Top 10 Phụ nữ thông minh thành đạt nhất ở Việt nam hiện nay

Khánh Bình Đinh Xuân 4086 2 Báo lỗi

Người phụ nữ Việt Nam hiện đại không chỉ cần có "công, dung, ngôn, hạnh", không chỉ cần vun vén chăm lo hạnh phúc gia đình mà cần phải có sự nghiệp với đóng ... xem thêm...

  1. Nguyễn Thị Kim Ngân (sinh ngày 12 tháng 4 năm 1954) là nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà hiện là Chủ tịch Quốc hội thứ 8 và đương nhiệm của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng bầu cử Quốc gia Việt Nam. Bà là nữ chính khách đầu tiên trong lịch sử Việt Nam giữ các chức vụ này. Bà còn là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV (2016-2021) thuộc đoàn đại biểu quốc hội thành phố Cần Thơ. Bà từng là Phó Chủ tịch Quốc hội (2011-2016), Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2007-2011), Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương (2002-2006).Thứ trưởng Bộ Tài chính, Giám đốc Sở Tài chính Bến Tre (1991-1998). Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, bà hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII.


    Theo nhận xét của nhiều người bà là người gần gũi, bình dị, một nữ chính trị gia cao cấp sở hữu vẻ đẹp sắc sảo mang đậm nét phúc hậu của con người Việt Nam. Nhiều năm liền, Tạp chí Forbes bình chọn bà là người phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam.

    Nguyễn Thị Kim Ngân
    Nguyễn Thị Kim Ngân
    Nguyễn Thị Kim Ngân
    Nguyễn Thị Kim Ngân

  2. Tòng Thị Phóng (sinh năm 1954) là nữ chính khách người Thái tại Việt Nam. Bà hiện là Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam XII, Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Việt Nam. Tính đến tháng 1 năm 2011, bà là nữ chính khách thứ 2 trong Bộ Chính trị và là nữ chính khách người dân tộc thiểu số đầu tiên giữ cương vị Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.


    Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Việt Nam Tòng Thị Phóng được đánh giá là một trong những nữ chính trị gia nổi bật trên chính trường Việt Nam trong gần 10 năm qua. Bà là nữ chính trị gia giữ chức vụ cao nhất trong các cơ quan của Đảng từ trước tới nay của người dân tộc thiểu số khi lần lượt kinh qua các chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương và hiện nay là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp (2007 - 2021)

    Tòng Thị Phóng
    Tòng Thị Phóng
    Tòng Thị Phóng
    Tòng Thị Phóng
  3. Trương Thị Mai sinh ngày 23 tháng 1 năm 1958 là nữ chính trị gia người Việt Nam. Bà là đại biểu quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Lâm Đồng. Bà từng là Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Quốc hội khóa XII (2007-2011), XIII (2011-2016), Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khoá X (1997-2002) tỉnh Cà Mau, XI (2002-2007) tỉnh Trà Vinh, XII (2007-2011) tỉnh Bình Phước, XIII (2011-2016) tỉnh Lâm Đồng. Trong Đảng Cộng sản Việt Nam, bà hiện là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương.


    Trong những năm công tác của mình, Trương Thị Mai có những đóng góp tích cực cho trung ương và địa phương nên nhận được sự yêu mến của nhân dân cả nước. Ngày 06/03/2023 vừa qua, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trao Quyết định số 789-QĐNS/TW của Bộ Chính trị phân công đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương giữ chức Thường trực Ban Bí thư khóa XIII, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương.

    Trương Thị Mai
    Trương Thị Mai
    Trương Thị Mai
    Trương Thị Mai
  4. Đặng Thị Ngọc Thịnh sinh ngày 25 tháng 12 năm 1959 là một nữ chính khách Việt Nam. Bà hiện là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016-2021 thuộc đoàn đại biểu tỉnh Vĩnh Long.


    Bà có một thời gian ngắn giữ Quyền Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ ngày 21 tháng 9 đến ngày 23 tháng 10 năm 2018 sau khi Chủ tịch nước Trần Đại Quang đột ngột qua đời khi đang tại chức, cho đến khi Quốc hội bầu ông Nguyễn Phú Trọng lên thay thế. Tháng 1/2021, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, bà quyết định không tái cử Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa mới. Tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV, Với 451/452 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết về miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch nước đối với bà Đặng Thị Ngọc Thịnh. Sau đó, bà kết thúc nhiệm kỳ Phó Chủ tịch nước và hưu trí theo chế độ.

    Đặng Thị Ngọc Thịnh
    Đặng Thị Ngọc Thịnh
    Đặng Thị Ngọc Thịnh
    Đặng Thị Ngọc Thịnh
  5. Bà Cao Thị Ngọc Dung là lãnh đạo PNJ trong suốt thời gian từ năm 1998 đến nay, từ khi PNJ còn là cửa hàng kinh doanh vàng bạc Phú Nhuận. Năm 2011, bà được vinh dự bầu chọn vào top 5 doanh nhân xuất sắc nhất được vinh danh với giải thưởng “Ernst & Young – bản lĩnh doanh nhân lập nghiệp". Năm 2017, sở hữu khối có tài sản lên đến 663 tỉ đồng, bà trở thành người phụ nữ giàu thứ 8 ở Việt Nam thời điểm bấy giờ.


    Trước khi giữ chủ tịch quản trị của PNJ, bà Cao Thị Ngọc Dung là cử nhân trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh tốt nghiệp ngành Kinh tế thương nghiệp. Bằng kiến thức, chuyên môn của mình, sau khi ra trường bà có cơ hội thử sức với nhiều chức vụ khác nhau. Đến năm 1988, khi đang là Trưởng phòng kế hoạch Công ty Nông sản – Thực phẩm quận Phú Nhuận thì được bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận. Từ năm 1988 đến năm 2003, Cao Thị Ngọc Dung là Giám đốc Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận.

    Cao Thị Ngọc Dung
    Cao Thị Ngọc Dung
    Cao Thị Ngọc Dung
    Cao Thị Ngọc Dung
  6. Bà Nguyễn Bạch Điệp nổi tiếng với biệt danh “người đàn bà thép”, là người có công lớn phát triển FPT Retail. Dưới sự điều hành của bà, từ 17 cửa hàng ban đầu, đến nay FPT Shop đã có hơn 500 cửa hàng trên hệ thống cả nước, vươn lên thành nhà bán lẻ di động top 2 thị trường Việt Nam.


    Chưa dừng lại ở mảng bán lẻ thiết bị số, FPT Retail còn nhảy vào mảng bán lẻ dược phẩm sau khi mua lại chuỗi nhà thuốc Long Châu. Cũng trong năm 2018, doanh nghiệp này chính thức công bố thành lập công ty con là Công ty Cổ phần dược phẩm FPT Long Châu (FPT Pharma) có vốn điều lệ 100 tỷ đồng. Theo đó, FPT Retail sẽ nắm 75% vốn của FPT Pharma, tương đương giá trị 75 tỷ đồng. Người đại diện theo pháp luật của FPT Pharma là bà Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch của FPT Retail. Từ nay đến năm 2022, FPT Retail tham vọng sẽ mở thêm 100 nhà thuốc, kiểm soát 30% thị phần thị trường dược phẩm tại Việt Nam.


    Nữ doanh nhân Nguyễn Bạch Điệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc FPT Retail mới đây được Forbes vinh danh trong danh sách 50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam. Forbes Việt Nam nhận định con đường hình thành FPT Retail như ngày hôm nay có dấu ấn “khó ai có thể chối bỏ” của bà Nguyễn Bạch Điệp.

    Bà Nguyễn Bạch Điệp
    Bà Nguyễn Bạch Điệp
    Bà Nguyễn Bạch Điệp
    Bà Nguyễn Bạch Điệp
  7. Nữ doanh nhân Mai Kiều Liên, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) trở thành người phụ nữ Việt Nam duy nhất 3 lần được tạp chí Forbes (tạp chí hàng đầu thế giới của Mỹ chuyên bình chọn các nhân vật nổi tiếng và có thế lực trên thế giới - PV) vinh danh là một trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á với lời ca ngợi: “Vị giám đốc điều hành năng động này đã biến Vinamilk trở thành một trong những doanh nghiệp chủ lực của nền kinh tế Việt Nam. Xây dựng Vinamilk không những trở thành một trong những thương hiệu của Việt Nam có lợi nhuận nhất mà còn được kính trọng trên khắp châu Á”.


    Nữ doanh nhân Mai Kiều Liên (sinh năm 1953) sinh ra và lớn lên ở Pháp. Dưới thời Liên Xô cũ, bà sang Moscow học ngành chế biến sữa. Năm 1976, sau khi lấy được tấm bằng kỹ sư, bà trở về Việt Nam với mong muốn được cống hiến tài năng và sức trẻ cho Tổ quốc. Trở về quê hương, bà làm việc cho Công ty sữa và cà phê miền Nam, tiền thân của Vinamilk, và có nhiều đóng góp trong việc hiện đại hóa doanh nghiệp này của Việt Nam. Từ công việc ban đầu là kỹ sư, bà Mai Kiều Liên lên chức Trưởng ca, rồi Phó Giám đốc Kỹ thuật, Phó Tổng Giám đốc phụ trách kinh tế và đảm nhiệm vị trí Tổng Giám đốc Vinamilk từ năm 1992 đến nay. Năm 2003, khi Vinamilk được cổ phần hóa, bà kiêm chức Chủ tịch Hội đồng Quản trị.


    Từng ấy năm công tác và lãnh đạo, nữ doanh nhân Mai Kiều Liên đã có nhiều đóng góp to lớn giúp Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu hàng đầu trong nước và có vị thế trên thị trường quốc tế. Đồng thời, Vinamilk cũng tiên phong trong việc đáp ứng nhu cầu sữa của người Việt và phát triển nguồn nguyên liệu cho ngành sữa Việt Nam. Chính vì thế mà tạp chí Forbes đã đề cao rằng: “Doanh nhân Mai Kiều Liên không những đã xây dựng Vinamilk trở thành một trong những thương hiệu của Việt Nam có lợi nhuận nhất mà còn được kính trọng trên khắp châu Á”.


    Ngoài việc được tạp chí Forbes 3 lần tôn vinh, tháng 7/2012, bà Mai Kiều Liên còn được Tạp chí Quản trị Doanh nghiệp châu Á trao giải thưởng “Asian Excellence recognition Awards 2012” (Những cá nhân/công ty xuất sắc nhất châu Á năm 2012) với danh hiệu “Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc của châu Á trong lĩnh vực Quan hệ với nhà đầu tư”. Đây cũng là lần thứ hai bà được tạp chí này vinh danh; trước đó vào tháng 5/2012, bà đã được bình chọn cho danh hiệu “Những nhà lãnh đạo doanh nghiệp xuất sắc nhất khu vực châu Á trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp”.

    Nữ doanh nhân Mai Kiều Liên
    Nữ doanh nhân Mai Kiều Liên
    Nữ doanh nhân Mai Kiều Liên
    Nữ doanh nhân Mai Kiều Liên
  8. Ngày 4-3, tạp chí Forbes Việt Nam công bố danh sách 50 phụ nữ có ảnh hưởng nhất Việt Nam. Trong đó, có bà Thái Hương - Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH tại Việt Nam. Đây là lần thứ 3 liên tiếp bà được vinh danh trong danh sách này (năm 2016, 2017, 2019). Trước đó, bà đã được Forbes bình chọn Top 50 nữ doanh nhân quyền lực châu Á năm 2015 và 2016, ghi dấu ấn là “Người đàn bà sữa” quyền lực của Việt Nam.


    Forbes bình chọn bà vì những hành động mang tính cách mạng với thị trường sữa Việt Nam. Bà đã góp phần làm thay đổi cơ cấu của ngành từ thị trường với tỷ trọng sữa tươi chỉ chiếm khoảng 8% năm 2009 (thời điểm TH ra đời - PV), lên đến trên 30% năm 2016 (năm bà được bình chọn lần 2 - PV). Năm 2019, với những nỗ lực đặc biệt của bà, tỷ trọng sữa tươi trong ngành sữa tiếp tục có sự chuyển dịch mạnh mẽ khi tăng lên con số 38%.Năm 2018, thương hiệu sữa tươi sạch TH true MILK chiếm hơn 40% thị phần sữa tươi tại Việt Nam với 72 loại sản phẩm. Theo đó, mức tăng trưởng sản lượng sữa tươi đạt 22% và tổng doanh thu đạt hơn 7.000 tỷ đồng, đưa mức tăng trưởng doanh thu lên 30%. Không chỉ thế, tập đoàn còn mở rộng thị trường ra Trung Quốc và các nước ASEAN.Từ một doanh nhân thành đạt, chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng, bà Thái Hương đã chuyển hướng mạnh mẽ sang tư vấn, đầu tư vào nông nghiệp với hàng loạt dự án lớn khác. Sức ảnh hưởng của bà tại Việt Nam, tới thời điểm này, không chỉ trong ngành sữa mà còn mở rộng ra lĩnh vực đồ uống và thực phẩm. Bà là người tiên phong xây dựng nền nông nghiệp sạch, hữu cơ và dẫn đường để các dự án do bà tư vấn đi theo triết lý xuyên suốt: “Trân quý Mẹ thiên nhiên, người sẽ cho mình tất thảy”.

    Các dự án có thể kể tới như: dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất thương hiệu TH True Care; phát triển tinh hoa thảo dược nghìn năm của Việt Nam với thương hiệu TH True Herbal; sữa hạt cao cấp TH true NUT; thức uống lên men từ mầm lúa mạch TH true MALT; nước uống tinh khiết TH true WATER; ngôi trường đẹp như mơ với thương hiệu TH School và câu chuyện hay cho con trẻ lần lượt ra đời.


    Tháng 1-2019, dưới sự dẫn đạo của bà Thái Hương - Tổng Giám đốc, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BacABank) đã được Tạp chí International Finance Magazine (IFM) vinh danh là “Ngân hàng Việt Nam tiên phong tư vấn đầu tư các dự án nông nghiệp sạch ở nước ngoài”. Riêng cá nhân bà Thái Hương được vinh danh “Lãnh đạo truyền cảm hứng” 2018.

    Thái Hương
    Thái Hương
    Thái Hương
    Thái Hương
  9. Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ngày 7/6/1970 tại Hà Nội, là một nữ doanh nhân, nữ tỷ phú đô la đầu tiên của Việt Nam được Forbes ghi nhận sau tỷ phú Phạm Nhật Vượng. Hiện bà đang giữ chức vụ tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank. Bà là Cử nhân Kinh tế và Tài chính, Tín dụng – Ngân hàng, Tiến sĩ Kinh tế. Phần lớn tài sản của bà Thảo đến từ số cổ phần đã niêm yết của Vietjet Air (mã chứng khoán VJC) sau khi hãng bay này IPO vào tháng 2/2017.


    Tháng 11/2018, Tổng thống Singapore Halimah Yacob và Chủ tịch Hội đồng tư vấn kinh doanh ASEAN Robert Yap trao cho bà Nguyễn Thị Phương Thảo hai giải thưởng Nữ doanh nhân xuất sắc tại khu vực ASEAN và Nữ doanh nhân xuất sắc Việt Nam. Đến tháng 12/2018, Forbes chính thức vinh danh nữ doanh nhân của Vietjet Air trong danh sách 100 phụ nữ quyền lực nhất thế giới, với vị trí thứ 44, tăng 11 bậc so với bảng xếp hạng năm ngoái. Ngoài ra, Bloomberg cũng đánh giá bà là một trong 50 nhà lãnh đạo tiêu biểu toàn cầu 2018, bên cạnh những nhân vật toàn cầu như Chủ tịch Cục dự trữ Liên bang Mỹ, Giám đốc tài chính của Microsoft, Ngoại trưởng Canada, Tổng thống Nam Phi…

    Nguyễn Thị Phương Thảo
    Nguyễn Thị Phương Thảo
    Nguyễn Thị Phương Thảo
    Nguyễn Thị Phương Thảo
  10. Đỗ Thị Kim Liên thường được gọi là Madam Liên hay Shark Liên khi tham gia chương trình Shark Tank Việt Nam mùa 3 với cương vị là nhà đầu tư. Shark Liên khiến khán giả ngày càng ấn tượng bởi sự thành công, khí chất của vị nữ tướng tài ba, phong cách cá tính và có nhiều phát ngôn cực kì chất trên cộng đồng mạng. Hiện bà đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn AquaOne, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần nước mặt Sông Đuống, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Nước Xuân Mai - Hoà Bình,Chủ tịch Quỹ Môi trường Xanh Việt Nam (Green Vietnam Fund), kiêm Hiệu trưởng trường Đào tạo Quản lý Doanh nghiệp (CBAM), đồng thời nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA.


    Không giống với các doanh nhân thành đạt khác xuất thân từ dân kinh tế hay kĩ thuật, Bà Đỗ Thị Kim Liên có xuất phát điểm là một nhà giáo với môn dạy văn. Sau gần 3 năm đứng trên bục giảng, bà quyết định vào Nam lập nghiệp. Để kiếm sống, bà đã trải qua nhiều công việc khác nhau trước khi hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm. Năm 1996, bà bắt đầu tham gia vào lĩnh vực bảo hiểm tại Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Minh và làm việc ở đây trong 8 năm. Đến năm 2005, bà sáng lập thương hiệu bảo hiểm AAA, đảm nhiệm vị trí Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Bảo hiểm AAA. Năm 2013, bà sáng lập tập đoàn AquaOne - chuyên xử lý và cung cấp nước sinh hoạt; Công ty Cổ phần nước mặt Sông Đuống, mở trường Đào tạo Quản lý Doanh nghiệp và sáng lập Quỹ Môi trường xanh Việt Nam. Sau 5 năm tạm ngừng hoạt động bảo hiểm, bà Liên trở lại ngành theo hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của AAA với một sản phẩm mới kết hợp giữa Bảo hiểm và Công nghệ: Ứng dụng Bảo hiểm Công nghệ có tên gọi LIAN cho đến hiện nay.


    Bên cạnh chú trọng vào sự nghiệp cá nhân, với xuất thân từng là nhà giáo nên bà Liên rất chú tâm vào các hoạt động xã hội, bảo vệ môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Bà từng nhận thư khen từ Chính phủ Nam Phi vì những cống hiến không ngừng trong việc hỗ trợ và quảng bá hình ảnh đất nước Nam Phi tại Việt Nam. Trong hơn 10 năm qua, bà đã dành hàng trăm tỷ đồng cho hoạt động này, đặc biệt là xây dựng trường học, cưu mang, chăm sóc các cụ già và truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ. Năm 2021, bà tổ chức chương trình Gói tình Shark Liên - Gửi nghĩa đồng bào để ủng hộ nhân dân thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận gặp khó khăn trong thời gian phải giãn cách vì dịch Covid-19.

    Đỗ Thị Kim Liên
    Đỗ Thị Kim Liên
    Đỗ Thị Kim Liên
    Đỗ Thị Kim Liên




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy