Top 10 Doanh nhân trẻ thành công nhất Việt Nam
Với những dấu ấn thành công ban đầu trong sự nghiệp, các doanh nhân trẻ dần tạo ra được nhiều ảnh hưởng tích cực tới cộng động với tinh thần dám nghĩ dám làm ... xem thêm...trong quá trình khởi nghiệp. Họ tràn đầy tinh thần khởi nghiệp, dám nghĩ dám làm, với những cá tính mạnh mẽ và dấn thân. Họ đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam năng động, tri thức, mang khát vọng thành công, tạo nên những ánh sáng hy vọng cho cho tương lai. Vậy những gương mặt xuất sắc đó là ai? Cùng tham khảo qua bài viết dưới đây nhé!
-
Nguyễn Thành Trung, CEO của studio Sky Mavis và là ‘cha đẻ’ của tựa game Việt Axie Infinity khiến thế giới chao đảo. Anh còn được nhiều người ưu ái đặt cho cái tên thật mật là Trung Nguyễn Sky Mavis hay Trung nguyễn tỷ phú đô la trong mảng công nghệ. Mặc dù còn rất trẻ nhưng anh đã khiến không ít người ấn tượng khi đạt danh hiệu tỷ phú USD công nghệ đầu tiên tại Việt Nam ở độ tuổi 29.
Là một trong các trò chơi ứng dụng công nghệ blockchain đầu tiên trên thế giới, Axie Infinity cho phép người tham gia vừa giải trí vừa có thể kiếm tiền. Trò chơi này tạo ra thế giới ảo mà người chơi có thể xây dựng, chăn nuôi, vừa có thể đưa các Axie chiến đấu và giành chiến thắng. Công nghệ blockchain cho phép xác nhận sở hữu các vật phẩm trong trò chơi giúp người chơi có thể trao đổi, chuyển nhượng, từ đó tạo ra thu nhập thật. Vào tháng 12.2021, giá trị giao dịch vật phẩm hằng ngày trung bình đạt 10 triệu đô la Mỹ. Tổng giá trị vật phẩm trong trò chơi đã được giao dịch xấp xỉ bốn tỉ đô la Mỹ tính đến đầu tháng 2.2022. Sự thành công của Axie Infinity tạo ra trào lưu phát triển game blockchain tại Việt Nam và thế giới.Trong năm 2021, Sky Mavis thực hiện hai vòng gọi vốn. Tháng 5.2021 Mark Cuban và một nhóm nhà đầu tư quốc tế đã đầu tư 7,5 triệu đô la Mỹ vào Sky Mavis. Tháng 10.2021, công ty nhận vốn vòng series B với số tiền 152 triệu đô la Mỹ, một trong các thương vụ gọi vốn lớn nhất trong năm qua của các startup tại Việt Nam. Trung tốt nghiệp đại học FPT, chuyên ngành kỹ sư lập trình. Anh cho biết sau khi được cộng đồng người chơi biết đến rộng rãi, mục tiêu tiếp theo là duy trì và phát triển cộng đồng người chơi ổn định và phát triển Axie Infinity bền vững.
-
Trần Hoài Phương là trưởng bộ phận đầu tư của Wavemaker Partners – quỹ chuyên đầu tư vào các công ty khởi nghiệp công nghệ trong lĩnh vực công nghệ sâu (deep tech) ở giai đoạn khởi đầu. Riêng ở Việt Nam, Phương trực tiếp dẫn dắt các thương vụ đầu tư vào FoodMap, Dat Bike, MindX và Vigo Retail với tổng giá trị đầu tư khoảng 3,6 triệu đô la Mỹ. Hiện tại, định giá của bốn startup này khoảng 120 triệu đô la Mỹ.
Ngoài tham gia đầu tư, Phương quản lý 15 công ty trong tổng số 161 công ty có trong danh mục đầu tư của Wavemaker ở Hoa Kỳ, Ấn Độ, Pakistan, Philippines, Singapore và châu Âu, với tổng định giá khoảng năm tỉ đô la Mỹ. TechinAsia đánh giá Wavemaker trong tốp 3 các quỹ hoạt động sôi nổi nhất khu vực Đông Nam Á giai đoạn 2020-2021. Tổng tài sản của Wavemaker tính tới hiện tại đạt 612 triệu đô la Mỹ, theo số liệu tự công bố.
Trần Hoài Phương tốt nghiệp chuyên ngành Tài chính, đại học Lehigh (Hoa Kỳ), sau đó hoàn thành bằng thạc sĩ ngành Quản trị tại University College London (Anh). Năm 2016, trở về Việt Nam, Phương là một trong ba thành viên chủ chốt đầu tiên của VinaCapital Ventures, quỹ đầu tư mạo hiểm của VinaCapital, chính thức hoạt động từ năm 2018. Phương tham gia với vai trò dẫn dắt từ vòng đầu tiên trong bốn thương vụ đầu tư vào những startup trong các lĩnh vực gồm truyền thông, nền tảng khách hàng thân thiết, công nghệ tài chính, xe điện, bao gồm Yeah1, Ecomobi, Wee Digital, Urbox. -
Lê Yên Thanh sáng lập và điều hành BusMap – dự án bản đồ xe buýt lớn nhất Việt Nam. Thanh lập BusMap từ khi còn là sinh viên đại học sau này trở thành dự án bản đồ dịch tễ COVID-19 cho một số tỉnh và dựa trên đó phát triển thành công ty Phenikaa MaaS chuyên về các giải pháp giao thông thông minh. Công ty được tập đoàn Phenikaa đầu tư 1,5 triệu đô la Mỹ giữa năm 2021.
Sở hữu bảng thành tích "khủng", được truyền thông ưu ái gọi là "chàng trai vàng tin học" của Việt Nam nhưng Lê Yên Thanh thú nhận "vì tham gia quá nhiều cuộc thi nên tôi cũng không nhớ chính xác mình đã đạt tất cả bao nhiêu giải thưởng". Bắt đầu làm quen và yêu thích tin học từ những năm cấp 2, chàng trai quê An Giang này từng đoạt giải nhất kỳ thi học sinh giỏi tin học quốc gia và được tuyển thẳng vào đại học. Năm 2015, anh giành giải nhì cuộc thi Nhân tài Đất Việt. Cùng năm đó, Lê Yên Thanh được vinh danh là Gương mặt trẻ tiêu biểu của Việt Nam khi mới 21 tuổi.
Với vai trò là nhà sáng lập và CEO Phenikaa Mass - công ty cung cấp các giải pháp công nghệ giao thông, Lê Yên Thanh đã lọt Top 30 under 30 châu Á của tạp chí Forbes. Hiện tại ứng dụng BusMap có hơn 2 triệu lượt tải ở Việt Nam, hoạt động tại 4 tỉnh thành phố lớn là TP HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và Bình Dương. BusMap cũng đã được triển khai thử nghiệm tại thành phố Bangkok và Chiangmai ở Thái Lan. -
Đỗ Anh Thư sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, sau thời gian làm việc tại Boston Consulting Group tại Việt Nam, cô chuyển sang Singapore làm việc cho Google và phụ trách quản lý marketing phát triển thị trường doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tới khoảng 98% tổng số doanh nghiệp ở Việt Nam. Thư có sáng kiến dùng đối tác vận chuyển shipper của Giao Hàng Nhanh (GHN) và kết nối API với KiotViet để hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam sử dụng sản phẩm Google My Business.
Thư cũng là người khởi xướng việc hợp tác giữa chương trình Women Will với hiệp hội Nữ Doanh nhân TP.HCM (HAWEE) để tổ chức các hội thảo đào tạo khoảng 400 nữ lãnh đạo doanh nghiệp số hóa doanh nghiệp và kinh doanh trực tuyến. Chương trình vẫn tiếp tục được mở rộng dưới sự hỗ trợ của đội ngũ Google và đào tạo được hơn 40 ngàn nữ lãnh đạo tính tới hết năm 2021.Bên cạnh công việc chính, Anh Thư là diễn giả thường xuyên tại chương trình #IamRemarkable và thành viên ủy ban Phụ nữ của YouTube. Thông qua tổ chức các buổi huấn luyện, nhiều phụ nữ trở nên tự tin, phát triển khả năng của bản thân. Sau hơn sáu năm làm việc ở nước ngoài, Anh Thư đã trở về Việt Nam tháng 12.2021. Cô cũng dành thời gian cho một vài dự án cá nhân hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng tiếp thị tăng trưởng (growth marketing) vào hoạt động kinh doanh.
-
Trần Trung Hiếu là đồng sáng lập và CEO của TopCV, hoạt động trong lĩnh vực công nghệ nhân sự. Xuất hiện muộn hơn so với những doanh nghiệp cùng ngành, nhưng Top CV hiện chiếm khoảng 10% thị phần, theo công bố của công ty. Với nền tảng kiến thức về công nghệ thông tin, Hiếu phụ trách xây dựng sản phẩm, chiến lược kinh doanh từ khi doanh nghiệp thành lập đầu năm 2016.
Ý tưởng thành lập TopCV tới tình cờ khi Hiếu tìm nền tảng để thiết kế CV để anh ứng tuyển vào Facebook nhưng không thấy một website nào đơn giản, dễ sử dụng và có thể tạo ra được CV chuyên nghiệp. Hiếu lập TopCV cùng ba người bạn, mở rộng mô hình dịch vụ sang kết nối các ứng viên với nhà tuyển dụng sau khoảng một năm đầu vận hành. Giai đoạn 2018-2021, TopCV tăng trưởng trung bình về doanh thu khoảng 300%/năm sau khi nhận hai triệu đô la Mỹ vòng series A từ quỹ VIC Partners, và công ty công nghệ nhân sự Nhật Bản Mynavi.
Đội ngũ tự nghiên cứu và phát triển công cụ tạo CV Online, hiện giữ thị phần số 1 Việt Nam, theo thông tin tự công bố. Ước tính mỗi tháng, TopCV kết nối khoảng 200 ngàn người tìm được cơ hội việc làm phù hợp, tất cả quy trình được tự động hóa nhờ ứng dụng công nghệ AI trên hai nền tảng website và ứng dụng TopCV. -
Từ cuộc thi lập trình dành cho phái nữ do một nhóm sinh viên tổ chức, Nguyễn Huyền My tham gia sáng lập và điều hành SheCodes Vietnam từ năm 2019, tổ chức ra đời thúc đẩy hoạt động truyền lửa cho phái nữ tự tin trong lĩnh vực công nghệ. Qua hơn ba năm, SheCodes thu hút hơn 10 ngàn thành viên nữ tham gia các lớp học lập trình, hackathon (cuộc thi phát triển phần mềm), các sự kiện định hướng, chia sẻ kiến thức, kỹ năng và mạng lưới quan hệ cho nữ giới. Chương trình truyền cảm hứng và động lực cho nữ giới kiên trì theo đuổi sự nghiệp nhờ công nghệ, thông qua công nghệ thu hẹp khoảng cách giới.
SheCodes Vietnam phát triển nhiều hoạt động mới, startup SSSMarket ra đời từ SheCodes Hackathon 2020 nằm trong Top 10 Startup Wheel 2021. Nền tảng giáo dục Techlofi trang bị kiến thức công nghệ, hỗ trợ các nhóm yếu thế và nữ giới đoạt giải nhất cuộc thi Giải pháp tương lai – Techfest 2021. Giải thưởng tiên phong Bình đẳng giới – Thanh niên kiến tạo 2021 do đại sứ quán Ireland, trung tâm Nghiên cứu Phát triển bền vững (CSDS) và cơ quan Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) trao tặng.
Năm 2019, Huyền My đồng sáng lập Resident.vn, là giám đốc tăng trưởng tại nền tảng quản lý bất động sản và cư dân số. Từ 2021, Huyền My là một cố vấn chiến lược tại trung tâm Hỗ trợ và Phát triển sinh viên Việt Nam, xây dựng các chương trình thu hẹp khoảng cách nghề nghiệp, trang bị kiến thức và kỹ năng để sinh viên đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng trong doanh nghiệp. Cô cũng hỗ trợ hoạt động xã hội tại một số tổ chức khác như Hanoi Food Rescue, Challenge For Future. -
Tốt nghiệp đại học Kinh tế TP.HCM, Lê Minh Nhựt gắn bó với hoạt động hỗ trợ xây dựng cộng đồng khi làm việc tại quỹ Khởi nghiệp Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ Việt Nam (SVF) từ năm 2016. Hiện là giám đốc chương trình Phát triển hệ thống Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NISD). Trong vòng hơn sáu năm qua, Nhựt tập trung vào ba trụ cột chính: Phát triển hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và phát triển doanh nghiệp địa phương, xây dựng và quản lý mạng lưới tận dụng nguồn nhân lực từ cộng đồng sinh viên Việt Nam, hình thành mạng lưới các nhà cố vấn khởi nghiệp trên toàn quốc.
Những đóng góp của Nhựt góp phần giúp SVF mở rộng mối quan hệ hợp tác toàn diện từ một lên tám tỉnh thành trên cả nước (Đồng Tháp, Bến Tre, Bà Rịa Vũng Tàu, Đắk Lắk, Quảng Nam, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Kon Tum). Họ đồng hành với hơn 20 địa phương khác trong xây dựng và thực hiện các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Mạng lưới cố vấn khởi nghiệp mà Nhựt là một thành viên tích cực hiện đã kết nối với hơn 100 cố vấn, hợp tác cùng 20 trường cao đẳng, đại học ở các tỉnh thành đối tác.
Cuối năm 2021, Nhựt nhận học bổng 100% học phí để theo học Thạc sĩ ngành Chính sách công tại trường đại học Fulbright Việt Nam. Mục tiêu của Nhựt trong tương lai gần là xây dựng được một khung chương trình bài bản để phát triển cộng đồng khởi nghiệp có thể áp dụng ở mọi địa phương trên toàn quốc. -
Sau khi học hết năm đầu tại khoa Kinh tế Đối ngoại, đại học Ngoại thương TP.HCM, Nguyễn Thúc Khoa quyết định rời trường đại học để khởi nghiệp vào năm 2012. Hơn 10 năm từ lúc bắt đầu khởi nghiệp, Khoa tập trung phát triển các mô hình kinh doanh giáo dục. Năm 2019, Khoa cùng một vài người bạn sáng lập công ty cổ phần Học viện Nghiên cứu và Đào tạo Soroban (toán tư duy), với thương hiệu Soroban Rainbows, hoạt động theo mô hình nhượng quyền. Khoa và đội ngũ tự xây dựng một bộ giáo trình giảng dạy theo các cấp, hiện đã lên tới cấp 7 (tổng cộng giáo trình có 10 cấp).
Trong suốt hai năm đại dịch, Soroban Rainbows vẫn tiếp tục mở rộng quy mô sang 29 tỉnh thành trên cả nước với 58 trung tâm nhượng quyền. Doanh số trung bình/tháng từ 1–3 tỉ đồng, chủ yếu từ chi phí nhượng quyền, tăng trưởng doanh thu trung bình 2 con số mỗi tháng (phụ thuộc vào số lượng trung tâm nhượng quyền mới). Để thích nghi với sự thay đổi sau đại dịch, Soroban Rainbows phát triển ứng dụng trên di động để phục vụ cho nhóm khách hàng không có cơ hội học trực tiếp. Tính tới thời điểm hiện tại, ứng dụng ghi nhận 20 ngàn lượt tải trên Android và iOS. Sau một thời gian phát triển app miễn phí, Soroban Rainbows đã áp dụng chế độ thu phí và ghi nhận gần 10 ngàn người đã trả tiền dùng app.Kênh YouTube “Nuôi dạy con thông minh” của Soroban Rainbows đã đạt nút bạc đầu tiên và duy nhất tính tới thời điểm hiện tại ở mảng toán tư duy. Trước Soroban Rainbows, Khoa là đồng sáng lập Cánh Cung – công ty đào tạo kỹ năng mềm, phát triển bản thân học viên từ 16–25 tuổi, sau đó mở thêm mảng mới là đào tạo tiếng Anh và đổi tên thành Action English chuyên dạy giao tiếp cho sinh viên kết hợp kỹ năng mềm. Khoa cùng các đồng sáng lập phát triển lên năm chi nhánh, bốn ở TP.HCM và một ở Cần Thơ. Trong năm năm, Action English có khoảng 6.000 lượt học viên và nhiều chương trình hội thảo tại các trường đại học.
-
Năm 2019, Lưu Thanh Huyền sáng lập và là trưởng ban cố vấn VOCF – Vietnam Online Career Fair – đơn vị tổ chức hội chợ hướng nghiệp và việc làm trực tuyến đầu tiên tại Việt Nam. Đến cuối năm 2021, VOCF đã thực hiện bảy mùa hội chợ trực tuyến, thu hút hơn 44 ngàn sinh viên và 33 doanh nghiệp, đưa thông tin nghề nghiệp chính thống đến 9 triệu lượt người xem. Fanpage của VOCF có hơn 51 ngàn người theo dõi cùng hai nhóm cộng đồng với 42 ngàn thành viên.
Năm 2020, Huyền tiếp tục sáng lập và điều hành VOCO (Vietnam Online Career Orientation Center) – trung tâm Hướng nghiệp Trực tuyến, kết nối doanh nghiệp và những người có kinh nghiệm đến sinh viên và học sinh trung học phổ thông. VOCO tổ chức các hội thảo, các lớp kỹ năng, lập thư viện record, mở chương trình đào tạo hướng nghiệp từ doanh nghiệp hoặc kết nối 1–1. Đến cuối 2021, VOCO đạt mốc ba ngàn gói thành viên đăng ký với hơn 100 hội thảo trực tuyến thu hút hơn 10 ngàn người tham dự; kênh TikTok với 100 ngàn người theo dõi và hơn 20 triệu lượt xem. Chương trình hướng nghiệp giúp giới trẻ kỹ năng gia nhập thị trường lao động bằng các hoạt động cộng đồng mang tính kết nối cao, được vận hành tiếp nối bởi các sinh viên tình nguyện.
Năm 2016, Huyền gia nhập Unilever Vietnam. Sau khi hoàn thành chương trình “Nhà lãnh đạo tương lai Unilever” năm 25 tuổi, cô được bổ nhiệm vị trí trưởng phòng nhân sự khối sản xuất Unilever Vietnam. Năm 2020, Huyền gia nhập L’Oreal, hiện là giám đốc nhân sự phát triển năng lực và tổ chức tại L’Oréal Việt Nam
-
Tháng 3.2020, Ngô Thùy Anh thành lập HASU, ứng dụng chăm sóc tinh thần, thể chất dành cho những người từ 50 tuổi. Thùy Anh mong muốn đưa mô hình kinh doanh này hướng tới hỗ trợ những người cao tuổi vượt qua những nỗi sợ: sợ bị lãng quên, sợ là gánh nặng của con cháu, sợ không khỏe… để sống vui vẻ và hạnh phúc. Trên thị trường hiện còn ít dịch vụ, sản phẩm chăm sóc tinh thần, thể chất cho người cao tuổi như HASU.
Ra đời giữa lúc dịch COVID-19 bùng phát, HASU điều chỉnh mô hình liên tục: từ tổ chức các lớp học trực tiếp cho khách hàng ban đầu chuyển sang thiết kế ứng dụng trực tuyến kết nối người dùng, kết hợp các hoạt động trực tiếp khi dịch bớt căng thẳng. Số liệu đến tháng 12.2021, có khoảng 12 ngàn người từ 50 tuổi sử dụng HASU để tập thể dục, giải trí và kết nối. Thùy Anh và các cộng sự đang hướng đến ứng dụng tiện lợi, nhiều tính năng hơn để những người cao tuổi hơn có thể trải nghiệm và con cháu của họ có thể theo dõi ba mẹ, ông bà qua ứng dụng.
Trước khi lập ra HASU, năm 2017, khi đang học thạc sĩ Quản trị kinh doanh tại Mỹ, Ngô Thùy Anh đồng sáng lập Aligo Kids – nền tảng dạy kỹ năng và phòng chống xâm hại tình dục trẻ em thông qua phim hoạt hình tương tác. Sau khi về nước năm 2018, Thùy Anh sáng lập AligoMedia – công ty với các hoạt động như sản xuất phim hoạt hình về phòng chống bạo lực trên cơ sở giới cho phụ nữ dân tộc thiểu số, giáo dục hành vi xử lý rác thải, sách giáo khoa điện tử, công nghệ kết nối gia đình cho các doanh nghiệp, tổ chức.
Jin Phạm 2017-07-13 12:33:50
Anh giỏi quá😍