Top 12 Sự thật thú vị nhất về loài cá rồng

Hoàng Thu Thuỷ 100 0 Báo lỗi

Sở hữu một thân hình nổi bật với những nếp vảy dày mịn vàng óng uy nghi của bậc đế vương cùng cách nuôi “không đụng hàng” với bất kì loài nào, cá rồng xứng ... xem thêm...

  1. Cá rồng hay còn gọi là loài cá nguyên thủy có từ 200 triệu năm về trước chúng có màu lấp lánh bạc nên được coi như biểu tượng của kim – tiền bạc. Tên gọi cá rồng là một từ thông dụng trong tiếng Việt để chỉ nhiều loại cá không có quan hệ.


    Trong tự nhiên chúng sống chủ yếu ở các hồ rộng hoặc ở những con sông lớn, trong đó có một số loài rất hiếm được liệt kê trong sách Đỏ của thế giới như: cá kim long quá bối; cá huyết long; cá kim long hồng vĩ. Trong thế giới cá cảnh, cá rồng châu Á là loại được xếp vào hàng đầu bởi vẻ đẹp, nét độc đáo và vấn đề tâm linh vì người ta cho rằng: Cá rồng là tượng trưng cho sự may mắn, phát tài lộc, đem lại hạnh phúc và xua đuổi tà ma làm cho phong thủy được tốt hơn.


    Tuổi thọ của loài cá này có thể lên đến 50 năm chiều dài có thể đạt từ 60-80 cm tùy vào từng loại. Sở hữu bộ vảy lớn óng ánh sắc vàng thân hình thuôn dài đôi râu vểnh hướng về phía trước cùng dáng bơi khoan thai uyển chuyển mà đầy uy lực mang đến sức hấp dẫn khó cưỡng đối với những người yêu cá.


    Trong quan niệm của người Trung Quốc và các nước trong khu vực thì rồng được coi là biểu tượng của quyền lực và phú quý mang đến những điều tốt đẹp. Bởi thế cá rồng rất được ưa chuộng. Người ta có thể sẵn sàng chi hàng trăm triệu thậm chí cả vài tỉ đồng để sở hữu cho mình một chú cá rồng nhằm thỏa mãn thú chơi xa xỉ mong muốn mang lại sức khỏe và sự thịnh vượng.

    Tổng quan về cá Rồng
    Tổng quan về cá Rồng

  2. Tập tính sống: Cá rồng là loài ăn thịt nên bản tính khá hung dữ. Trong tự nhiên chúng sống theo bầy đàn nhỏ tuy nhiên vẫn có những con thích sống và săn mồi đơn độc. Cá rồng là loài săn mồi ở tầng mặt chúng có thể bắt được cả những con mồi cách mặt nước 2m nhờ khả năng định vị tốt cùng bật cao.


    Trong bể nuôi chúng thường bơi tương đối khoan thai, chậm chậm chạp nên người ta thường lầm tưởng chúng là loài hiền lành và thân thiện nhưng thực chất chúng khá nhanh nhẹn và chính xác khi săn mồi kể cả trong những vùng nước đục. Nhờ đôi râu luôn hướng về phía trước giúp cho cá rồng nhạy bén hơn trong việc săn và phát hiện ra con mồi.


    Tập tính sinh sản: Đây là loài sống theo những bầy đàn nhỏ tuy nhiên đến mùa sinh sản các con trống trưởng thành thường tách khỏi bầy để tìm bạn tình hoặc cá trống cá mái cùng đàn sau một thời gian ve vãn nhau cũng kết đôi với nhau Những đôi cá này sẽ tìm đến một khúc sông thích hợp gần đó để làm tổ đẻ trứng.


    Cá rồng bố thường được mệnh danh là những ông bố của năm khi mà cá cái chỉ việc đẻ trứng là kết thúc nhiệm vụ của mình còn việc ấp trứng và chăm sóc những con non là của những ông bố. Sau khi cá cái đẻ trứng trứng được thụ tinh và giữ và ấp trong miệng của cá đực và chúng cũng sẽ phải nhịn đó trong thời gian đẻ trứng.


    Ngược lại cá rồng cái thì được coi là những bà mẹ vô tâm khi đẻ trứng xong và bơi đi có đôi khi chúng còn quay lại ăn trứng nếu cá bố chưa kịp ngậm trứng nhanh.

    Tập tính sống của cá rồng
    Tập tính sống của cá rồng
  3. Cá rồng có nguồn gốc xuất xứ từ bộ cá rồng có tên tiếng anh là Osteoglossiformes. Dòng cá sinh sống chủ yếu trong môi trường nước ngọt và có giá bán tương đối cao. Hiện có khoảng 214 loài cá rồng trên toàn thế giới, thế nhưng dòng cá có xuất xứ từ Châu Á lại được yêu thích hơn cả nhờ vẻ ngoài ấn tượng.


    Cá rồng là loài cá nước ngọt được nuôi để làm cá kiểng phong thủy nên kích cỡ của chúng thuộc dạng trung bình. Trung bình, một chú cá khi trưởng thành có chiều dài cơ thể từ 20 – 70 cm, Cân nặng dao động từ 1 – 4kg. Thân hình:

    • Thân hình của cá tương đối thon, dài, khỏe mạnh và có xu hướng bẹt về 2 bên nên khi bơi rất nhanh.
    • Loài cá này có phần vẩy rất to, vây ngực, lưng, vây hậu môn, râu miệng tương đối dài.

    Phần đầu:

    • Đầu cá tương đối bằng phẳng và cân đối cùng với cơ thể. Mắt của cá rồng không có mí nên không bao giờ nhắm mắt.
    • Mặc dù mũi bé nhưng đây chính là công cụ để cá tìm kiếm thức ăn và xác định môi trường nước.
    • Bộ râu cá gần miệng có tác dụng xác định vị trí con mồi một cách chính xác.

    Phần vảy và vây cá rồng:

    • Sở dĩ loài cá này được gọi là cá rồng vì phần vảy của chúng tương đối to và gần giống với vảy của rồng.
    • Chính những chiếc vảy to lấp lánh đã tạo nên giá trị của loài cá kiểng này
      Nguồn gốc và đặc điểm của cá rồng
      Nguồn gốc và đặc điểm của cá rồng
    • Dưới đây là một số dòng Cá rồng phổ biến tại Việt Nam:


      Cá rồng Đỏ: Cá rồng đỏ hay còn gọi là cá huyết long, có nguồn gốc từ Indonesia. Đây là dòng cá được nhiều người biết đến và mong muốn sở hữu nhất. Bao phủ toàn thân huyết long là bộ vảy màu đỏ sậm và hơi ánh kim. Đây là điểm gây ấn tượng với người chơi cá cảnh. Một chú cá rồng đỏ khi trưởng thành có chiều dài đạt khoảng 26cm. Toàn thân ánh lên sắc đỏ không được pha trộn với màu vàng, nâu thì mới được coi là cá rồng đỏ chuẩn.


      Cá rồng Kim Long: 2 dòng cá Kim Long được ưa chuộng nhất trên thị trường Việt Nam là cá rồng Kim Long quá bối và Kim Long hồng vĩ.

      • Cá rồng Kim Long quá bối:
        • Dòng cá này còn có tên gọi là cá rồng Kim Long Malaysia. Đây là giống cá rồng đẹp và đắt nhất trên thị trường chỉ sau dòng cá huyết long,
        • Cá Kim Long quá bối có phần đầu nhô về phía trước và thân hình ngắn hơn so với các dòng cá rồng khác.
        • Cá khi trưởng thành có chiều dài trong khoảng 15cm, toàn bộ thân hình cá hơi vàng và có 2 vệt vàng trải dài từ lưng xuống phần hông.
        • Phần vảy của cá tương đối to và có ánh vàng lấp lánh trông vô cùng đẹp.
      • Cá rồng Kim Long hồng vĩ:
        • Cá Kim Long hồng vĩ hay còn gọi là Red Tail Golden, dòng cá này có xuất xứ từ Indonesia.
        • Xét về hình dáng thì chúng có thân hình nhỏ và dài.
        • Cá khi còn nhỏ sẽ có màu hơi đỏ sau khi trưởng thành sẽ chuyển sang vàng.

      Cá rồng Ngân Long Albino: Cá rồng Ngân Long có tên tiếng anh là cá rồng silver arowana, loai cá này khi trưởng thành chiều dài cơ thể có thể lên đến 1,2 m. Nhìn từ xa thân hình chúng giống như một chiếc dao bầu với phần vảy to và phần hàm miệng rất trề. Cá Ngân Long khi còn nhỏ thường có màu xanh ánh kim hoặc là cam. Phần đầu, và phần vây xung quanh cơ thể chúng có màu hồng nhạt. Khi phát triển toàn diện thì cá Ngân Long có phần vảy chuyển sang màu bạc trắng.


      Cá rồng Platinum: Cá rồng Platinum thực chất chỉ là một dạng đột biến gen chứ không phải là một dòng cá rồng chính thống. Xét về hình dáng thì chúng có kích thước cơ thể giống hệt so với dòng cá kiểng thông thường. Loài cá cảnh này có điểm đặc biệt là toàn thân của chúng được bao phủ một màu trắng bạch. Giống cá này cực kỳ hiếm nên giá bán thường cao nhất trên thế giới.

      Những dòng cá rồng nổi tiếng
      Những dòng cá rồng nổi tiếng
    • Môi trường sống tự nhiên: Cá rồng châu Á trong tự nhiên chủ yếu được tìm thấy ở các dòng nước chảy chậm chảy qua các
      đầm lầy có rừng và đầm lầy. Những nơi có nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm thường có những con cá rồng có màu sắc tươi sáng hơn.


      Môi trường nuôi nhốt: Cá rồng khi trưởng thành có kích thước khá lớn, lên đến 90cm nếu phát triển tốt. Vì vậy, khi nuôi
      nhốt thì người nuôi cần chuẩn bị bể nuôi kích thước lớn và cần có nắp đậy kín để chúng không nhảy ra ngoài.


      Có thể nuôi chung các loại cá rồng với nhau trong một bể cá rất lớn, với điều kiện là tất cả các loài cá đều có kích thước tương tự. Đặc biệt, nguồn nước phải được lọc tốt, mềm và có tính axit nhẹ, duy trì ở nhiệt độ 24–30 ° C.


      Một số lưu ý về môi trường sống của cá rồng khi nuôi:

      • Diện tích và bể nuôi cá Rồng: bể trung bình 1,2×0,5×0,5m, bể lớn có thể 1,8×0,6×0,5m.
      • Nhiệt độ nước hợp nhất là 29-300C, không quá nóng cũng không quá lạnh.
      • Độ pH lý tưởng nhất là 7, có thể dao động từ 5 – 6.
      • Càn đảm bảo nước sạch trong bể, nên thay nước 1 lần/tuần
      • Ánh sáng vừa đủ, không cần sục khí quá nhiều
      • Theo kinh nghiệm chia sẻ, chỉ nên nuôi 1 con cá Rồng ở bể nhỏ, nuôi từ 6 – 10 con nếu bể to hơn.
      Môi trường sống của cá rồng
      Môi trường sống của cá rồng
    • Cá rồng là một họ cá xương nước ngọt. Chúng còn có tên gọi khoa học Osteoglossidae. Một số vùng còn gọi loại cá này là cá lưỡi xương. Trong họ cá này, đầu của chúng nhiều xương và thân thuôn dài được che phủ bằng các vảy lớn và nặng, với kiểu khảm ống.


      Cá rồng châu Á: Nghiên cứu của Pouyaud và đồng sự (2003) đã phân lập các loài cá rồng châu Á thành những loài riêng biệt. Bao gồm: Cá rồng huyết long, cá rồng thanh long Borneo và kim long hồng vĩ. Kim long quá bối và thanh long Nami vẫn được xếp chung với thanh long dù chúng cũng có thể là những loài riêng biệt.

      Cá rồng châu Úc: Riêng với cá rồng châu Úc thì chúng có vảy nhỏ hơn so với cá rồng châu Á. Mỗi bên thân cá rồng châu Úc có 7 hàng vảy so với 5 hàng vảy ở cá rồng châu Á. Đường bên cá rồng châu Úc có từ 32 – 35 vảy so với từ 21 – 25 vảy ở cá rồng châu Á.


      Cá rồng châu Mỹ: Cá rồng Nam Mỹ phân biệt với cá rồng châu Á và châu Úc ở bộ vây. Ở cá rồng Nam Mỹ, Vây lưng và vây hậu môn bắt đầu từ phần giữa thân và chồng xếp lên vây đuôi tạo ra cảm giác chúng là một dải liên tục. Riêng vây ngực và đuôi nhỏ so với thân mình. Bao gồm cả dòng cá rồng hắc long (black arowana) phân bố ở lưu vực sông Negro. Cá ngân long (silver arowana) phân bố ở lưu vực sông Amazon, sông Rupununi và Oyapock Nam Mỹ.


      Về chủng loại cá rồng cực kỳ phong phú. Mỗi chủng có những nét đặc biệt riêng mê hoặc dân chơi cá cảnh trên toàn thế giới. Đặc biệt giá cá rồng này cũng không giống nhau. Nếu bạn quan tâm đến giá bán của chúng và cách nuôi thì hãy tham khảo tiếp thông tin bên dưới nhé.

      Phân loại cá rồng
      Phân loại cá rồng
    • Dù được mệnh danh là loài cá vua, quý tộc nhưng những chú cá Rồng vẫn không bị ảnh hưởng bởi bệnh. Các căn bệnh phồ biến thường gặp ở loài cá này như sau:

      • Bệnh ký sinh trùng: Nguyên nhân gây nên là do môi trường sống không được vệ sinh, nước lâu ngày không thay mới, khiến sức đề kháng của cá giảm sút.
      • Bệnh về mang, bệnh mắt trắng đục, bệnh về hô hấp…: Do môi trường sống bản, nhiệt độ hay độ pH không phù hợp, thay đổi bất thường. Đặc biệt là cá thiếu dinh dưỡng…
      • Bệnh xệ mắt: Mắt cá tích tụ lớp mỡ, khiến mắt lồi và chỉ nhìn xuống được

      Cá rồng bị đục mắt:

      • Hiện tượng cá đục mắt thường xảy ra khi mà nguồn nước trong bể nuôi bị ô nhiễm hoặc mắt cá bị trầy xước,…
      • Khắc Phục: Bạn nên thay ⅓ lượng nước trong bể và cho thêm một chút muối để tăng tính sát khuẩn cho nước.

      Cá rồng bị stress: Ngoài các loại bệnh liên quan đến sức khỏe thân thể cá, cá rồng còn có thể mắc bệnh về tâm lý. Nếu như bạn thấy cá bỏ ăn, ít bơi, nằm một chỗ, thả mình theo dòng nước thì đây chính là dấu hiệu của bệnh stress.

      • Nguyên nhân: Bể nuôi cá quá nhiều cá nhỏ, bể quá nhỏ, nguồn nước sinh sống bị ô nhiễm, tạo điều kiện cho các loại ký sinh trùng sinh sống trên cơ thể cá.
      • Khắc phục: Bạn cần thường xuyên vệ sinh môi trường sống cho cá và chỉ nên thêm 1- 2 loài cá nhỏ trong bể.

      Để phòng các căn bệnh này, người nuôi cần phải đặc biệt chú ý đến yếu tố như vệ sinh môi trường sống cũng như dinh dưỡng hàng ngày cho cá.

      Một số bệnh cá Rồng thường gặp phải
      Một số bệnh cá Rồng thường gặp phải
    • Với hình dáng đặc biệt được gắn với loài vật linh thiêng, cá rồng được coi là hóa thân của thần long. Trong phong thủy, loài cá này không chỉ mang tới vận may, tài lộc mà còn giúp gia chủ trấn giữ nhà cửa, trừ tà ma. Cũng bởi thế mà loài cá này hiện nay rất được ưa chuộng và trở thành loài cá cảnh đắt tiền.


      Màu sắc của cá rồng: Màu sắc của cá rồng sẽ được phân theo ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Mỗi hành sẽ phù hợp với những người khác nhau. Khi chọn bạn sẽ dựa vào quy luật: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc…


      Số lượng cá rồng: Số lượng cá rồng phù hợp là bạn có thể áp dụng quy tắc tốt lành của số 9, trong đó sử dụng 8 con cá vàng hoặc đỏ và 1 con cá đen. Con cá đen sẽ giúp hấp thụ những năng lượng tiêu cực, vận khí không tốt. Trong phong thủy các bội số của 3 luôn mang tới những điều tốt lành và may mắn. Tuy nhiên, khi điều kiện của gia đình bạn chỉ có khả năng nuôi 1 con thì nếu đặt đúng cách thì cũng có tác dụng.


      Cách đặt bể cá hợp phong thủy: Trong phong thủy, khi đặt bể cá rồng trong nhà bạn cần chọn như dưới đây:

      • Phía Đông Nam: Đông Nam là hướng đẹp, là khu vực của tiền bạc, của cải. Khi đặt cá rồng ở vị trí này sẽ giúp gia chủ thu hút tiền tài.
      • Phía Bắc: Vị trí thuận lợi cho con đường công danh. Đặt bể cá ở vị trí này sẽ giúp bạn có được sự nghiệp thăng tiến, con đường thăng quan tiến chức rộng mở.
      • Phía Đông: Vị trí mang tới sức khỏe tốt cho cả gia đình

      Một số biểu tượng khác của cá rồng: Cá rồng là loài cá có kích thước lớn, giá trị cao nên giá mua khá đắt đỏ. Nếu như điều kiện của gia đình không cho phép nuôi một con cá rồng, thì bạn có thể chọn những đồ vật và tranh in để trưng bày trong nhà mình. Một số biểu tượng gồm có như:

      • Tượng cá rồng ngậm xu: Biểu tượng cá rồng này sẽ là món đồ trưng bày vô cùng lý tưởng với các doanh nhân, những ai đang kinh doanh muốn giàu có…
      • Tranh cá rồng: Cũng là một biểu tượng có ý nghĩa tốt, giúp cho những ai muốn có công việc công danh thuận lợi, thăng quan tiến chức trong sự nghiệp.
      Ý nghĩa của biểu tượng cá rồng trong phong thủy
      Ý nghĩa của biểu tượng cá rồng trong phong thủy
    • Trước đây, cá rồng chủ yếu được sinh sản trong tự nhiên nhưng do nhu cầu ngày càng cao của con người nên chúng đã được nhân giống thành công trong ống nghiệm. Cũng nằm trong danh sách những loài vật có nguy cơ tuyệt chủng nên việc nuôi chúng cũng cần được cấp phép. May mắn là ngay sau đó không lâu CITES (Hội nghị Công ước Quốc tế về Giao thương các giống loại Động - Thực vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng) đã cấp phép cho loài này được xuất khẩu đi nhiều nước khác nhau trên thế giới trong đó có Việt Nam.

      Nguồn cung cấp cá giống lớn nhất hiện nay chủ yếu là ở các nước Indonexia, Malaysia, Đài Loan…Trong các trang trại nuôi cá rồng, người chủ sẽ bắn vào mỗi chú cá một cái microchip chỉ bằng hạt gạo, trong đó có mã số riêng. Dãy số này được in lên từng tờ Certificate (giấy chứng nhận), có đóng dấu nổi riêng của từng trại như: trại Munjul (Indonesia); trại Xian Leng (Malaysia); trại Mitra (Indonesia)… Sau khi đã được chuyển về Việt Nam, người bán chỉ cần dùng máy dò chíp là tìm ra đúng Certificate của con cá đó. Muốn kiểm chứng xem con cá đó có đúng của trại mình muốn mua không, người chơi chỉ cần vào website từng trại để tra số microchip. Công việc này làm cho công việc kinh doanh cá rồng thuận lợi và dễ dàng hơn, cũng dễ kiểm chứng chất lượng nguồn hàng hơn.

      Cá rồng - loài duy nhất được gắn chíp điện tử
      Cá rồng - loài duy nhất được gắn chíp điện tử
    • Cá rồng vô cùng đa dạng về chủng loại, chính vì vậy mức giá để sở hữu những chú cá rồng từng dòng cũng rất khác nhau. Những dòng cá rồng thông thường chỉ có 100.000 – 200.000 đồng một con. Nhưng đối với dòng cá rồng đỏ hay cá rồng Platinum lại có mức giá lên đến hàng ngàn USD.


      Giá các loại cá rồng trên thị trường:

      • Giá cá rồng Huyết Long: Giá mua cá rồng Huyết Long khoảng từ 5 – 20 triệu/con tùy thuộc vào kích thước dài ngắn của cá, trọng lượng lớn hay nhỏ và màu sắc toàn thân.
      • Giá cá rồng Kim long quá bối: Tùy thuộc vào kích thước, trọng lượng và màu vàng ánh kim trên vây. Giá bán cá rồng kim long quá bối dao động từ 5 – 22 triệu/con.
      • Giá cá rồng Kim Long hùng vỹ: Giá của loài cá này chủ yếu dựa vào kích thước và mức độ lên màu của vảy. Cá rồng Kim Long hiện đang được bán trên thị trường cá rồng giá tầm khoảng 2 – 3 triệu/con. Khá rẻ so với những dòng khác. Giá cá rồng con cũng không quá đắt.
      • Giá cá rồng Hồng Long: Cá rồng Hồng Long không được nổi tiếng bằng các loại cá rồng khác. Nên mức chi phí khi mua bán loại cá này dao động trong khoảng 1.8 – 2.5 triệu đồng/con.
      • Giá cá rồng Thanh Long: Trong môi trường tự nhiên loài cá này có thể dài khoảng 60 cm. Cá rồng thanh long thường được bán với giá 600.000 ngàn cho đến 1 triệu đồng/con.
      • Giá cá rồng Ngân Long: Một chú cá rồng Ngân Long có giá khoảng 120 – 300 ngàn đồng/con. Nếu bạn là người mới chơi cá thì có thể lựa chọn loại cá này để chơi thử.
      Giá các loại cá rồng trên thị trường
      Giá các loại cá rồng trên thị trường
    • Cá Rồng là một loài cá có giá thành tương đối cao và mang ý nghĩa phong thủy lớn. Chính vì thế bạn cần tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá Rồng để chúng có thể sống khỏe mạnh nhất nhé.


      Chọn giống nuôi chính là công đoạn quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cá Rồng sau này. Khi chọn giống bạn cần chú ý những điều sau:

      • Đầu tiên không nên chọn những con cá Rồng có thân hình quá to hoặc quá nhỏ. Đồng thời cũng nên chú ý đến từng bộ phận của cá để tránh khiếm khuyết. Tốt nhất nên chọn những con cá có kích thước to và dài, sức khỏe tốt.
      • Tư thế bơi cũng là điều bạn nên chú ý. Một con cá Rồng giống tốt là phải bơi cân bằng, các vây phải xòe ra. Quan sát chọn những con cá thích hoạt động sẽ khỏe mạnh hơn.

      Chọn bể nuôi cá Rồng:

      • Môi trường sinh sống cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng của cá Rồng. Tùy thuộc vào kích thước cá mà chọn loại bể cho phù hợp. Cụ thể là nếu nuôi cá nhỏ nhỏ có kích thước 15cm thì bể nuôi cần có kích thước là 120 x 45 x 45cm. Còn nếu bạn chọn bể cho cá từ 30cm trở lên thì kích thước 180 x 60 x 45 cm là lý tưởng nhất.
      • Vị trí đặt bể cũng rất quan trọng. Tốt nhất nên chọn chỗ ít người qua lại và có ánh sáng mặt trời vào buổi sáng hay chiều. Bạn cũng có thể tham khảo những quan niệm phong thủy để đặt bể cá vào vị trí tốt nhất.

      Thức ăn cho cá Rồng:

      • Bạn nên cho cá ăn những thực phẩm có chất dinh dưỡng cao để đảm bảo sự phát triển. Các loại thức ăn thường được sử dụng cho cá Rồng là dế, gián, cá xiêm, cá 3 đuôi, nhái con và một số loại thực phẩm chế biến sẵn. Những loại thức ăn này cần mua ở những nguồn cung cấp uy tín để tránh trường hợp cá bị bệnh.

      Cách nuôi cá Rồng: Để có những chú cá Rồng đẹp thì cách nuôi là điều bạn cần chú ý đó là cách nuôi. Đầu tiên bạn nên chú ý thay nước từ 1 đến 2 lần 1 tuần cho bể cá. Không nên dùng nước máy trực tiếp mà nên để nước lắng trước khi sử dụng. Mỗi ngày vợt hết chất thải ra và kiểm tra độ PH trong nước thường xuyên. Tiếp theo bạn nên sử dụng nắp đậy bể cá vì chúng có khả năng nhảy rất cao.

      Kỹ thuật nuôi cá Rồng
      Kỹ thuật nuôi cá Rồng
    • Hiện tại trên thị trường có rất nhiều cơ sở cung cấp cá Rồng để bạn lựa chọn. Bạn có thế đến các chợ chuyên bán cá cảnh. Đây là địa điểm mà bạn có thể dễ dàng kiểm chứng được chất lượng cá và thỏa thuận về giá. Tuy nhiên bạn không xác định được chính xác nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm. Chính vì thế bạn nên tìm đến các chợ uy tín.


      Tốt nhất bạn nên chọn những cơ sở buôn bán lớn có truyền thống lâu năm. Những địa chỉ này giúp bạn yên tâm về chất lượng cá và thoải mái chọn lựa mẫu mã sản phẩm. Hơn nữa những người bán hàng cũng có kinh nghiệm giúp bạn chọn lựa cá tốt hơn.


      Cá Rồng là loài cá đẹp và mang ý nghĩa phong thủy rất lớn. Chính vì thế trước khi nuôi loài cá này bạn cần phải tìm hiểu kỹ thuật nuôi cá chi tiết nhất. Điều này sẽ giúp bạn luôn có một bể cá phong thủy đẹp trong nhà.

      Nơi mua cá Rồng uy tín nhất
      Nơi mua cá Rồng uy tín nhất

    Công Ty cổ Phần Toplist
    Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
    Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
    Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
    Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
    Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy