Top 10 Sân bay lớn nhất thế giới

Ngan Dao 15247 0 Báo lỗi

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống giao thông, ngày càng có nhiều người lựa chọn máy bay làm phương tiện di chuyển nhờ tính nhanh chóng và tiện dụng. ... xem thêm...

  1. Top 10

    Sân bay quốc tế King Fahd (Ả-rập Xê-út) - 78,000 hecta

    Sân bay quốc tế King Fahd nằm cách thành phố Dammam (Ả Rập Xê Út) 20 km về phía tây bắc. Đây là sân bay lớn nhất thế giới về diện tích (780 km²), theo sau là sân bay quốc tế Montréal-Mirabel, và sân bay quốc tế Denver. Cơ sở hạ tầng của sân bay được hoàn thành vào cuối năm 1990 và cho phép các lực lượng đồng minh sử dụng trong thời gian đầu của chiến tranh vùng Vịnh đầu năm 1991. Cơ quan quản lý hàng không dân dụng Arabia đã mở sân bay quốc tế King Fahd Dammam với mục đích thương mại vào 28 tháng 11 năm 1999 và tất cả các hãng hàng không từ sân bay Dhahran đều chuyển qua sân bay mới này. Sân bay này phục vụ cho toàn vùng phía đông của Ả Rập Xê Út và vùng đô thị đang phát triển gồm Dammam, Dhahran, Al Khobar, Qatif, Ras Tanura. Sân bay này là điểm trung chuyển chính thứ ba của Saudi Arabian Airlines và cũng như đối với hãng hàng không mới là Sama Airlines.


    Sân bay King Fahd chính thức mở cửa từ năm 1999 và trở thành trung tâm hàng không chính của Ả Rập. Nhà ga của sân bay có 6 tầng chia thành cổng đi và cổng đến cùng một nhà ga đặc biệt dành cho hoàng gia và các chính khách. Nổi tiếng nhất ở sân bay King Fahd là hệ thống cửa hàng miễn thuế và các tiện nghi phục vụ hành khách khác như nhà hàng, quán cà phê, ngân hàng và thậm chí có cả khách sạn và nhà thờ Hồi Giáo. Nhà ga có 6 tầng với 3 tầng dành cho việc làm thủ tục. tầng thứ 3 làm thủ tục cho các hành khách đến còn tầng 6 cho khách đi, và tầng 4 là lối lên máy bay. Có 2 tầng lửng là tầng dịch vụ và tầng trên cùng. Tổng diện tích nhà ga hành khách là 327.000 m², trong đó khoảng 247.500 m² được xây trong giai đoạn 1, gồm 11 trong tổng số 31 cầu cố định lên máy bay theo thiết kế, phục vụ cho 15 cổng. Nhà ga gồm 66 quầy phục vụ thuộc các hãng Saudi Arabian Airlines, 44 quầy cho các hãng hàng không nước ngoài và các quầy còn lại dành cho hải quan.

    Sân bay quốc tế King Fahd (Dubai, Ả-rập Xê-út)
    Sân bay quốc tế King Fahd (Dubai, Ả-rập Xê-út)
    Một chuyến bay được thực hiện từ sân bay quốc tế King Fahd
    Một chuyến bay được thực hiện từ sân bay quốc tế King Fahd

  2. Top 9

    Sân bay quốc tế Denver (Mỹ) - 13,726 hecta

    Sân bay quốc tế Denver là sân bay lớn nhất nước Mỹ, nằm tại Denver, bang Colorado. Sân bay Denver phục vụ các chuyến bay đến 187 điểm đến ở Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu Âu và châu Á. Denver còn là sân bay duy nhất ở Mỹ áp dụng tiêu chuẩn chứng nhận hệ thống quản lý môi trường ISO 14001 và vinh dự được nhiều tạp chí uy tín bình chọn là sân bay tốt nhất Bắc Mỹ. Về mặt kiến trúc, Denver gây ấn tượng là sân bay “xanh” nhất nước Mỹ với công nghệ dùng năng lượng mặt trời. Một số tác phẩm nghệ thuật còn được trưng bày trong các đường dẫn từ nhà ga đến đường bay. Năm 2005 sân bay này phục vụ 43.387.513 khách, xếp thứ 11 thế giới. Diện tích 53 dặm vuông (137,26 km2). Năm 2005, DIA được độc giả của Business Traveler Magazine bầu chọn là sân bay tốt nhất Bắc Mỹ. Năm 2008, Sân bay quốc tế Denver được xếp là sân bay thương mại lớn thứ 9 trên thế giới về lượng hành khách với lượng khách là 51,245,334 khách. Nó cũng là sân bay xếp thứ 5 trên thế giới về số lượng máy bay cất/hạ cánh (625,884 lượt).


    Denver là một địa điểm du lịch hấp dẫn bởi những công trình kiến trúc độc đáo, thiên nhiên tươi đẹp với những ngọn núi cao bao phủ bởi tuyết trắng quang năm tuy nhiên khí hậu lại vô cùng ấm áp. Chính điều đó làm say lòng biết bao du khách cũng như kiến cho ngành du lịch tại Denver phát triển. Muốn đi đến Denver chỉ cần trong tay bạn có một tấm vé máy bay để kết nối Việt Nam với Denver. Và khi chuyến bay này kết thúc thì bạn sẽ đáp xuống sân bay quốc tế Denver và bắt đầu hành trình khám phá Denver của mình. Sân bay quốc tế Denver thường được gọi là DIA, là sân bay rộng nhất nước Mỹ và đứng thứ hai trên thế giới sau sân bay quốc tế King Fahd, nằm ở tây bắc Denver, Colorado. Sân bay này do City & County of Denver Department of Aviation làm cơ quan quản lý và điều hành. Đây cũng là một trong những sân bay có số lượng đường bay lớn. Hiện tại, có 6 đường bay tại sân bay này với bề mặt đều được làm bằng bê tông và có chiều dài là 4.877m và 5 đường băng còn lại đều có chiều dài là 3.658m.

    Sân bay quốc tế Denver (Mỹ)
    Sân bay quốc tế Denver (Mỹ)
    Sân bay quốc tế Denver
    Sân bay quốc tế Denver
  3. Top 8

    Sân bay quốc tế Dallas/Fort Worth (Mỹ) - 7,800 hecta

    Sân bay Dallas/Forth Worth là một sân bay quốc tế. Sân bay có mã là DFW|KDFW, tọa lạc giữa hai thành phố Dallas và Forth Worth thuộc bang Texas. Về lưu lượng máy bay hoạt động, đây là sân bay tấp nập thứ 3 thế giới. Về lượng khách phục vụ, sân bay này tấp nập thứ 7 thế giới năm 2007 với tổng lượng khách là 59.784.876 khách. Về diện tích, đây là sân bay lớn nhất bang Texas, rộng thứ 2 Hoa Kỳ và rộng thứ tư thế giới với diện tích rộng hơn đảo Manhattan ở Thành phố New York. Đây là cửa ngõ quốc tế lớn thứ 10 của Hoa Kỳ, xếp sau Sân bay Quốc tế Honolulu ở tiểu bang Hawaii. Sân bay này gần đây được mệnh danh là "Sân bay vận chuyển hàng hóa tốt nhất thế giới".

    Sân bay này là trung tâm lớn nhất và chủ yếu của hãng American Airlines. American Airlines là hãng hàng không lớn nhất thế giới; và cũng là trung tâm lớn nhất của hãng American Eagle - hãng hàng không lớn nhất khu vực. 84% các chuyến bay tại sân bay này do American Airlines cung cấp. Delta Air Lines đã ngưng chọn sân bay này làm trung tâm kể từ tháng 2/2005 trong một nỗ lực cắt giảm chi phí, các chuyến bay của hãng này đã giảm từ 256 chuyến bay thẳng/ngày xuống còn 21. Sân bay Dallas Fort Worth là sân bay quốc tế chính của bang Texas, Mỹ và là trung tâm lớn nhất của hãng hàng không American Airlines. Năm 2015, sân bay đã phục vụ hơn 64 triệu lượt khách. DFW là một quần thể kiến trúc khổng lồ gồm 5 nhà ga và 165 cửa lên máy bay. Trong một cuộc khảo sát, DFW được bình chọn là sân bay vận chuyển hàng hóa tốt nhất thế giới. Kể từ tháng 12 năm 2018, Sân bay DFW có dịch vụ tới 244 điểm đến, bao gồm 62 điểm đến quốc tế và 182 điểm đến trong nước Mỹ, vượt qua 200 điểm đến, DFW đã tham gia một nhóm nhỏ các sân bay trên toàn thế giới với sự khác biệt đó.

    Sân bay Dallas/Forth Worth
    Sân bay Dallas/Forth Worth
    Sân bay Dallas/Forth Worth
    Sân bay Dallas/Forth Worth
  4. Top 7

    Sân bay quốc tế Phố Đông-Thượng Hải (Trung Quốc) - 3,350 hecta

    Sân bay Quốc tế Phố Đông - Thượng Hải nằm ở phía đông thành phố Thượng Hải. Sân bay này được mở cửa từ năm 1999 và dùng để phục vụ các đường bay quốc tế. Đường băng thứ 2 được đưa vào sử dụng ngày 17/3/2005. Một nhà ga hành khách thứ 2 đang được xây dựng và dự kiến hoàn thành năm 2007. Theo quy hoạch, sân bay này sẽ có 4 nhà ga và 4 đường băng song song và có công suất thiết kế 80 triệu khách/năm. Sân bay này là trung tâm chính của các hãng hàng không China Eastern Airlines và Shanghai Airlines và là trung tâm chính cho China Eastern Airlines và là một trung tâm quốc tế lớn cho Air China. Đây là trung tâm tư nhân Juneyao Airlines và Spring Airlines và một trung tâm châu Á - Thái Bình Dương cho UPS và DHL. Các trung tâm DHL, Khai trương vào tháng 7 năm 2012, được cho là trung tâm chuyển phát nhanh lớn nhất ở châu Á. Sân bay Phố Đông có hai ga hành khách chính, hai bên của ba đường băng song song. Một nhà ga hành khách thứ ba là có kế hoạch đưa vào hoạt động và năm 2015, bổ sung một nhà ga vệ tinh và hai đường băng bổ sung, nâng cao năng lực sân bay 60-80 triệu lượt khách mỗi năm, cùng với khả năng xử lý 6 triệu tấn hàng hóa vận chuyển.


    Sân bay Phố Đông là một trung tâm phát triển nhanh chóng cho hành khách và vận chuyển hàng hóa. Với 3.227.914 tấn hàng thông qua trong năm 2010, sân bay là sân bay bận rộn nhất thế giới thứ ba tính theo lượng hàng thông qua. Lưu lượng khách tại sân bay Phố Đông là 40,57 triệu trong năm 2010, là sân bay bận rộn thứ ba tại Trung Quốc đại lục và bận rộn nhất thứ 20 trên thế giới. Tính đến tháng 12 năm 2011, sân bay Phố Đông là nơi có87 hãng hàng không phục vụ 194 điểm đến. Sân bay Phố Đông được kết nối với mạng thông qua đường sắt đô thị của thành phố qua Metro Line 2 và tàu Maglev Thượng Hải. Sân bay này mở cửa 24 giờ mỗi ngày. Năm 2015 sân bay đã phục vụ hơn 60 triệu lượt khách. Đây là trung tâm hàng không có tốc độ phát triển nhanh nhất về lưu lượng hành khách cũng như hàng hóa vận chuyển. Thiết kế của sân bay còn mang tính biểu tượng cho sức mạnh kinh tế đang phát triển mạnh mẽ của Trung Quốc.

    Sân bay quốc tế Phố Đông - Thượng Hải (Trung Quốc)
    Sân bay quốc tế Phố Đông - Thượng Hải (Trung Quốc)
    Sân bay quốc tế Phố Đông - Thượng Hải
    Sân bay quốc tế Phố Đông - Thượng Hải
  5. Top 6

    Sân bay Charles de Gaulle (Pháp) - 3,200 hecta

    Sân bay Paris-Charles-de-Gaulle là sân bay quốc tế lớn nhất nước Pháp, đồng thời là một trong những trung tâm hàng không chính của thế giới. Sân bay mang tên Charles de Gaulle (1890 - 1970), người lãnh đạo Các lực lượng Pháp tự do, người sáng lập Nền cộng hòa thứ năm của Pháp và cũng là Tổng thống Pháp từ năm 1959 đến 1969. Sân bay nằm cách thủ đô Paris 25 km về phía đông bắc, đóng vai trò là trạm trung chuyển chính của Air France và là trạm trung chuyển châu Âu của Delta Air Lines. Năm 2013, sân bay tiếp nhận 62.052.917 hành khách thuộc 497.763 chuyến bay, trở thành sân bay bận rộn thứ tám trên thế giới và thứ hai tại châu Âu theo lượng hành khách phục vụ. Đồng thời, nó cũng là sân bay bận rộn thứ mười trên thế giới và thứ hai tại châu Âu (sau sân bay London Heathrow) theo số chuyến bay.


    Tính theo lượng hàng hóa vận chuyển, sân bay xếp thứ mười hai trên thế giới và xếp thứ hai tại châu Âu (sau sân bay Frankfurt) khi chuyên chở 2.150.950 tấn hàng hóa trong năm 2012. Sân bay Charles de Gaulle hay còn gọi là sân bay Roissy. Roissy là trung tâm hàng không chính không chỉ của nước Pháp và còn của thế giới. Năm 2015, sân bay này đã phục vụ hơn 65 triệu lượt khách và trở thành sân bay bận rộn thứ 2 ở châu Âu (chỉ sau sân bay Heathrow London, Anh). Hiện tại, có 3 nhà ga chính đang đưa vào sử dụng và nhà ga thứ 4 đang được lên kế hoạch xây dựng vào năm 2025 để nâng cao năng lực phục vụ hành khách của Roissy lên 80 triệu người/năm.

    Sân bay Paris-Charles-de-Gaulle là sân bay quốc tế lớn nhất nước Pháp
    Sân bay Paris-Charles-de-Gaulle là sân bay quốc tế lớn nhất nước Pháp
    Sân bay Paris-Charles-de-Gaulle
    Sân bay Paris-Charles-de-Gaulle
  6. Top 5

    Sân bay Madrid Barajas (Tây Ban Nha) - 3,050 hecta

    Sân bay quốc tế Madrid Barajas tọa lạc tại trung tâm Madrid, là cửa ngõ hàng không quan trọng nhất của Tây Ban Nha. Sân bay được mở của năm 1928 và là một trong những trung tâm hàng không quan trọng nhất châu Âu. Sân bay này là cửa ngõ của bán đảo Iberia ra châu Âu và thế giới, đặc biệt là châu Mỹ. Năm 2010, sân bay này phục vụ 49,8 triệu lượt khách, là sân bay lớn nhất và bận rộn nhất quốc gia này còn năm 2009 sân bay Madrid là sân bay bận rộn thứ 11 thế giới và sân bay bận rộn thứ 4 châu Âu. Sân bay tọa lạc trong phạm vi ranh giới của thành phố Madrid, cự ly 9 km (5,6 dặm) so với trung tâm tài chính Madrid và 13 km (8,1 dặm) về phía đông bắc Puerta del Sol, trung tâm lịch sử Madrid. Sân bay lấy tên theo Barajas.

    Sân bay Madrid Barajas nằm ở phía Đông Bắc trung tâm thủ đô Mandrid, Tây Ban Nha. Đây là đầu mối hàng không chính của Tây Ban Nha và đang từng bước trở thành trung tâm hàng không quan trọng nhất ở châu Âu. Năm 2015, sân bay Madrid Barajas đã đón gần 47 triệu lượt khách. Không những thế, lượng khách đến, lượng máy bay dân dụng và chở hàng cất cánh hạ cánh ở sân bay này cũng tăng trưởng ổn định qua các năm. Sân bay Barajas có thiết kế hiện đại, ấn tượng, thiết kế của nhà ga T4 còn giành giải Stirling (một giải kiến trúc của Anh).

    Sân bay Madrid Barajas (Tây Ban Nha)
    Sân bay Madrid Barajas (Tây Ban Nha)
    Thiết kế nhà ga ấn tượng
    Thiết kế nhà ga ấn tượng
  7. Top 4

    Sân bay quốc tế Bangkok (Thái Lan) - 2,980 hecta

    Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi với tên gọi khác là Sân bay Quốc tế Bangkok Mới vừa được đưa vào sử dụng thay thế cho Sân bay quốc tế Bangkok ở Bangkok, Thái Lan. Sân bay này nằm ở Racha Thewa trong huyện Bang Phli, tỉnh Samut Prakan, 25 km về phía đông trung tâm thủ đô Bangkok. Đây là sân bay xếp thứ 18 trong danh sách những sân bay bận rộn nhất trên thế giới. Diện tích là 32,8 km² (khoảng 8.000 acre) và phục vụ khoảng hơn 45 triệu khách/năm, có khả năng nâng cấp lên thành 150 triệu khách trong một năm. Sau rất nhiều lần buộc phải trì hoãn lại các nhà ga, sân bay này được bay thử chuyến bay đầu tiên vào ngày 15 tháng 9-2006 và hoạt động chính thức vào ngày 28 tháng 9 năm 2006. Sân bay Suvarnabhumi là sân bay có nhà ga nhỏ hơn nhà ga sân bay quốc tế Hồng Kông một chút, lớn hơn Sân bay quốc tế Incheon ở Seoul, Hàn Quốc. Sân bay đã phục vụ 53.0 triệu lượt khách đến và đi năm 2012.


    Công suất hiện tại của sân bay này là 45 triệu khách/năm và có thể nâng cấp lên đến 150 triệu khách năm, diện tích 32,8 km². Tên gọi tắt là Suvarnabhumi Airport, hoặc (New) Bangkok International Airport. Sân bay tọa lạc tại Racha Thewa ở quận Bang Phli, tỉnh Samut Prakan, khoảng 25 km đông Bangkok. Tên Suvarnabhumi được Vua Thái Lan Bhumibol Adulyadej đặt có nghĩa là đất vàng - dùng để chỉ đích danh Đông Dương. Sân bay do Murphy/Jahn thiết kế, sân bay có Đài không lưu cao nhất thế giới (132,2 m), và nhà ga đơn rộng nhất thế giới (rộng 563.000 m²), chỉ nhỏ hơn một chút so với nhà ga của Sân bay Quốc tế Hồng Kông (570.000 m²) nhưng lớn hơn Sân bay Quốc tế Incheon, tọa lạc tại Seoul, Hàn Quốc (496.000m²). Năm 2017, sân bay này phục vụ 41.210.081 khách, xếp thứ 18 trong các sân bay bận rộn nhất thế giới.

    Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi
    Sân bay Quốc tế Suvarnabhumi
    Nội thất đậm chất Thái
    Nội thất đậm chất Thái
  8. Top 3

    Sân bay quốc tế Chicago O’Hare (Mỹ) - 2,610 hecta

    Sân bay quốc tế O'Hare là sân bay tọa lạc tại Chicago, Illinois, 27 km về phía tây bắc của Chicago Loop. Đây là trung tâm của hãng United Airlines và trung tâm lớn thứ hai của hãng American Airlines. Sân bay này do Sở hàng không thành phố Chicago quản lý. Trước năm 2005, O'Hare là sân bay bận rộn nhất thế giới về số lượng máy bay cách và hạ cánh. O'Hare có khoảng 60 tuyến quốc tế. Năm 2005, O'Hare xếp thứ 4 ở Hoa Kỳ về khách quốc tế, chỉ xếp sau sân bay quốc tế John F. Kennedy ở New York, Sân bay Quốc tế Los Angeles, và Sân bay quốc tế Miami. O’Hare International Airport được bầu chọn là sân bay tốt nhất Bắc Mỹ năm 2003 bởi bạn đọc của U.S. Edition of Business Traveler Magazine, trong 6 năm liên tục ở nhóm đầu.


    Sân bay Chicago O’hare nằm về phía Tây Bắc thành phố Chicago, bang Illinois. Đây là trung tâm đầu mối lớn thứ 2 của 2 hãng hàng không lớn của Mỹ là American Airlines và United Airlines. Năm 2014, sân bay O’Hare được xếp hạng là sân bay bận rộn nhất thế giới dựa trên lượng máy bay cất cánh và hạ cánh. O’Hare cũng giành danh hiệu “Sân bay tốt nhất nước Mỹ” trong 10 năm liền. Tuy nhiên, gần đây sân bay Chicago O’Hare cũng gặp nhiều chỉ trích về tỷ lệ hoãn/ hủy chuyến bay mà nguyên nhân chủ yếu là do lưu lượng di chuyển và lịch bay dày đặc ở đây.

    Sân bay quốc tế O'Hare
    Sân bay quốc tế O'Hare
    Sân bay quốc tế O'Hare
    Sân bay quốc tế O'Hare
  9. Top 2

    Sân bay quốc tế Cairo (Ai Cập) - 2,550 hecta

    Sân bay quốc tế Cairo là sân bay chính của Ai Cập, cách trung tâm thủ đô 15km về hướng Đông Bắc. Sân bay gồm 3 nhà ga chính cho mục đích thương mại và 1 nhà ga đặc biệt dành cho các chuyên cơ. Sân bay này có khả năng phục vụ khoảng 14 triệu hành khách mỗi năm. Năm 2015, chính quyền Ai Cập dưới sự hỗ trợ của Ngân hàng thế giới đã tiến hành dự án nâng cấp lớn nhằm tăng khả năng đáp ứng khoảng 26 triệu lượt khách mỗi năm. Nhà ga hàng không 1 được xây năm 1945. Trong thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai, Hoa Kỳ đã xây, mới Căn cứ không quân Payne để phục vụ các lực lượng Đồng Minh mà khônơisuwr dụng Sân bay Almaza hiện hữu cách đó 5 km. Khi quân Mỹ rời căn cứ này cuối cuộc chiến, Cơ quan Hàng không Dân dụng đã tiếp quản và sử dụng căn cứ này làm sân bay dân dụng quốc tế. Năm 1963, Sân bay quốc tế Cairo đã thay thế Sân bay Heliopolis cũ nằm ở khu vực Hiki-Step của Cairo. Nhà ga bao gồm Sảnh đi 1, Sảnh quốc tế 3 và Sảnh 4 phục vụ cho tàu bay tư nhân và phi thương mại. Theo nâng cấp gần đây, Cơ quan Hàng không Dân dụng đã cho phá bỏ Sảnh 3 trước đây sử dụng cho đi và đến nội địa để xây lại một sảnh mới cho đến quốc tế.


    Nhà ga 2 được khánh thành năm 1986. Nhà ga này ban đầu dành cho phục vụ các hãng hàng không châu Âu, Viễn Đông và vùng Vịnh và châu Phi cận Sahara. Sau sự kiện 11 tháng 9, tất cả các chuyến bay đến Mỹ và Canada, bao gồm các chuyến bay của hãng EgyptAir, được chuyển đến Nhà ga 2. EgyptAir kể từ đó đã chuyển các chuyến bay đi Bắc Mỹ đến Nhà ga 1 sau khi nhà ga này hoàn thành việc nâng cấp. Các sảnh đi và đến nằm cạnh nhau trên một tầng. Ở đây có cửa hàng miễn thuế tại khu trung chuyển. Kiến trúc của nhà ga này hạn chế khả năng mở rộng, khi hơn 3 chuyến bay làm thủ tục đi cùng lúc hoặc 2 chuyến bay đến một lục thì có sự tắc ngẽn lớn. Do sự tăng trưởng vận chuyển và sự hạn chế của Nhà ga 2, nhà ga 3 đã được bắt đầu xây dựng và dự định mở cửa tháng 3 năm 2008. Nhà ga này nằm cạnh nhà ga 2, hai nhà ga có cầu nối với nhau. Nhà ga này rộng 164.000 m2 có 3 tầng, có 3 cổng có thể phục vụ tàu bay Airbus A380.

    Sân bay quốc tế Cairo là sân bay chính của Ai Cập
    Sân bay quốc tế Cairo là sân bay chính của Ai Cập
    Nhà ga sân bay quốc tế Cairo (Ảnh minh họa)
    Nhà ga sân bay quốc tế Cairo (Ảnh minh họa)
  10. Top 1

    Sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc) - 2,330 hecta

    Sân bay quốc tế Bắc Kinh nằm cách trung tâm thủ đô tầm 20km về hướng Đông Bắc. Sân bay này được mở cửa lần đầu tiên năm 1958. Vào cuối năm 1999, để đánh dấu kỷ niệm 50 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, sân bay này đã được mở rộng một lần nữa. Nhà ga mới này mở cửa vào ngày 11 tháng 11, và được đặt tên là nhà ga 2. 20 Tháng 9 năm 2004, mở cửa nhà ga số 1 mới cho một vài hãng hàng không, bao gồm cả các chuyến bay nội địa và quốc tế của hãng hàng không China Southern Airlines từ Bắc Kinh. Các hãng hàng không các chuyến bay nội địa và quốc tế vẫn hoạt động trong nhà ga số 2. Một đường băng thứ ba mở cửa vào ngày 29 tháng 10 năm 2007, để làm giảm tắc nghẽn trên hai đường băng khác. Tại thời điểm mở cửa nhà ga này, nó là cấu trúc do con người xây dựng lớn nhất trên thế giới về diện tích, và một mốc lớn ở Bắc Kinh đại diện cho các thành phố đang phát triển và phát triển của Trung Quốc.


    Mở rộng phần lớn được tài trợ bởi một khoản vay 30 tỷ yên từ Nhật Bản và 500 triệu euro vốn vay từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB). Khoản vay này là lớn nhất từ trước đến nay của EIB cấp ở châu Á, thỏa thuận đã được ký kết trong Hội nghị thượng đỉnh Trung Quốc-EU 8 được tổ chức vào tháng 9 năm 2005. Sau rất nhiều lần nâng cấp và cải tạo, trong đó lần mở rộng lớn nhất là năm 2008 để phục vụ Thế Vận Hội với giá trị đầu tư khổng lồ lên đến 625 triệu đô la Mỹ, sân bay quốc tế Bắc Kinh đã trở thành sân bay bận rộn nhất châu Á và đứng thứ 2 thế giới tính trên lượng khách. Ngoài ra, sân bay cũng gây ấn tượng với hành khách bằng phong cách xây dựng độc đáo và đẳng cấp cùng những tiện nghi tối tân. Nhìn từ trên cao, sân bay mang hình dáng một con rồng bay lượn như chào đón hành khách đến với Trung Quốc. Từng phần nhỏ của sân bay còn được thiết kế để đón các nguồn ánh sáng thay đổi khác nhau trong ngày.

    Nhìn từ trên cao, sân bay có hình dáng con rồng đang bay
    Nhìn từ trên cao, sân bay có hình dáng con rồng đang bay
    Nội thất hiện đại bên trong sân bay
    Nội thất hiện đại bên trong sân bay



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy