do gia đình. Đầu năm 2012, bà trở lại Nestle và gắn bó tới nay.


    Dấu ấn bà Nguyệt thể hiện rõ ngay khi trở lại nắm hai ngành hàng thực phẩm (nhãn hàng Maggi) và nhãn hàng Nestlé Milo. Suốt giai đoạn 2012–2015, ở vị trí quản lý marketing, bà Nguyệt đưa nhãn hàng Nestlé Milo tăng trưởng 20% mỗi năm, là nhãn hàng dinh dưỡng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất của hãng trong giai đoạn này, đóng góp quan trọng cho ngành hàng sữa và cả Nestlé Việt Nam. Nestlé Milo tại Việt Nam cũng dẫn đầu cả về doanh số bán hàng lẫn thị phần tính trên toàn cầu của tập đoàn. Năm năm kế tiếp kể từ 2016, ở vị trí giám đốc ngành hàng thực phẩm, bà Nguyệt tiếp tục đưa doanh số nhãn hàng Maggi tăng trưởng liên tục.

    Nguyễn Minh Nguyệt
    Nguyễn Minh Nguyệt
    Nguyễn Minh Nguyệt
    Nguyễn Minh Nguyệt

  2. Cuối năm 2021, Vingroup bổ nhiệm bà Lê Thị Thu Thủy làm tổng giám đốc VinFast toàn cầu, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động của VinFast, hướng tới mục tiêu đưa thương hiệu Việt Nam này trở thành hãng xe điện thông minh trên thế giới. Bà Thủy trực tiếp điều hành hoạt động kinh doanh của VinFast tại các thị trường hiện nay như Việt Nam, Mỹ, Canada, Pháp, Đức, Hà Lan và bà cũng chịu trách nhiệm nghiên cứu và mở rộng kinh doanh của VinFast sang các thị trường tiềm năng khác.


    Bà Thủy sinh tại Bình Định, tốt nghiệp cử nhân Kinh tế, đại học Ngoại Thương, có bằng thạc sĩ Quản trị kinh doanh (MBA) đại học Quốc tế Nhật Bản. Năm 2008, bà Thủy gia nhập Vingroup với vai trò CFO, bà nắm giữ nhiều vị trí quan trọng tại Vingroup trước khi được bổ nhiệm chức vụ tổng giám đốc VinFast toàn cầu. Bà từng giữ vị trí phó chủ tịch Lehman Brothers tại các thị trường Nhật Bản, Thái Lan, Singapore trước khi gia nhập Vingroup.


    Với nhiều năm kinh nghiệm nắm giữ ở các vị trí quản lý khác nhau, trong đó đảm nhiệm các vị trí chủ chốt trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ, đầu tư tài chính và quan hệ quốc tế, bà Thuỷ được kì vọng sẽ là nhân tố thúc đẩy nâng tầm VinFast thành thương hiệu toàn cầu cũng như sản phẩm xe điện thông minh VinFast sẽ được khách hàng quốc tế đón nhận.

    Lê Thị Thu Thủy
    Lê Thị Thu Thủy
    Lê Thị Thu Thủy
    Lê Thị Thu Thủy
  3. Tháng 1.2019, bà Nguyễn Thị Ngọc Bích trở thành giám đốc dịch vụ khách hàng khu vực Thái Lan, Malaysia và Singapore của hãng tàu A.P Moller – Maersk, làm việc tại Singapore. Hiện tại, A.P Moller – Maersk là một trong các hãng tàu lớn nhất thế giới với lượng hàng hóa vận tải đường biển mỗi năm khoảng 675 tỉ đô la Mỹ. Gần hai năm sau, Maersk đóng nhãn hàng Damco va Safmarine, sáp nhập hai bộ phận dịch vụ khách hàng – dịch vụ trên đất liền và khai thác/vận hành dịch vụ hải quan. Bà Bích đảm trách vai trò giám đốc trải nghiệm khách hàng và quản lý 350 nhân viên.


    Trước đó, giai đoạn 2016-2018, bà Bích là giám đốc thương mại và marketing khu vực Đông Nam Á, góp phần đưa sản lượng và doanh thu khu vực này tăng trưởng 31% và 18%. Năm 2013, khi 34 tuổi và sau 11 năm làm việc qua nhiều vị trí tại Maersk Việt Nam, bà Bích được bổ nhiệm vị trí CEO của Maersk Việt Nam, nữ CEO người Việt đầu tiên tại công ty này. Dưới sự dẫn dắt của bà Bích, Maersk Việt Nam đã khai thác tuyến hàng hóa đi thẳng từ Vũng Tàu đến bờ Tây nước Mỹ.


    Bà Bích theo đuổi phong cách lãnh đạo trao quyền và kích hoạt sức mạnh bản thân của cấp dưới với việc đưa ra tầm nhìn, chiến lược mục tiêu và hỗ trợ các nguồn lực, kỹ năng để nhân viên đề ra kế hoạch thực hiện. Bà cho rằng mỗi người đều có thế mạnh và năng lực đặc biệt để tạo dấu ấn riêng. Người lãnh đạo trao cơ hội để mỗi người phát huy được năng lực và tạo nên kỳ tích.

    Nguyễn Thị Ngọc Bích
    Nguyễn Thị Ngọc Bích
    Nguyễn Thị Ngọc Bích
    Nguyễn Thị Ngọc Bích
  4. Lê Thị Lệ Hằng – CEO của Công ty quản lý quỹ SSIAM, một trong các công ty quản lý quỹ nội địa có quy mô lớn nhất thị trường Việt Nam. Tổng tài sản SSIAM hơn 500 triệu đô la Mỹ vào đầu tháng 3.2022. Ở cương vị dẫn dắt SSIAM, bà đã chỉ đạo nhiều thương vụ đầu tư vào các công ty tư nhân hàng đầu và cung cấp nhiều sản phẩm tài chính như sản phẩm chứng chỉ quỹ mở, quỹ ETF, quỹ thành viên. Hiện tại SSIAM là công ty quản lý quỹ nội địa có sản phẩm đa dạng hàng đầu thị trường với bảy loại sản phẩm tài chính. Năm 2021, quỹ SSIAM VNFinLead ETF do SSIAM quản lý tổng tài sản tăng trưởng 61,3%, đứng thứ ba thị trường. Quỹ SSIAM VNX50 tăng trưởng 48,5% đứng thứ bảy, vượt trội so với mức tăng 35% của VN-Index.


    Trước khi gia nhập SSI, bà Hằng làm việc cho W.P.Stewart, một công ty quản lý quỹ có trụ sở tại New York, Hoa Kỳ. Tại SSI, bà Hằng từng giữ chức vụ giám đốc khối Phân tích và Tư vấn đầu tư và giám đốc khối Phát triển khách hàng tổ chức. Bà Hằng tốt nghiệp đại học Kinh tế Quốc dân và có bằng MBA tài chính và cử nhân kế toán trường American University (Hoa Kỳ).


    Ngày 18/03/2020, quỹ ETF SSIAM VNFINLEAD chính thức niêm yết trên HOSE. Từ mức giá 10.000 đồng tại thời điểm nhà đầu tư góp vốn vào quỹ, biến động thị trường đã đẩy giá trị của FUESSVFL chỉ còn hơn 8.300 tại ngày niêm yết đầu tiên. Thị trường tiếp tục giảm. Cuối tháng 3, FUESSVFL đã giảm tổng cộng hơn 30% giá trị. Thế nhưng, SSIAM vẫn ngược dòng ngoạn mục, tiếp tục ra mắt thêm Quỹ ETF SSIAM VN30 và 2 quỹ thành viên tư nhân mới (private equity - PE). Đến cuối năm, tổng tài sản quản lý (AUM) của SSIAM tăng trưởng 45%, bà Lệ Hằng được Tạp chí Asia Asset Management trao giải CEO của năm trong ngành quản lý quỹ Việt Nam. Đồng thời, quỹ SSIAM VNFIN LEAD nhận giải Fund Launch of the Year.

    Lê Thị Lệ Hằng
    Lê Thị Lệ Hằng
    Lê Thị Lệ Hằng
    Lê Thị Lệ Hằng
  5. Nguyễn Thị Bích Vân là nữ chủ tịch người Việt Nam đầu tiên của Unilever Việt Nam. Trải qua nhiều năm dẫn dắt, bà Nguyễn Thị Bích Vân đã đưa công ty nằm trong top đầu về ngành hàng tiêu dùng tại thị trường Việt Nam. Doanh nhân Nguyễn Thị Bích Vân sinh năm 1972, bà Vân đã có hơn 25 năm làm việc tại Unilever Việt Nam. Trên cương vị là Chủ tịch Unilever Việt Nam, bà Nguyễn Thị Bích vân đã dẫn dắt công ty đẩy mạnh chiến lược phát triển bền vững. Không những thế, tham vọng của “nữ tướng” này chính là đưa Unilever Việt Nam trở thành hình mẫu để áp dụng thành công mô hình kinh doanh bền vững trong cộng đồng doanh nghiệp tại Việt Nam.


    Bà Vân dẫn dắt hành trình chuyển đổi số tại Unilever Việt Nam từ 2018 và phát huy hiệu quả trong năm 2021, khi Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đợt bùng phát COVID-19 lần thứ tư. Nhờ đó chuỗi cung ứng không bị đứt gãy, hàng hóa phân phối thông suốt đến khách hàng. Ở bên trong, doanh nghiệp duy trì sự kết nối, các nhân viên vẫn đưa ra các quyết định hằng ngày dựa trên dữ liệu và sự trao quyền. Việc xác định chuyển đổi số trở thành nền tảng vững chắc để doanh nghiệp phát triển trong những thập niên tiếp theo và tạo ra lực hấp dẫn cho Unilever Việt Nam trước thế hệ trẻ.


    Doanh nhân Nguyễn Thị Bích Vân chia sẻ về quá trình làm việc tại Unilever Việt Nam như sau: “Bản thân tôi đã làm việc trong Ban lãnh đạo Công ty từ năm 2006. Không chỉ riêng tôi mà 1.500 nhân viên Unilever Việt Nam đều làm hết khả năng của mình, bằng tất cả niềm đam mê. Bản thân tôi cũng phải luôn cố gắng hoàn thiện tốt vai trò được giao. Bên cạnh đó thì tôi cũng bổ sung cho mình những kỹ năng, kiến thức cần thiết về lãnh đạo để luôn sẵn sàng cho những nhiệm vụ mới”.

    Nguyễn Thị Bích Vân
    Nguyễn Thị Bích Vân
    Nguyễn Thị Bích Vân
    Nguyễn Thị Bích Vân
  6. Tháng 3.2020, FPT bổ nhiệm bà Chu Thị Thanh Hà vào vị trí chủ tịch FPT Software – đơn vị chủ chốt của FPT trong việc phát triển thị trường toàn cầu, thay ông Hoàng Nam Tiến theo chiến lược quy hoạch và luân chuyển lãnh đạo của tập đoàn. Công ty với hơn 21.000 nhân sự hiện hoạt động tại nhiều thị trường quốc tế.


    Bà Hà gia nhập FPT năm 1995 từ vai trò trợ lý tổng giám đốc Trương Gia Bình. Trong 27 năm làm việc tại FPT bà kinh qua nhiều vị trí và là một trong số ít nữ lãnh đạo chủ chốt của tập đoàn. Bà Hà tham gia bộ phận viễn thông FPT (tiền thân FPT Telecom) từ ngày đầu thành lập với nhiều đóng góp quan trọng, là một trong những người nhận bằng khen của thủ tướng về sự nghiệp Internet tại Việt Nam (năm 2012).


    Những năm qua, FPT Software tiếp tục gặt hái những thành công, đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của tập đoàn. Năm 2021, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của toàn tập đoàn đạt 35.657 tỉ đồng và 6.335 tỉ đồng, trong đó thị trường nước ngoài đóng góp lần lượt 14.541 tỉ và 2.423 tỉ đồng – tăng 21,2% và 23% so với năm 2020. Báo cáo của FPT cho thấy doanh thu tăng trưởng ở mọi thị trường FPT Software hoạt động. Đặc biệt doanh thu tại thị trường Mỹ tăng 52%, đạt 4.369 tỉ đồng.

    Chu Thị Thanh Hà
    Chu Thị Thanh Hà
    Chu Thị Thanh Hà
    Chu Thị Thanh Hà
  7. Trần Thị Thanh Định tốt nghiệp đại học và thạc sĩ chuyên ngành Viễn thông tại Pháp, tham gia nhiều chương trình trao đổi học tập tại Mỹ và Canada. Bà khởi đầu là kỹ sư phần mềm tại các công ty viễn thông và công nghệ hàng đầu như Orange, Gemalto và Amadeus, sau đó trở về Việt Nam năm 2007 và nắm giữ nhiều vị trí khác nhau tại công ty Alcatel-Lucent. Tại đây, bà phụ trách kỹ thuật, là giám đốc quản lý dự án, trưởng bộ phận Bảo hành và Hỗ trợ kỹ thuật toàn quốc, giám đốc Bán hàng.


    Năm 2015, bà Định gia nhập Ericsson, phụ trách toàn bộ mảng dự án khách hàng lớn nhất của công ty, đồng thời tham gia dẫn dắt một số cơ hội kinh doanh trọng điểm trong và ngoài nước. Năm 2016, bà được bổ nhiệm vị trí phó chủ tịch công ty Ericsson Việt Nam, Myanmar, Campuchia và Lào.


    Ericsson là một trong những công ty viễn thông nước ngoài đầu tiên thiết lập hoạt động tại Việt Nam từ năm 1993. Ericsson là nhà cung cấp công nghệ mạng băng rộng di động hàng đầu, cung cấp cơ sở hạ tầng và dịch vụ mạng di động 2G, 3G và 4G cho các nhà khai thác viễn thông tại Việt Nam. Ericsson đang hợp tác với Viettel, VNPT và MobiFone để đưa mạng 5G vào thử nghiệm.

    Trần Thị Thanh Định
    Trần Thị Thanh Định
    Trần Thị Thanh Định
    Trần Thị Thanh Định
  8. Phạm Thị Thu Diệp đảm nhận vị trí tổng giám đốc kiêm giám đốc khối Công nghệ của IBM Việt Nam từ tháng 1.2021, là “nữ tướng” đầu tiên của IBM sau 25 năm tập đoàn này hoạt động tại thị trường Việt Nam. Bà Diệp chịu trách nhiệm về tăng trưởng và lãnh đạo doanh nghiệp, bao gồm tăng cường sự hiện diện và quan hệ đối tác của IBM với các khách hàng và đối tác trong ứng dụng đám mây lai mở và chuyển đổi kỹ thuật số dựa trên nền tảng phần mềm nhận thức.

    Là một nhà quản lý cấp cao với hơn 23 năm kinh nghiệm trong ngành công nghệ thông tin Việt Nam, bà Thu Diệp bắt đầu sự nghiệp tại công ty dịch vụ kỹ thuật chuyên nghiệp toàn cầu TRG International. Sau đó bà nắm giữ một số vị trí quản lý tại Exact, đơn vị cung cấp dịch vụ ERP và phần mềm đám mây.


    Gia nhập IBM từ năm 2011, bà Diệp kinh qua nhiều vị trí lãnh đạo khác nhau trong các mảng kinh doanh dịch vụ và phần mềm đám mây lai. Trước khi được bổ nhiệm tổng giám đốc IBM Việt Nam, bà là giám đốc quốc gia, nhóm điện toán đám mây và phần mềm biết nhận thức tại IBM Việt Nam. Bà đã lãnh đạo, dẫn dắt mảng kinh doanh này đạt kết quả xuất sắc với giải thưởng Quốc gia hoạt động tốt nhất ASEAN của IBM (Best Performing Country in IBM ASEAN) năm 2019.

    Phạm Thị Thu Diệp
    Phạm Thị Thu Diệp
    Phạm Thị Thu Diệp
    Phạm Thị Thu Diệp
  9. Nguyễn Đức Thạch Diễm bắt đầu làm việc tại Sacombank năm 2002 và trải qua nhiều vị trí trong lĩnh vực kế toán, tín dụng, dịch vụ khách hàng, khách hàng doanh nghiệp, kiểm tra kiểm soát nội bộ, xử lý nợ. Bà có hơn 11 năm ở vai trò quản lý, điều hành tại phòng giao dịch, phòng nghiệp vụ chi nhánh, văn phòng khu vực TP.HCM trước khi trở thành người điều hành cao nhất tại ngân hàng.


    Giữa năm 2017, bà được bổ nhiệm làm CEO của Sacombank và góp phần tái cơ cấu, xử lý nợ xấu giúp ngân hàng vượt qua khó khăn do các thay đổi về cơ cấu cổ đông và biến động trên thượng tầng. Sau hơn 5 năm ngồi ghế nóng tại Sacombank, bà Diễm góp phần giải quyết khoản nợ xấu gần 97 ngàn tỉ đồng, tương đương 30% tổng tài sản của ngân hàng, thu hồi gần 72 ngàn tỉ đồng nợ xấu và tài sản tồn đọng, đưa ngân hàng quay lại quỹ đạo tăng trưởng.


    Hơn 5 năm đảm đương vai trò là CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm được nhận xét là vị nữ tướng mạnh mẽ và quyết đoán. Bà cũng là tấm gương và là người truyền cảm hứng mạnh mẽ tới toàn thể cán bộ nhân viên Sacombank. Sau nửa chặng đường tái cơ cấu theo Đề án đã được phê duyệt, Sacombank đang băng băng về đích sớm hơn dự kiến với những thành quả ấn tượng.

    Nguyễn Đức Thạch Diễm
    Nguyễn Đức Thạch Diễm
    Nguyễn Đức Thạch Diễm
    Nguyễn Đức Thạch Diễm
  10. Trong hơn 12 năm làm việc tại Microsoft Việt Nam, bà Phan Tú Quyên đã đảm nhiệm nhiều vị trí lãnh đạo chủ chốt, như giám đốc phụ trách các doanh nghiệp vừa và nhỏ; giám đốc phụ trách đối tác; giám đốc phụ trách các doanh nghiệp lớn. Hiện bà Quyên là giám đốc Vận hành và là thành viên ban lãnh đạo Microsoft Việt Nam.


    Dưới sự lãnh đạo của bà Quyên, Microsoft Việt Nam đã gặt hái được nhiều thành tựu như giải thưởng Chuyển đổi số Việt Nam 2021; giải thưởng Công ty làm việc tốt nhất châu Á năm 2021. Gần đây nhất là việc khai trương văn phòng hybrid mới của Microsoft Việt Nam tại Hà Nội – một trong những văn phòng thông minh nhất của Microsoft trên toàn cầu.


    Trên cương vị này, bà Quyên đóng vai trò quan trọng trong việc triển khai các chiến lược phát triển của Microsoft tại Việt Nam thông qua các chương trình thúc đẩy sự thành công bền vững của khách hàng cũng như truyền cảm hứng và trao quyền cho họ khai mở những cơ hội mới trong tiến trình chuyển đổi số. Là thành viên ban lãnh đạo Microsoft Việt Nam, bà Quyên còn nắm giữ trọng trách xây dựng và lan tỏa văn hóa tôn trọng sự khác biệt và không bỏ ai lại phía sau (Diversity & Inclusion), cũng như triển khai các chương trình tạo ra những tác động tích cực cho cộng đồng.

    Phan Tú Quyên
    Phan Tú Quyên
    Phan Tú Quyên
    Phan Tú Quyên



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy