Top 14 Doanh nhân thành đạt nhất Việt Nam

Ngân Hà 54898 1 Báo lỗi

Không chỉ sở hữu khối tài sản khổng lồ, những doanh nhân này còn có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế Việt Nam và được thế giới vinh danh. Hôm nay, Toplist ... xem thêm...

  1. Người sáng lập và chủ tịch của tập đoàn khổng lồ Vingroup, Phạm Nhật Vượng là Việt Nam đầu tiên và là tỷ phú giàu nhất. Forbes đã gọi Vương là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam với tài sản ròng trị giá 1,5 tỷ USD. Giá trị ròng hiện tại của ông, theo Forbes, là một con số khổng lồ 4.2 tỷ đô la Mỹ. Năm nay, dự định của Vingroup là bán điện thoại tại Châu Âu và bán otô tại Mỹ. Có thể nói ông Phạm Nhật Vượng đã và đang mang Việt Nam đi khắp năm châu, tạo nên niềm tự hào lớn cho toàn dân tọc Việt Nam.


    Là một trong những doanh nhân luôn được báo giới trong và ngoài nước gọi tên trong những bước đi của mình. Có thể thấy, ông Phạm Nhật Vượng đang là một trong những doanh nhân thành công nhất tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Bước sang năm 2020, ông Phạm Nhật Vượng đưa Vingroup từng bước thoát ra khỏi ngành bán lẻ truyền thống. Ông chủ trương đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao và lĩnh vực du lịch cao cấp. Hứa hẹn từng bước nâng cao đời sống người dân Việt và hình ảnh cả Việt Nam tại thị trường quốc tế. Xe máy điện Vinfast, ô tô Vinfast, điện thoại Vinfast đang có chỗ đứng vững chắc tại thị trường trong nước và được giới mộ diệu công nghệ ngoài nước đánh giá cao. Đó chính là một trong những chứng minh sâu sắc nhất cho những gì ông Phạm Nhật Vượng và Vingroup đang làm được.

    Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup
    Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup
    Tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng
    Tập đoàn Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng

  2. Đoàn Nguyên Đức hay còn gọi là “Bầu Đức” – một cái tên quá quen thuộc với hàng triệu người dân Việt Nam. Ông sinh năm 1962 và nổi tiếng nhanh chóng với việc kinh doanh cùng công ty Hoàng Anh Gia Lai. Ông là một doanh nhân thành đạt được Wall Street Journal bình chọn vào danh sách một trong ba mươi doanh nhân có quyền lực nhất tại khu vực Đông Nam Á, là người đầu tiên sở hữu máy bay riêng. Ông nổi tiếng là người nói được, làm được. Mang danh là tỷ phú, nhưng hằng ngày ông Bầu Đức vẫn mang những bộ quần áo bình thường và làm việc hết mình cùng công nhân. Có thể nói ông là người hòa đồng và thân thiện với người công nhân, người nôn dân làm cùng ông nhất.


    Và với ông "trường đại học lớn nhất là trường đời", ở đó ông Đoàn Nguyên Đức được trải nghiệm, được va vấp, được nếm trải mùi vị của thành công và thất bại. Thương trường là chiến trường, vì vậy không nơi nào hun đúc kinh nghiệm hơn là trường đời. Mặc dù những năm gần đây ông và công ty Hoàng Anh Gia Lai ngụp lặng trong các khoảng nợ khổng lồ. Tuy nhiên, đầu năm 2020 ông Đoàn Nguyên Đức bất ngờ thông báo trước báo giới những thông tin tích cực từ chuỗi các ngành đầu tư nông nghiệp cũng như tham vọng trở thành công ty xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp lớn trong khu vực. Hiện nay trong khi các công ty khác đang bước vào thời kì suy thoái và ảnh hưởng nặng nề do dịch Covid 19 thì ông Đoàn Nguyên Đức cùng công ty Hoàn Anh Gia Lai đang có mức lãi trước thuế ổn định. Như vậy có thể thấy, tầm nhìn của ông Đoàn Nguyên Đức đã đúng khi đưa công ty chuyển đổi cơ cấu đầu tư sâu vào nông nghiệp.

    Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
    Ông Đoàn Nguyên Đức – Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai
    Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức
    Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai của ông Đoàn Nguyên Đức
  3. Trong 20 năm phát triển, gặp không ít khó khăn trong lĩnh vực bán lẻ, du lịch và bất động sản nhưng với niềm tin và ý chí mãnh liệt, ông Đặng Lê Nguyên Vũ luôn mong muốn sẽ toàn cầu hóa Trung Nguyên, đóng góp vào chiến lược quốc gia cho một Việt Nam hùng mạnh và tương lai Việt Nam có thể tiến xa hơn. Thời gian gần đây, ông Đặng Lê Nguyên Vũ được công chúng chú ý nhiều nhất với sự kiện bị hủy bỏ quyền đại diện pháp luật tại cà phê Trung Nguyên, thay vào đó bà Lê Hoàng Diệp Thảo - vợ ông là đại diện hợp pháp. Sự kiện này gây nên sự hoài nghi cho con đường phát triển tiếp theo của thương hiệu nổi danh thế giới này. Tuy nhiên sự tâm huyết với nghề của ông trong nhiều năm qua là một quá trình nỗ lực, rất đáng ghi nhận.


    Sau cuộc ly hôn lịch sử và tốn nhiều giấy mực của báo giới trong nước. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã dành lại quyền điều hành công ty và từng bước đưa Trung Nguyên trở lại vị trí là ông vua của ngành cafe Việt. Hiện nay, sao bao thăng trầm, Trung Nguyên không chỉ là công ty bán cafe gói mà có cho mình một hệ sinh thái gồm nhiều quán cafe chiếm vị trí đắt địa tại nhiều khu vực trong cả nước. Có thể nói, ông Đặng Lê Nguyên Vũ là một trong những doanh nhân có lối suy nghĩ khác biệt nhưng lại được người trẻ tôn trọng trong những vị doanh nhân Việt hiện nay.

    Hình ảnh
    Hình ảnh "vua cà phê": Đặng Lê Nguyên Vũ
    Tập đoàn Cà Phê Trung Nguyên
    Tập đoàn Cà Phê Trung Nguyên
  4. Mai Kiều Liên sinh năm 1953, tại Paris (Pháp), tốt nghiệp kỹ sư công nghệ chế biến sữa ở Nga năm 1976. Với niềm khát khao tạo ra một điều gì đó cho thế hệ trẻ - thế hệ tương lai của Việt Nam, bà đã bắt tay vào nghiên cứu thị trường và bà nhận thấy rằng sữa là một nguồn dưỡng chất tốt cho sự phát triển của bé. Từ đó đến nay, bà miệt mài, tận tụy cùng đưa Vinamilk từ tay trắng trở thành một trong những công ty thành công nhất tại Việt Nam hiện tại.


    Vị thế vững chắc của Vinamilk ngày hôm nay có phần đóng góp không nhỏ của bà Mai Kiều Liên. Bà là người ra những quyết định kịp thời như đầu tư vùng nguyên liệu từ sớm, tiến hành tái cấu trúc công ty và đặt mục tiêu sẽ đưa Vinamilk lọt vào top 50 doanh nghiệp sản xuất sữa lớn nhất thế giới trong 5 năm tới với doanh thu 3 tỷ USD. Về điểm này, Forbes cũng đưa ra đánh giá, bà Liên đã xây dựng Vinamilk không chỉ trở thành một trong những thương hiệu uy tín của Việt Nam, mà còn được khắp châu Á và thế giới coi trọng và đánh giá cao. Trả lời phỏng vấn của BBC, bà Liên đã bày tỏ tham vọng muốn “Vinamilk sẽ trở thành tập đoàn đa quốc gia và sẽ có những trang trại lớn để tự túc nguyên liệu từ bò trong nước, giảm bớt nhập khẩu nguyên liệu nước ngoài”. Năm 2020, Vinamilk phát hành cố phiếu thưởng lên đến 20%. Có thể nói, hiện nay, Vinamilk là một ông lớn đi đầu về sữa không chỉ ở Việt Nam mà cả châu Á.

    Vẻ đẹp mặn mà của bà Mai Kiều Liên
    Vẻ đẹp mặn mà của bà Mai Kiều Liên
    Tập đoàn Vinamilk do bà Mai Kiều Liên chèo lái
    Tập đoàn Vinamilk do bà Mai Kiều Liên chèo lái
  5. Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970, hiện là Tổng Giám đốc hãng hàng không Vietjet. Với tuổi đời còn quá trẻ bà đã sớm thành công trong công việc, sở hữu lượng tài sản khổng lồ mà nhiều người mơ ước. Không chỉ vậy bà còn là một trong 10 nữ doanh nhân thành công nhất được Forbes Việt Nam. Năm 2020, bà Nguyễn Thị Hương Thảo góp mặt trong 100 nhân vật thay đổi kinh tế Châu Á.


    Vị doanh nhân với vóc dáng nhỏ bé này liên tục xuất hiện trong các đề cử về doanh nghiệp và phát triển trong khu vực do các trang báo lớn trên thế giới bình chọn. Bà trở thành một trong những nữ doanh nhân hình mẫu của giới trẻ. Tính đến nay, Vietjet đã chiếm hơn 40% thị phần nội địa, liên tục tăng trưởng lợi nhuận nhanh.Nhiều người từng tiếp xúc cho rằng, bà Thảo không phải là mẫu doanh nhân nói suông mà giống kiểu một “nữ chiến binh” có tinh thần lăn xả hơn. Nhân viên của bà kể, phòng làm việc của tổng giám đốc sáng đèn đến 2-3h sáng, kể cả những ngày nghỉ lễ, là chuyện bình thường. Những ai đã từng tiếp xúc với bà Nguyễn Thị Phương Thảo đều có ấn tượng đặc biệt về người phụ nữ này.

    Bà Nguyễn Thị Phương Thảo
    Bà Nguyễn Thị Phương Thảo
    Hãng hàng không do bà Thảo thành lập
    Hãng hàng không do bà Thảo thành lập
  6. Hồi sinh trung tâm thương mại Tràng Tiền (Tràng Tiền Plaza), biến nó thành nơi mua sắm hàng hiệu đẳng cấp nhất Việt Nam trong bối cảnh kinh tế khủng hoảng năm 2020 được đánh giá là một quyết định rất mạo hiểm của Johnathan Hạnh Nguyễn. Tuy nhiên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (Imex Pan Pacific – IPP) – người được gọi là ông vua hàng hiệu Việt Nam chia sẻ: “Tôi không ‘chơi ngông’, liều lĩnh hay thiếu suy nghĩ để chi 400 tỷ đồng cải tạo, mời nhà đầu tư quốc tế góp 3.000 tỷ đồng vào Tràng Tiền Plaza. Ông đã từng nói đó không đơn giản là một trung tâm thương mại mà còn là khát vọng một đời của người con xa xứ. Chỉ câu nói ấy của ông chứng tỏ ông yêu nước đến nhường nào. Đặc biệt trong số 112 gian hàng siêu sang tại Tràng Tiền Plaza, ông Johnathan Hạnh Nguyễn đã sở hữu 20 gian.


    Được đồn đoán sở hữu khối tài sản trị giá hàng trăm triệu, thậm chí cả tỷ đôla với hình ảnh của dinh thự siêu xa xỉ tại Việt Nam nhưng Chủ tịch của IPP- Johnathan Hạnh Nguyễn chưa từng công bố về gia tài mình có. Các số liệu thống kê chính thức về tài sản của Johnathan Hạnh Nguyễn cũng chưa từng xuất hiện. Tuy nhiên trong giới doanh nhân Việt Nam ông là một cái tên lừng lẫy cả về khối tài sản và quy mô doanh nghiệp. Năm 2020, ông là một trong những người đi đầu với những khoảng đầu tư lớn vào các cụm khu công nghiệp, khu chế xuất và đặt biệt nhất phải kể đến tái hoạt động cảng biển lớn Vân Phong giúp thúc đẩy ngành công nghiệp xuất khẩu trong nước. Đây là dự án cảng tổng hợp quốc gia, trung chuyển quốc tế lớn nhất Việt Nam.

    Chủ tịch của IPP là đại gia kín tiếng Johnathan Hạnh Nguyễn
    Chủ tịch của IPP là đại gia kín tiếng Johnathan Hạnh Nguyễn
    Trung tâm thương mại Tràng Tiền (Tràng Tiền Plaza)
    Trung tâm thương mại Tràng Tiền (Tràng Tiền Plaza)
  7. Ông Trần Trọng Kiên Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc điều hành Tập đoàn Thiên Minh là vị đại gia chi 45 tỷ đồng mua thủy phi cơ về Việt Nam để đầu tư vào dịch vụ du lịch thủy phi cơ còn khá mới mẻ tại Việt Nam.Theo thông tin công bố của Thiên Minh thì Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty Trần Trọng Kiên còn khá trẻ (sinh năm 1973), là bác sỹ đa khoa thực hành (Trường Đại học Y Hà Nội, Cử nhân tiếng Anh (Trường Đại học Sư phạm ngoại ngữ Hà Nội), thạc sỹ Quản trị kinh doanh, tài chính (Đại học Tổng hợp Hawaii, Hoa Kỳ).


    Tập đoàn Thiên Minh dưới sự điều hành ông Trần Trọng Kiên đã được vinh danh trong danh sách 20 công ty tăng trưởng nhanh nhất Đông Á theo đánh giá của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF). Công ty tài chính quốc tế (IFC) (thành viên thuộc Ngân Hàng Thế Giới) cũng đã quyết định đầu tư vào Tập đoàn Thiên Minh số vốn đầu tư 14 triêu đô la Mỹ, nhằm giúp Thiên Minh tiếp tục triển khai và thực hiện các chiến lược phát triển sản phẩm du lịch và mở rộng chuỗi khách sạn của Tập đoàn trên cả nước. Năm 2020, ông xuất sắc nằm trong top 10 doanh nhân giàu nhất Việt Nam do Fobes bình chọn.

    Ông Trần Trọng Kiên
    Ông Trần Trọng Kiên
    Tập đoàn Thiên Minh Group là tập đoàn du lịch đặt biệt nhất Việt Nam
    Tập đoàn Thiên Minh Group là tập đoàn du lịch đặt biệt nhất Việt Nam
  8. Cái tên mới sáng chói trong các doanh nhân thành đạt của Việt Nam chính là ông Hồ Hùng Anh. Ông hiện đang giữ chức chủ tịch ngân hàng Techcombank. Theo Forbes Việt Nam, ông chính là 1 trong 2 cái tên mới gia nhập tỷ phú đô la năm 2019 do tạp chí này công bố. Theo ghi nhận, tài sản của ông đạt ngưỡng 1,7 tỷ USD. Ông giữ vị trí 1.349 của thế giới.


    Ông Hồ Hùng Anh sinh năm 1970 tại Hà Nội, nguyên quán ở Thừa Thiên - Huế. Ông Hùng Anh có bằng kỹ sư điện tử tại đại học Bách khoa Kiev (Ukraine). Trong thời sang sống tại Đông Âu, ông Hùng Anh quen biết ông Nguyễn Đăng Quang. Mối liên hệ của hai vị tỷ phú được Forbes mô tả là "hai đối tác kinh doanh thân thiết" và "có quan hệ đan xen". Ông Hồ Hùng Anh cùng tham gia với ông Nguyễn Đăng Quang trong việc điều hành Mansan Rus Trading tại Nga, tiền thân của tập đoàn hàng tiêu dùng Masan. Từ một Techcombank mới thành lập, ông Hồ Tùng Anh cùng ban cộng sự của mình đã đưa Techcobank trở thành ngân hàng vốn hóa hàng đầu tại Việt Nam năm 2020.

    Cái tên mới sáng chói trong các doanh nhân thành đạt của Việt Nam chính là ông Hồ Hùng Anh
    Cái tên mới sáng chói trong các doanh nhân thành đạt của Việt Nam chính là ông Hồ Hùng Anh
    Tập đoàn Techcom Bank
    Tập đoàn Techcom Bank
  9. Tháng 3/2019, ông Nguyễn Đăng Quang lọt vào danh sách tỷ phú USD của Forbes với 1,3 tỷ USD, xếp thứ 1.717. Theo Forbes, ông Nguyễn Đăng Quang (1963) từng kinh doanh hàng tiêu dùng tại Đông Âu, trước khi về nước thành lập Tập đoàn Masan và sau đó đầu tư vào Techcombank.


    Theo số liệu thống kê, ông Nguyễn Đăng Quang hiện chỉ nắm giữ 15 cổ phiếu MSN của tập đoàn Masan. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đăng Quang đang gián tiếp nắm giữ khoảng 252 triệu cổ phiếu MSN (thông qua CTCP Masan và Hoa Hướng Dương), tương đương gần 22% cổ phần Masan, trị giá khoảng 22,6 ngàn tỷ đồng theo vốn hóa của Masan trên sàn. Trước đó, ông Nguyễn Đăng Quang đã được Bloomberg ghi nhận là 1 trong 2 tỷ phú USD mới của tại khu vực Đông Nam Á với tài sản khoảng 1,2 tỷ USD.

    Nguyễn Đăng Quang là tỷ phú Việt Nam thứ ba được quốc tế công nhận theo Forbes
    Nguyễn Đăng Quang là tỷ phú Việt Nam thứ ba được quốc tế công nhận theo Forbes
    Tập đoàn Masan đầu tư vào nhiều ngành nghề khác nhau tại Việt Nam
    Tập đoàn Masan đầu tư vào nhiều ngành nghề khác nhau tại Việt Nam
  10. Ông Trần Bá Dương là người sáng lập và cũng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco). Ngoài ra ông còn được biết đến tới tư cách Tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư địa ốc Đại Quang Minh. Ông Trần Bá Dương được Forbes công nhận sở hữu khối tài sản 1,76 tỷ USD. Theo hồ sơ của Forbes,hiện nay Thaco trở thành công ty ôtô lớn nhất của Việt Nam với thị phần chiếm 32%. Hiện tại, ông Trần Bá Dương đang sở hữu 1,7 tỷ USD và xếp thứ 1.349 thế giới.


    Theo Forbes, ông Trần Bá Dương bắt đầu làm việc cho một nhà máy sửa chữa ôtô từ những 80 và quản lý công việc theo cách riêng của mình. Ông thành lập Trường Hải trong năm 1997. Ban đầu công ty chỉ bán ôtô, sau đó mới lắp ráp cho một vài thương hiệu như Kia, Mazda và Peugeot. Ông đã đưa Thaco vững mạnh từ khi bắt đầu cho đến hiện nay.

    Chủ tịch Thaco - Trần Bá Dương
    Chủ tịch Thaco - Trần Bá Dương
    Tài sản của ông Trần Bá Dương đang ở mức 1,7 tỷ USD
    Tài sản của ông Trần Bá Dương đang ở mức 1,7 tỷ USD
  11. Nguyễn Hòa Bình là một doanh nhân tiên phong trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam. Ông là nhà sáng lập và chủ tịch của Tập Đoàn NextTech. Trong chương trình Thương Vụ Bạc Tỷ (Shark Tank Việt Nam) mùa thứ 3 (2019), ông tham gia với vai trò là nhà đầu tư, từ đó nhận được cái tên Shark Bình và trở thành một trong những cái tên nổi tiếng với nhiều biệt danh thú vị như shark "tri kỷ", "gió đông", "ngáo giá", Bình "ké". Hành trình khởi nghiệp của ông Bình bắt đầu từ năm 2001 khi thành lập công ty riêng có tên PeaceSoft với số vốn ban đầu chỉ là 2 triệu đồng. Ban đầu, PeaceSoft là một startup công nghệ trên nền internet đầu tiên tại Việt Nam, chủ yếu tập trung vào việc gia công phần mềm cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau vài năm hoạt động, ông quyết định chuyển hướng sang mô hình dịch vụ mới, thương mại điện tử, và xây dựng Chodientu.vn.


    Với sự hỗ trợ từ tập đoàn Ebay tại Việt Nam, Chodientu.vn được xem là dự án tiên phong về thương mại điện tử tại Việt Nam, mang đến nhiều tiện ích cho người tiêu dùng trong việc mua sắm online. Tuy nhiên, khi thị trường thương mại điện tử Việt Nam phát triển, các đối thủ lớn như Lazada và Shopee gia nhập, và đối tác chiến lược eBay quyết định rời Việt Nam. Điều này đưa công ty của Shark Bình đối diện với nhiều khó khăn, đe dọa sự nghiệp mà ông đã xây dựng trong hơn 10 năm. Tuy setbacks xuất hiện, nhưng ông Bình đã thể hiện sự đổi mới và sáng tạo trong việc phát triển NextTech, biến đứa con tinh thần từ một công ty khởi nghiệp thành một hệ sinh thái với gần 20 dịch vụ điện tử hoạt động và mở rộng sang 8 thị trường khác tại khu vực Đông Nam Á trong vòng 20 năm qua. Ông được biết đến không chỉ với tư cách là một doanh nhân thành công mà còn là một nhà đầu tư có tầm ảnh hưởng trong cộng đồng startup và công nghệ tại Việt Nam.

    Nguyễn Hòa Bình
    Nguyễn Hòa Bình
    . Ông là nhà sáng lập và chủ tịch của Tập Đoàn NextTech
    . Ông là nhà sáng lập và chủ tịch của Tập Đoàn NextTech
  12. Phạm Thanh Hưng, còn được biết đến với cái tên "Shark Hưng", là một doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam. Sinh năm 1972 tại Hà Nội, ông đã có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực quản trị và kinh doanh. Shark Hưng tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh và đã đảm nhận nhiều vị trí quản trị cao cấp tại các công ty trong và ngoài nước. Hiện tại, ông là chủ tịch công ty bất động sản Thế Kỷ CENINVEST và phó chủ tịch hội đồng quản trị CENGROUP. Ngoài ra, ông cũng là tân Phó Chủ nhiệm Khoa Quản trị của Trường Quản trị và Kinh doanh, Đại học Quốc gia Hà Nội.


    Shark Hưng được biết đến thông qua chương trình "Thương vụ bạc tỷ" (Shark Tank phiên bản Việt), nơi ông truyền cảm hứng và khuyến khích khởi nghiệp. Với kiến thức sâu rộng trong các lĩnh vực như bất động sản, công nghệ thông tin, khoa học và kỹ thuật, ông là một nhà đầu tư hàng đầu tại Việt Nam. Ngoài thành công trong lĩnh vực doanh nghiệp, Shark Hưng còn được biết đến với những câu chuyện và lời khuyên tư vấn tình cảm trên mạng xã hội. Ông là một người thông minh, lý lẽ sắc bén và có lối nói chuyện tinh tế, hài hước, thu hút sự chú ý của đông đảo người hâm mộ.

    Phạm Thanh Hưng
    Phạm Thanh Hưng
    Phạm Thanh Hưng
    Phạm Thanh Hưng
  13. Trần Đình Long là một trong những doanh nhân nổi tiếng và thành công tại Việt Nam, được biết đến với vị thế tỷ phú và vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp thép. Sinh năm 1961 tại Hà Nội, ông đã xây dựng sự nghiệp ấn tượng từ những bước đầu chật vật đến việc trở thành Chủ tịch Hội đồng quản trị của Tập đoàn Hòa Phát (HPG), một trong những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam với hoạt động chính trong ngành sản xuất thép. Trần Đình Long không chỉ được công nhận với vị trí quan trọng trong ngành thép mà còn với sự khéo léo trong việc nhận biết cơ hội kinh doanh. Ông bắt đầu từ việc buôn bán đồ cũ nhập từ Nga, nhưng sự nhạy bén và quyết đoán đã dẫn ông đến lĩnh vực nội thất và sau đó là sản xuất thép.


    Với tầm nhìn và chiến lược đổi mới, ông và đồng đội đã chuyển đổi công ty từ việc nhập khẩu thép từ Đài Loan sang việc đầu tư sản xuất thép tại Việt Nam. Việc này đã đánh dấu bước phát triển lớn của Hòa Phát, khiến họ trở thành một trong những công ty thép hàng đầu không chỉ ở Việt Nam mà còn ở khu vực. Sự thành công của Trần Đình Long không chỉ đến từ trí tuệ kinh doanh mà còn từ sự kiên trì, tinh thần làm việc chăm chỉ và đặt mục tiêu cao. Qua những khó khăn, ông đã xây dựng một tập đoàn có tầm nhìn dài hạn và ảnh hưởng lớn đến ngành công nghiệp và nền kinh tế Việt Nam.

    Trần Đình Long
    Trần Đình Long
    Trần Đình Long là chủ tịch của Tập đoàn Hòa Phát
    Trần Đình Long là chủ tịch của Tập đoàn Hòa Phát
  14. Nguyễn Đức Tài là một doanh nhân Việt Nam có sự thành công rực rỡ trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý. Với học vấn vững vàng, ông tốt nghiệp Đại học Kinh tế Tp HCM chuyên ngành Tài chính - Kế toán trước khi trải nghiệm học tập Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh tại Học viện Quản trị Pháp Việt CFVG, nơi cung cấp cho ông kiến thức và kỹ năng quản lý sâu rộng. Sự nghiệp của ông bắt đầu với vai trò Giám đốc chi nhánh tại Công ty Phương Huy Thế kỷ 21 vào năm 2001, sau đó chuyển sang làm Trưởng bộ phận phát triển chiến lược tại S-Fone vào năm 2003. Tháng 3/2004, ông Nguyễn Đức Tài cùng một nhóm 4 người bạn đã lập nên Công ty Cổ phần Thế giới Di động, nơi ông đảm nhận vai trò quan trọng là Giám đốc Kinh doanh và Marketing.


    Với sự tài năng và tầm nhìn chiến lược, ông trở thành Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động từ năm 2007. Dưới sự lãnh đạo của ông, Thế giới Di động đã có sự bứt phá ngoạn mục, với doanh thu và lợi nhuận đáng kinh ngạc. Đến năm 2018, công ty đạt doanh thu 86.516 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế lên tới 2.880 tỷ đồng, khẳng định vị thế của mình trong thị trường kinh doanh điện thoại di động. Tuy nhiên, vào tháng 3/2019, ông Tài đã quyết định rời vị trí lãnh đạo tại Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động, để nhường lại cho người kế nhiệm. Hiện tại, ông Nguyễn Đức Tài vẫn giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT của công ty, có thể là một vai trò tư vấn quan trọng trong hệ thống quản lý và chiến lược phát triển của công ty.

    Nguyễn Đức Tài
    Nguyễn Đức Tài
    Ông trở thành Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động từ năm 2007
    Ông trở thành Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc điều hành của Công ty Cổ phần Đầu tư Thế giới Di động từ năm 2007



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy