Top 13 Phụ nữ quyền lực và giàu có nhất Việt Nam
Để có một công việc ổn định với mức lương ổn đã là khó vậy mà có những phụ nữ tài giỏi, thông minh kiếm tiền tỷ thì quả là đáng khâm phục. Hãy cùng Toplist ... xem thêm...khám phá xem những người phụ nữ nào quyền lực, giàu có, thành đạt nhất ở Việt Nam đáng để chúng ta học tập và noi gương theo.
-
Nữ tỷ phú đô la Nguyễn Thị Phương Thảo
Trong nhiều năm, nữ doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo là người phụ nữ Việt Nam đầu tiên xuất hiện trong các bảng xếp hạng những tỉ phú hàng đầu thế giới hay danh sách những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới…
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo được sinh ra trong một gia đình gốc Hà Nội. Bà may mắn có cơ hội được đi du học đại học ngành Kinh tế tài chính năm 17 tuổi. Bà Thảo nhanh chóng nổi tiếng trong cộng đồng không chỉ với thành tích học tập xuất sắc mà còn có tài kinh doanh thiên bẩm. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo bước vào thương trường khi còn là sinh viên năm thứ 2. Nhân cơ hội thị trường Đông Âu đang trong tình trạng thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm, bà Thảo đã bắt đầu kinh doanh đủ thứ từ hàng điện tử, máy tính, máy fax đến băng đĩa, đồng hồ, thậm chí cả hàng nông sản từ các nước châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, HongKong (Trung Quốc) sang Đông Âu… Song song với đó, bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như thiết bị, sắt thép, phân bón…
Sau khi quay về Việt Nam, bà góp vốn thành lập Ngân hàng Techcombank và sau đó là VIB - 2 trong số những ngân hàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Gần 25 năm sau, bà nổi lên như một nữ tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam. Phần lớn tài sản của bà đến từ cổ phần ở VietJet và Dragon City (Phú Long) - dự án bất động sản rộng 65 héc-ta ở TP. HCM.
Ngoài việc là cổ đông lớn nhất của VietJet Air, Tập đoàn Sovico Holdings của gia đình bà đã mua lại Furama Resort Danang vào năm 2005, trở thành nhà đầu tư người Việt đầu tiên sở hữu và vận hành khách sạn 5 sao. Furama Resort Danang khai trương vào năm 1997 với 198 phòng là khu nghỉ dưỡng biển 5 sao đầu tiên tại Việt Nam. Gần một thập kỷ sau đó, Sovico tiếp tục thâu tóm thêm 2 khu nghỉ dưỡng tại Khánh Hoà là Ana Mandara và An Lâm Ninh Vân Bay.
Ngày 9/3/2017, tạp chí Forbes công bố danh sách các nữ tỷ phú USD trên thế giới năm 2017, ghi nhận bà Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với khối tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ USD. Bà cũng là một trong 15 nữ tỷ phú tự thân mới trong danh sách của Forbes năm 2017. Theo thống kê của Forbes, tại thời điểm 13/12/2017, tổng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đạt 2,7 tỷ USD. Bà Thảo có tài sản 3,1 tỉ đô la Mỹ, đứng thứ 984 trong danh sách Tỉ phú thế giới năm 2022 của Forbes.
-
Nữ tướng quyền lực Mai Kiều Liên
Bà Mai Kiều Liên sinh ngày 1/9/1953 tại Paris, Pháp trong một gia đình trí thức người Việt, cha mẹ bà đều là bác sĩ. Năm 1957, gia đình bà trở về Việt Nam cống hiến.
Bà Mai Kiều Liên học tại trường Trưng Vương - Hà Nội, vào những năm chiến tranh khốc liệt phải sơ tán về nông thôn, học giữa bãi sông Hồng. Sau khi tốt nghiệp cấp III, bà sang Liên Xô học khoa chế biến sữa và thịt tại Moskva.
Trở về nước, bà Mai Kiều Liên được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) năm 31 tuổi. Khi lên vị trí lãnh đạo của doanh nghiệp này vào năm 2003, bà xuất sắc đưa thương hiệu sữa Vinamilk đến gần hơn với người tiêu dùngtrong nước và 23 quốc gia khác nhau.
Với những cống hiến hết mình cùng tài năng kinh doanh, lãnh đạo xuất chúng, bà Liên được bầu chọn là một trong những CEO xuất sắc của châu Á trong lĩnh vực quan hệ với nhà đầu tư. Không chỉ nằm trong top những doanh nhân nữ thành đạt nhất Việt Nam, bà còn được Tạp chí Forbes 4 lần liên tiếp vinh danh trong top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. -
Nữ doanh nhân Nguyễn Thị Nga
Bà Nguyễn Thị Nga - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn BRG, Phó Chủ tịch thường trực HĐQT SeABank - là một trong những nữ doanh nhân có tầm ảnh hưởng nhất Việt Nam. Vị “nữ tướng” này đã đưa Tập đoàn BRG đi lên từ hoạt động xuất nhập khẩu trước khi đầu tư vào lĩnh vực ngân hàng, khách sạn, sân golf và nhiều lĩnh vực khác.
Bà Nga góp mặt liên tục trong danh sách các phụ nữ có ảnh hưởng của Forbes Việt Nam. Bà Nga khởi nghiệp kinh doanh từ đầu những năm 1990. Đến năm 1993, bà cùng chồng thành lập Tập đoàn BRG (BRG Group), tập đoàn đầu tư đa ngành và là một trong những doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam. Bà Nga cũng nổi tiếng với các thương vụ M&A, bao gồm các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, doanh nghiệp tư nhân và liên doanh.
Dưới sự dẫn dắt của bà, BRG Group đi tiên phong trong nhiều lĩnh vực như golf, khách sạn, bất động sản. Ngoài ra, bà còn đầu tư trải rộng trên các lĩnh vực từ tài chính - ngân hàng, xuất nhập khẩu, bán lẻ, du lịch và cả nông nghiệp.
Bà Nga được xem là người truyền cảm hứng cho những nữ doanh nhân thế hệ sau, rằng phụ nữ có thể tự tin xây dựng doanh nghiệp, vượt qua những khó khăn để đưa doanh nghiệp của mình vươn xa, đóng góp cho kinh tế - xã hội của đất nước.
Năm 2006, sau khi thoái vốn khỏi Techcombank, bà Nga đầu tư và trở thành Chủ tịch HĐQT SeABank. Đầu năm 2019, bà Nga rời ghế Chủ tịch HĐQT SeABank, lui về giữ chức vụ Phó chủ tịch thường trực HĐQT của SeABank kể từ ngày 12/04/2019. Ngoài SeABank, bà Nga còn tham gia vào Ban quản trị/Ban điều hành tại hàng loạt các doanh nghiệp trong “hệ sinh thái” BRG Group
-
Nữ doanh nhân Thái Hương
Nữ doanh nhân Thái Hương được đánh giá là một trong những người quyền lực của lĩnh vực tài chính Việt Nam. Trong 2 năm liên tiếp là 2015 và 2016, bà Thái Hương lọt vào bảng xếp hạng Top 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á theo Forbes bình chọn.
Bà Thái Hương sinh năm 1958 tại Nghệ An, từng là cán bộ Ban vật giá tài chính Hải Phòng từ năm 1982 đến 1985. Sau đó bà làm cán bộ kế toán tại Công ty Vật liệu xây dựng chất đốt Nghệ An. Đến năm 1989, bà làm Công ty TNHH Vật liệu xây dựng Hương Hà.
Cuối năm 2017, sau gần 10 năm gắn bó với TH True Milk, bà Thái Hương rời ghế chủ tịch HĐQT tập đoàn này để đảm nhận vị trí Tổng giám đốc của Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank). Tuy nhiên, theo chia sẻ từ bà Hương, bà vẫn tiếp tục làm cố vấn cho TH True Milk trong thời gian tiếp theo.
-
Doanh nhân Cao Thị Ngọc Dung
Cao Thị Ngọc Dung (sinh ngày 8 tháng 10 năm 1957, nguyên quán tỉnh Quảng Ngãi) là một nữ doanh nhân người Việt Nam. Bà hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ). Năm 2017, Cao Thị Ngọc Dung có tài sản 663 tỉ đồng, người phụ nữ giàu thứ 8 ở Việt Nam.
Bà là cổ đông sáng lập (đại diện của PNJ) và là chủ tịch đầu tiên của Ngân hàng Đông Á (Dong A Bank) giai đoạn 1992-1997 khi Ngân hàng Đông Á thành lập ngày 1/7/1992.
Năm 2017, Cao Thị Ngọc Dung là người phụ nữ giàu thứ 8 ở Việt Nam với khối tài sản 663 tỉ đồng. Hiện nay bà nằm trong Top 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam với khối tài sản 1.000 tỷ đồng. Năm 2016, bà góp mặt trong danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á của Tạp chí Forbes.
Dưới sự lãnh đạo của bà Dung, thương hiệu PNJ đã ghi nhận những thành tựu rực rỡ ở cả thị trường trong và ngoài nước. Trong giới vàng bạc nữ trang, bà được mệnh danh là “Nữ tướng vàng thời trang”. -
Doanh nhân Nguyễn Thị Mai Thanh
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh sinh ngày 25/12/1952, quê quán Trảng Bàng - Tây Ninh, hiện tại bà đang sinh sống và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh. Doanh nhân Nguyễn Thị Mai Thanh hiện là Chủ tịch HĐQT Công ty cơ điện REE. Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành cơ khí điện tại Đại học Karl-Marx-Stadt (Đức), từ năm 1982, bà Mai Thanh gia nhập REE với vị trí là một kỹ sư, sau đó bà đã trở thành lãnh đạo công ty này từ năm 1985.
“Cô ấy là một nhân viên xuất sắc, không bao giờ thỏa mãn với thành quả hiện tại mà luôn cố gắng. Cô ấy làm việc cật lực như những đồng nghiệp nam. Và tôi không quan tâm đến việc cô ấy có là con của một vị trung tướng hay không khi quyết định giao quyền lãnh đạo!” - Ông Nguyễn Thanh Vân, Cựu Giám đốc Xí nghiệp Liên hợp Thiết bị lạnh (tiền thân của REE), người đã cất nhắc bà Mai Thanh lên vị trí lãnh đạo cao nhất.
Từ đó, bà Nguyễn Thị Mai Thanh đã giúp REE thoát khỏi cảnh chật vật nhờ thương hiệu máy điều hòa Reetech. Đây cũng là công ty đầu tiên niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam năm 2000.
Doanh nhân Nguyễn Thị Mai Thanh được Tạp chí Forbes vinh danh và đứng thứ 28 trong danh sách 48 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á (ASIA Power Businesswomen) năm 2014.
-
Nữ doanh nhân Phạm Thu Hương
Bà Phạm Thu Hương nằm trong danh sách những người giàu nhất Việt Nam, tuy nhiên bà khá kín tiếng về đời tư. Bà Hương được biết đến là người cùng chồng xây dựng nên Tập đoàn kinh tế tư nhân lớn nhất Việt Nam - Vingroup từ khi cả hai vợ chồng bắt đầu khởi nghiệp ở Đông Âu.
Sinh ngày 14/6/1969 tại Hà Nội trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học. Nữ doanh nhân Phạm Thu Hương có bằng Cử nhân luật quốc tế tại Ukraina và cũng giống như chồng tỷ phú mình. Trong khoảng thời gian đi du học, bà Hương làm quen với ông Phạm Nhật Vượng thông qua các nhóm du học sinh ở Matxcơva, sau đó họ yêu nhau và kết hôn. Sau khi tốt nghiệp, bà Hương không quay về nước mà cùng chồng ở lại Matxcơva để lập nghiệp.Hiện bà đang hiện giữ cương vị phó chủ tịch tập đoàn VinGroup. Tính đến ngày 20/1/2022, bà Hương đang sở hữu gần 170 triệu cổ phiếu VIC với tổng giá trị tài sản 15.940 tỷ đồng, xếp vị trí 10 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
-
Đại gia Phạm Thuý Hằng
Phạm Thúy Hằng sinh ngày 10/9/1974 tại Hà Nội. Bà có 2 người chị gồm Phạm Thu Hương – vợ của Phạm Nhật Vượng, Phạm Ngọc Linh. Chồng của bà là Nguyễn Quốc Thành, hiện đang giữ chức vụ thành viên trong hội đồng quản trị của tập đoàn VIC.
Lúc nhỏ, Phạm Thu Hương được học hành đầy đủ và bà tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành ngoại ngữ. Những năm đầu khi vợ chồng Phạm Thu Hương và Phạm Nhật Vượng về nước, bà đã sát cánh cùng Phạm Thu Hương và anh rể trong những ngày đầu tiên xây dựng tập đoàn. Chính nhờ sự hỗ trợ đó mà tập đoàn VIC đã có những bước phát triển thần tốc.Phạm Thúy Hằng với Phạm Thu Hương có đóng góp lớn trong tập đoàn VinGroup (mã chứng khoán VIC). Bà Hằng hiện đang giữ chức vụ phó chủ tich HĐQT của VinGroup. Đằng sau thành công của tập đoàn VinGroup nói chung và thành công của Phạm Nhật Vượng nói riêng, công lao của vị nữ tướng Phạm Thúy Hằng không thể chối bỏ.
Kết thúc năm 2019, Phạm Thúy Hằng giữ vị trí số 7 trong số 10 người giàu nhất với trị giá tài sản 11.601 tỷ. Chồng của Phạm Thúy Hằng nắm giữ số lượng cổ phiếu 0.4% trị giá 1.225,35 tỷ đồng. Nếu gộp cả khối tài sản của chồng thì tổng tài sản của vợ chồng bà Phạm Thúy Hằng lên đến 22.414 tỷ đồng chiếm 7.3% cổ phiếu của cả tập đoàn VinGroup. Cả bà và chồng điều là thành viên trong hội đồng quản trị của tập đoàn.
-
Doanh nhân Nguyễn Hoàng Yến
Bà Nguyễn Hoàng Yến hiện là người giàu thứ 14 sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam tài sản gần 4,000 tỷ đồng nhờ vào việc sở hữu 42.415.234 cổ phiếu của Tập đoàn Masan.
Theo nhiều nguồn thì bà Yến sinh năm 1963, là vợ của Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập Đoàn Masan (MSM) là ông Nguyễn Đăng Quang. Bà từng là giảng viên trường Cao đẳng Kiểm sát từ năm 1987 đến năm 1990. Còn về thông tin học vấn, bà từng tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ, chuyên ngành tiếng Nga.
Bà Yến và ông Quang từng khởi nghiệp ở Đông Âu và trở về Việt Nam thành lập và điều hành tập đoàn nghìn tỷ Masan. Và cũng nhờ sở hữu hơn 40 triệu cổ phiếu của tập đoàn này mà bà và chồng đều có khối tài sản kếch xù.
Bà còn được biết đến với vai trò là phu nhân của ông chủ Masan là ông Nguyễn Đăng Quang và vợ chồng bà là một trong top 5 đại gia giàu có nhất Việt Nam. Bà còn là thành viên chủ chốt trong bản quản trị của tập đoàn đa ngành này. -
Nữ tướng Thuỷ sản Trương Thị Lệ Khanh
Bà Trương Thị Lệ Khanh sinh năm 1961 tại An Giang, là con út trong một gia đình có bốn anh chị em. Sau khi tốt nghiệp, bà Khanh làm việc tại công ty xuất nhập khẩu, các doanh nghiệp thương mại. Bà còn đảm nhiệm nhiều vị trí chủ chốt khác nhau từ kế toán đến trợ lý và phó giám đốc…
Ngày 27 tháng 12 năm 1997, bà thành lập doanh nghiệp tư nhân Công ty TNHH Vĩnh Hoàn tại Thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp. Với nhiệm vụ chính là ưu tiên xuất nhập khác các mặt hàng thủy sản như cá basa fillet, cá tra và hàng giá trị gia tăng từ các tra, cá basa. Thời kỳ đầu, công ty kinh doanh với phương thức kinh doanh là gia công xuất khẩu. Hai năm sau đó VHC thuê một xưởng sản xuất tại Cao Lãnh, Đồng Tháp để thành lập cơ sở chế biến riêng. Bằng những mối quan hệ từ trước của mình, cũng như rất am hiểu các hoạt động ngoại thương, Trương Thị Lệ Khanh đã sớm tìm được chỗ đứng cho sản phẩm của công ty bà ở thị trường nước ngoài. Tới năm 2003 Vĩnh Hoàn vươn lên dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu cá tra của cả Việt Nam. Vào năm 2007, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn chính thức niêm yết cổ phiếu tại Sở Giao dịch Chứng Khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE: VHC).
Từ năm 2006 – 2008, dưới sự lãnh đạo của Trương Thị Lệ Khanh, Vĩnh Hoàn trở thành doanh nghiệp đứng thứ 3 về xuất khẩu cá tra cá basa, leo lên đứng thứ 2 trong năm 2009 và từ năm 2010 đến nay Vĩnh Hoàn đã là doanh nghiệp dẫn đầu. Năm 2011, Vĩnh Hoàn có tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 154 triệu USD, lợi nhuận tăng 80% với mức doanh thu thuần tăng 36%. Thị trường chính của Vĩnh Hoàn là Hoa Kỳ.
Không chịu dừng lại, bà Khanh cho ra đời hàng loạt công ty con. Với mục đích đưa công ty chuyển sang kinh doanh nhiều sản phẩm khác nhau có liên quan đến ngành kinh doanh chính cùng nhiều dự án về chế biến, nuôi trồng cá tra, gạo, collagen.
Tháng 5/2016, bà Khanh chuyển giao chức vụ Tổng giám đốc của CTCP Vĩnh Hoàn cho bà Nguyễn Ngô Vi Tâm. Năm 2019, Vĩnh Hoàn đạt được sự thành công vượt trội của mảng kinh doanh collagen, với doanh số tăng trưởng gấp đôi so với năm trước, đạt hơn 550 tỷ đồng. Mang về số lợi nhuận sau thuế vượt qua kế hoạch đặt ra 180 tỷ đồng. Trong năm 2020, công ty cổ phần Vĩnh Hoàn tiếp tục nâng cấp, mở rộng nâng cao năng suất của các nhà máy collagen thêm 75%, đạt 3.500 tấn thành phẩm. -
Doanh nhân Nguyễn Bạch Điệp
Doanh nhân Nguyễn Bạch Điệp sinh năm 1972, hiện là Chủ tịch HĐQT FPT Retail. Bà tốt nghiệp Đại học Mở TP.HCM ngành Quản trị kinh doanh. Ngay sau khi tốt nghiệp Đại học, Bà Bạch Điệp bắt đầu làm việc tại FPT, một tập đoàn công nghệ hàng đầu và là công ty mẹ của FPT Retail từ năm 1997.
Kể từ khi gia nhập FPT Retail hơn 8 năm trước và trở thành Chủ tịch năm 2017, cùng với các công sự của mình, bà Bạch Điệp đã đưa FPT Retail từ 17 cửa hàng phát triển thành chuỗi bán lẻ lớn thứ hai tại Việt Nam với hơn 630 cửa hàng từ Bắc vào Nam.
Vào năm 2019, bà Nguyễn Bạch Điệp đã được vinh danh trong danh sách 50 người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam của Forbes Việt Nam. Tháng 9/2020, bà Bạch Điệp lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á. -
Nữ doanh nhân Trần Uyên Phương
Bà Trần Uyên Phương là con gái của ông Trần Quí Thanh – nhà sáng lập, Chủ tịch HĐQT Tân Hiệp Phát. Xuất thân trong một gia đình nhà nòi kinh doanh, ngay từ nhỏ, Trần Uyên Phương đã phải học cách tự lập, kỷ luật bên cạnh việc trau dồi tri thức.
Gần 20 năm theo con đường kinh doanh, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát cho biết cuộc sống của mình đã được sắp xếp theo hướng luôn ưu tiên công việc lên trên và đạt được mục tiêu.
Nền kinh tế chịu áp lực từ đại dịch COVID-19, vai trò của nữ doanh nhân Trần Uyên Phương càng lớn hơn trong việc chèo lái Tân Hiệp Phát đi qua giai đoạn khó khăn. Doanh nhân Trần Uyên Phương chia sẻ, nếu như lãnh đạo nam giới sẽ đưa ra các cách xử lý khác nhưng với "phó tướng" Tân Hiệp Phát điều chị nghĩ thật đơn giản trong cuộc sống, đó là mọi người muốn ăn no trước. Đây là nhu cầu tối thiểu nhất, cơ bản nhất và quan trọng hơn là họ phải cảm nhận được đang trải qua từng ngày làm việc bằng sự quan tâm. -
Nữ doanh nhân Phạm Thị Việt Nga
Được xem là linh hồn cho sự hưng thịnh của Công ty Dược Hậu Giang, bà Phạm Thị Việt Nga, sinh năm 1951, là một trong những “nữ tướng” đầy bản lĩnh và thành đạt nhất Việt Nam.
Với những kiến thức có được từ những tấm bằng dược sĩ, tiến sĩ kinh tế, năm 1988, bà bắt đầu gắn bó với Dược Hậu Giang, đưa doanh nghiệp này từ một xí nghiệp nhỏ đang bên bờ vực phá sản trở thành một công ty dược hàng đầu Việt Nam với doanh thu gần 3.000 tỷ đồng mỗi năm. Không những thế, tên tuổi của công ty dược này được có cơ hội vươn ra nước ngoài cũng là nhờ những chiến lược đúng đắn, tài tình của bà Nga.
Bí quyết lãnh đạo tài năng của nữ doanh nhân này chính là coi trọng nhân tài, xây dựng một đội ngũ nhân viên đầy trách nhiệm và làm việc hiệu quả. Bà Phạm Thị Việt Nga cũng từng được tạp chí Forbes vinh danh là một trong những doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
Vi Võ 2017-03-30 10:51:28
Bài viết đã được chọn làm video toplist.vn, cảm ơn bài viết của tác giả.