Top 8 Tác nhân gây viêm nang lông

Bùi Thị Phương Thảo 36 0 Báo lỗi

Viêm nang lông là tình trạng khá thường gặp ở da, đây không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ, sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. ... xem thêm...

  1. Lỗ chân lông có mặt khắp cơ thể và làm nhiệm vụ tiết ra mồ hôi cũng như các chất bã nhờn. Một khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn do bụi bẩn hay lông mọc ngược (hậu quả của việc cạo lông) thì chất nhờn bị ứ đọng, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nên viêm nang lông.


    Viêm nang lông (hay viêm lỗ chân lông) là bệnh lý về da do các nang lông bị viêm gây nên. Bệnh thường ảnh hưởng các bộ phận của cơ thể như vùng cằm, cánh tay, lưng, mông và chân. Lúc đầu viêm nang lông trông như những chỗ sưng đỏ nhỏ hoặc như những nhọt đầu trắng xung quanh nang lông. Nhiễm trùng có thể lan ra khiến tổn thương không lành mà trở nên cứng và đau. Đôi khi nhiễm trùng diễn tiến nghiêm trọng khiến nang lông bị phá hủy hoàn toàn, lông (hoặc tóc) không thể mọc lại và để lại sẹo.

    Nếu chỉ bị viêm nang lông nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau một vài ngày chỉ với những chăm sóc cá nhân đơn giản. Với những trường hợp bị nặng hoặc tái đi tái lại thì cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được kê đơn điều trị thích hợp.

    Viêm nang lông là gì?
    Viêm nang lông là gì?
    Viêm nang lông là gì?

  2. Có hai loại chính là viêm nang lông nông và viêm nang lông sâu. Viêm nang lông nông chỉ liên quan tới một phần nang lông, trong khi viêm nang lông sâu ảnh hưởng tới toàn bộ nang lông và thường nghiêm trọng hơn nhiều.


    Các loại viêm nang lông nông bao gồm:

    • Viêm nang lông nhiễm khuẩn: Thường gặp với biểu hiện là các chỗ sưng ngứa, trắng, chứa mủ. Vi khuẩn xâm nhập vào nang lông gây viêm, thường gặp nhất là tụ cầu vàng. Tụ cầu vàng bình thường luôn tồn tại trên da, nhưng sẽ gây ra vấn đề khi xâm nhập được vào cơ thể thông qua vết cắt hoặc các vết thương khác.
    • Viêm nang lông do tắm bồn nước nóng (hot tub folliculitis, còn gọi là pseudomonas folliculitis): Các triệu chứng biểu hiện là nổi mẩn đỏ, tròn, ngứa, xuất hiện sau một đến hai ngày phơi nhiễm với vi khuẩn gây bệnh. Hiện tượng này do tắm bồn nước nóng thường có vi khuẩn pseudomonas, là loại vi khuẩn tìm thấy được ở nhiều nơi, bao gồm bồn nước nóng - nơi nồng độ chlorine và nồng độ pH không được kiểm soát tốt.
    • Viêm nang lông do lông mọc ngược (razor bumps, còn gọi là pseudofolliculitis barbae): Lông mọc ngược gây kích ứng da, chủ yếu ảnh hưởng đến nam giới có râu tóc xoăn cạo quá sát và dễ thấy nhất ở vùng mặt và cổ. Những người tẩy lông vùng kín có thể bị ngứa ở háng, sau đó có thể để lại sẹo thâm lồi.
    • Viêm nang lông do Pityrosporum: Trường hợp này xuất hiện mụn mủ mạn tính, đỏ, ngứa ở lưng và ngực, đôi khi ở cổ, vai, cánh tay và mặt.

    Các loại viêm nang lông sâu bao gồm:

    • Viêm nang lông ở cằm (sycosis barbae): Xuất hiện ở những nam giới mới bắt đầu cạo râu.
    • Viêm nang lông gram âm: đôi khi xuất hiện ở những trường hợp đang điều trị trứng cá bằng kháng sinh dài hạn.
    • Nhọt (furuncle) và hậu bối (carbuncles): Xảy ra khi tụ cầu vàng nhiễm khuẩn sâu vào nang lông. Nhọt thường đột ngột xuất hiện như một chỗ sưng đau màu hồng hoặc đỏ. Hậu bối là tập hợp của một chùm nhọt.
    • Viêm nang lông eosinophilic: chủ yếu xuất hiện ở những người nhiễm HIV/AIDS, dấu hiệu bao gồm ngứa dữ dội, các mảng sần và nhọt tái diễn ở khu vực gần các nang lông ở mặt và thân trên. Khi đã được điều trị khỏi, vùng da bị tổn thương có thể bị tối màu hơn so với trước. Nguyên nhân dẫn tới viêm nang lông eosinophilic hiện chưa được biết rõ.
    Phân loại viêm nang lông
    Phân loại viêm nang lông
    Phân loại viêm nang lông
  3. Nguyên nhân gây viêm nang lông thường gặp nhất là do vi khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) xâm nhập vào nang lông gây viêm. Ngoài ra bệnh cũng có thể do nguyên nhân virus, nấm và thậm chí là viêm do lông đang mọc chưa trồi ra khỏi bề mặt da. Nang lông là một túi nhỏ, nơi mà từ đó sợi lông (hoặc tóc) sẽ mọc ra. Nang lông nhiều và mật độ lớn nhất là ở da đầu, nó có thể xuất hiện ở bất kì vị trí nào của cơ thể trừ lòng bàn tay, lòng bàn chân, môi và niêm mạc.


    Ai cũng có thể bị viêm nang lông, nhưng có một số yếu tố nhất định khiến bệnh dễ xảy ra hơn, bao gồm:

    • Mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng tới hệ miễn dịch của cơ thể như đái tháo đường, leukemia và HIV/AIDS.
    • Đang bị mụn trứng cá hoặc viêm da.
    • Đang sử dụng những thuốc điều trị nhất định, ví dụ như kem steroid hoặc dùng liệu pháp kháng sinh dài hạn điều trị trứng cá.
    • Nam giới râu tóc xoăn mà cạo đi.
    • Thường xuyên mang các trang phục bí, không thoát mồ hôi, như bốt cao cổ hay găng tay cao su.
    • Tắm ở bồn nước nóng không được vệ sinh thích hợp.
    • Gây tổn thương tới nang lông bằng các hành động cạo, tẩy hoặc mặc quần áo chật.
    Nguyên nhân dẫn tới viêm nang lông
    Nguyên nhân dẫn tới viêm nang lông
    Nguyên nhân dẫn tới viêm nang lông
  4. Nếu không được chăm sóc và điều trị đúng cách, viêm nang lông nhẹ có thể chuyển thành các biến chứng như sau:

    • Nhiễm khuẩn lan rộng hoặc tái diễn.
    • Nhọt
    • Sẹo hoặc vết thâm.
    • Nang lông, nang tóc bị phá hủy, khiến lông, tóc không thể mọc lại được.

    Người bị viêm nang lông cần tránh chủ quan cho rằng bệnh không nguy hiểm nên không đi khám và điều trị sớm. Đến khi bệnh đã chuyển nặng, nhiễm trùng xâm lấn vào sâu các lớp da thì nguy cơ để lại vết thâm và sẹo rất cao, khó khắc phục.


    Bác sĩ có khả năng chẩn đoán viêm nang lông bằng cách nhìn vào da của người bệnh và hỏi về triệu chứng hiện tại, tiền sử dụng bệnh tật khác. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể sử dụng kỹ thuật để kiểm tra bằng kính hiển vi để soi da. Nếu các phương pháp điều trị ban đầu không khỏi, bác sĩ có thể sử dụng tăm bông để lấy mẫu da hoặc tóc bị nhiễm bệnh của người bệnh và gửi đến phòng xét nghiệm để giúp xác định nguyên nhân gây nhiễm trùng. Hiếm khi, sinh thiết da có thể được thực hiện để loại trừ các điều kiện khác.

    Biến chứng của viêm nang lông
    Chẩn đoán viêm nang lông
    Chẩn đoán viêm nang lông
  5. Sau khi xác định được nguyên nhân gây bệnh và tình trạng bệnh, người bệnh sẽ áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp.


    Chăm sóc tại nhà

    Viêm nang lông nhẹ và được phát hiện sớm có thể điều trị tại nhà bằng các biện pháp đơn giản để giảm triệu chứng viêm ngứa, ngăn viêm nhiễm lan rộng hơn và tăng khả năng phục hồi da.

    • Sử dụng kháng sinh không kê đơn dạng bôi, uống
    • Chườm khăn ấm để giảm cảm giác khó chịu
    • Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị viêm, sau đó lau khô bằng khăn sạch
    • Không dùng chung vật dụng, quần áo với người khác để tránh lây lan

    Nếu như đang nghi ngờ bị viêm nang lông hoặc viêm nang lông giai đoạn nhẹ, bệnh nhân có thể lựa chọn thăm khám với bác sĩ Da liễu từ xa để được hướng dẫn cách chăm sóc và điều trị tại nhà, tránh để bệnh nặng hơn.


    Đi khám Da liễu

    Nếu bệnh không thuyên giảm và có dấu hiệu viêm nhiễm lan rộng hơn thì bệnh nhân nên đi khám với bác sĩ Da liễu để có phương án điều trị phù hợp.

    • Dùng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc cho bệnh nhân gồm kem dưỡng da, kháng sinh để điều trị viêm nang lông dạng nhiễm trùng nhẹ. Trong trường hợp nhiễm trùng nặng, bệnh nhân nên sử dụng kháng sinh đường uống.
    • Viêm nang lông do nấm cần dùng kem bôi hoặc dầu gội trị nấm. Trong trường hợp này, thuốc kháng sinh không có tác dụng điều trị.
    • Tiểu phẫu: Trường hợp viêm nặng gây ra mụn nhọt, bệnh nhân cần phải làm tiểu phẫu, rạch 1 đường nhỏ để dẫn lưu mủ.
    • Laser: Khi các phương pháp khác không đem lại hiệu quả, bệnh nhân có thể áp dụng phương pháp triệt lông bằng laser giúp loại bỏ nhiễm trùng. Phương pháp này có tác dụng lâu dài nhưng khá tốn kém và cần kiên trì điều trị.
    Điều trị viêm nang lông
    Điều trị viêm nang lông
    Điều trị viêm nang lông
  6. Để phòng tránh tình trạng viêm nang lông, mọi người cần lưu ý:

    • Mặc quần áo vừa vặn, khô ráo, chất liệu mềm mại, thấm hút tốt. Tránh quần áo chật.
    • Lưu ý khi tẩy lông: Xem xét kỹ lưỡng trước khi sử dụng các sản phẩm tẩy lông (thuốc làm rụng lông) hoặc các phương pháp tẩy lông khác. Mặc dù chúng cũng có thể gây kích ứng da.
    • Lưu ý khi cạo râu: Làm sạch da trước và sau khi cạo râu, dùng khăn lau mát-xa hình tròn trước khi cạo, cạo theo hướng mọc của lông, dùng dao cạo riêng, sắc và sạch sẽ.
      • Hạn chế số lần cạo râu
      • Rửa da bằng nước ấm và xà phòng kháng khuẩn trước khi cạo râu
      • Sử dụng khăn lau hoặc miếng rửa mặt di chuyển theo hình tròn nhẹ nhàng trước khi cạo
      • Sử dụng kem cạo râu trước khi cạo râu
      • Cạo theo hướng mọc của lông
      • Tránh cạo quá sát da bằng cách sử dụng dao cạo điện hoặc lưỡi dao được bảo vệ và không làm căng da
      • Sử dụng dao cạo sắc bén và rửa nó bằng nước ấm sau mỗi lần sử dụng
      • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi cạo râu
    • Dùng riêng các vật dụng hàng ngày như khăn, quần áo, dao cạo.
    • Vệ sinh toàn thân sạch sẽ, tắm rửa sạch sẽ hàng ngày, đặc biệt là sau khi vận động mạnh, ra mồ hôi
    • Không tự ý nặn mụn nhọt
    • Không sử dụng các sản phẩm khiến da đổ nhiều dầu vì dầu có thể gây bít tắc lỗ chân lông
    Phòng tránh viêm nang lông
    Phòng tránh viêm nang lông
    Phòng tránh viêm nang lông
  7. Trái cây tươi

    Trái cây tươi mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe. Đây là nguồn cung cấp vitamin và các chất khoáng dồi dào cho cơ thể. Vì vậy, bị viêm nang lông mà ăn nhiều trái cây tươi sẽ giúp ngăn ngừa oxy hóa, làn da được phục hồi mau chóng. Vì thế, khi bị viêm nang lông chúng ta nên dùng nhiều loại trái cây như táo, lê, cà chua, cam, chuối, bưởi… Ngoài ra, thường xuyên sử dụng sinh tố hoặc các loại nước ép cũng là cách tốt để bổ sung vitamin cho cơ thể.


    Thịt bò và các loại hải sản
    Tôm, cua, cá, thịt bò… là những thực phẩm giàu protein và các vi chất như kẽm, sắt… Đặc biệt, khi bị viêm nang lông nên bổ sung thêm nhiều các loại cá biển. Chúng là nguồn cung cấp omega 3 dồi dào, giúp kháng viêm và cải thiện tốt tình trạng viêm da.


    Rau xanh
    Nếu chưa biết nên ăn gì khi bị viêm nang lông thì bạn cũng đừng quên rau xanh. Các loại rau, đặc biệt là súp lơ, bắp cải, cải bó xôi… là những thực phẩm chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Do đó, ngay cả khi không bị viêm nang lông thì chúng ta cũng cần bổ sung cho cơ thể.


    Uống nhiều nước
    Đây là một biện pháp đơn giản nhưng lại vô cùng quan trọng đối với người đang bị viêm nang lông. Uống nhiều nước sẽ giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, hạn chế tiết mồ hôi. Từ đó, các triệu chứng viêm nang lông sẽ được giảm bớt, người bệnh cũng vì thế mà cảm thấy dễ chịu hơn.

    Bị viêm nang lông nên ăn gì?
    Bị viêm nang lông nên ăn gì?
    Bị viêm nang lông nên ăn gì?
    Bị viêm nang lông nên ăn gì?
  8. Nội tạng động vật

    Các món ăn được chế biến từ nội tạng động vật thường rất ngon nên được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, với những người bị viêm nang lông không nên ăn những món ăn này. Do trong nội tạng động vật thường chứa nhiều cholesterol, nó có thể khiến cho tình trạng viêm nang lông thêm trầm trọng.

    Đường và các đồ ăn ngọt

    Đường, bánh kẹo ngọt… là những thực phẩm nên kiêng khi bị viêm chân lông. Ăn nhiều đường sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với người bị viêm nang lông. Do đồ ngọt làm cho bã nhờn hoạt động mạnh và tiết nhiều hơn. Nó sẽ khiến cho tình trạng viêm thêm trầm trọng, dễ viêm nhiễm chéo hoặc làm các mụn mủ lan rộng hơn. Vì thế, nếu đang bị viêm nang lông hoặc là người có làn da dầu nhờn thì nên hạn chế sử dụng những thực phẩm ngọt.

    Thực phẩm cay nóng

    Cũng giống như các đồ ngọt, các thực phẩm cay nóng cũng sẽ làm cho tuyến mồ hôi, bã nhờn hoạt động mạnh hơn. Nó sẽ khiến cho bệnh viêm nang lông thêm nặng, giảm hiệu quả điều trị. Thêm vào đó, thường xuyên sử dụng những thực phẩm này còn khiến cơ thể mắc phải các bệnh tiêu hóa khác như: Viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày… Vì vậy, nên tránh ăn các thực phẩm như tỏi, ớt, hành tây, hạt tiêu, hồi… khi đang bị bệnh.

    Các chất kích thích

    Rượu bia, các chất kích thích… chính là câu trả lời cho vấn đề viêm nang lông kiêng ăn gì. Sử dụng bia rượu, cà phê, thuốc lá sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, làm quá trình tăng tiết mồ hôi, dầu nhờn hoạt động mạnh. Chính vì vậy mà bệnh viêm nang lông sẽ ngày càng trở nên trầm trọng. Đồng thời cản trở và làm chậm quá trình hồi phục vết thương.

    Đồ ăn nhiều dầu mỡ

    Khi bị viêm nang lông nên kiêng các món ăn nhiều dầu mỡ như gà rán, xúc xúc xích rán, khoai tây chiên, các đồ ăn nhanh… Những thực phâm này sẽ gây áp lực cho bộ máy tiêu hóa. Tình trạng này kéo dài làm cho đường ruột bị yếu, gây đầy hơi, chướng bụng, thậm chí là các bệnh tiêu hóa. Đồng thời nó cũng cản trở việc điều trị bệnh viêm nang lông, khiến chúng dễ tái phát hoặc trở nặng.


    Tinh bột đã qua tinh chế
    Các tinh bột khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành đường. Hơn nữa, những sản phẩm tinh bột đã qua tinh chế như mỳ ống, mỳ, bánh mỳ có thể chứa nhiều đường. Ăn nhiều những thực phẩm này cũng có thể kích thích quá trình viêm, làm viêm nang lông nặng thêm. Chưa hết, dung nạp quá nhiều tinh bột còn khiến quá trình chuyển hóa chất trong cơ thể, gây hại cho sức khỏe.

    Bị viêm nang lông kiêng ăn gì?
    Bị viêm nang lông kiêng ăn gì?
    Bị viêm nang lông kiêng ăn gì?
    Bị viêm nang lông kiêng ăn gì?



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy