Top 10 Thuật ngữ cơ bản người đầu tư chứng khoán cần biết

Xóm Thông 186 0 Báo lỗi

Lang thang trên mạng thấy có nhiều người hỏi về các thuật ngữ liên quan đế thị trường chứng khoán và tài chính, nên mình quyết định viết bài dưới đây, qua đó ... xem thêm...

  1. Top 1

    Chỉ số P/E

    Hệ số giá trên thu nhập một cổ phiếu, gọi tắt là Tỷ số P/E (viết tắt của cụm từ Price to Earning Ratio), là tỷ số tài chính dùng để đánh giá mối liên hệ giữa thị giá hiện tại của một cổ phiếu (giá cổ phiếu ở chợ chứng khoán) và tỷ số thu nhập trên cổ phần.


    Cách tính: P/E= giá thị trường của cổ phiếu/ thu nhập bình quân 1 cổ phần

    Chỉ số P/E thể hiện mức giá mà bạn sẵn sàng bỏ ra cho một đồng lợi nhuận thu được từ cổ phiếu. Chỉ số P/E được hiểu là nhà đầu tư sẵn sàng trả bao nhiêu tiền cho 1 đồng lợi nhuận.

    Ý nghĩa của chỉ số P/E thấp:

    • Cổ phiếu đang bị định giá thấp
    • Công ty đang gặp vấn đề (tài chính, kinh doanh…)
    • Công ty xuất hiện lợi nhuận đột biến, do bán tài sản chẳng hạn
    • Công ty ở vùng đỉnh chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ

    Ý nghĩa của chỉ số P/E cao:

    • Cổ phiếu đang định giá cao
    • Triển vọng công ty trong tương lai rất tốt
    • Lợi nhuận ít nhưng mang tính tạm thời
    • Công ty ở vùng đáy chu kỳ kinh doanh – cổ phiếu theo chu kỳ.
    Chỉ số P/E
    Chỉ số P/E
    Chỉ số P/E
    Chỉ số P/E

  2. Top 2

    Bán khống

    Bán khống là hình thức kiếm lời khi giá cổ phiếu đi xuống. Việc bán khống một số chứng khoán chủ yếu phục vụ mục đích đầu cơ vì các nhà giao dịch tin rằng vì một lý do nào đó giá sản phẩm sẽ giảm xuống. Nếu những người tham gia thị trường nghi ngờ rằng giá của một tài sản nhất định (cổ phiếu, chỉ số thị trường chứng khoán, hàng hóa,... sẽ đi xuống, họ sẽ mở các vị thế bán để hưởng lợi từ việc giá giảm.


    Như đã giải thích ở trên, bạn không cần phải sở hữu công cụ cơ bản trong khi giao dịch CFD. Ngoài ra, các nhà đầu tư đôi khi có thể muốn bán khống để giảm thiểu rủi ro của họ khi mở một vị thế bán phòng ngừa rủi ro có thể xảy ra trong khoản đầu tư của mình - chúng tôi sẽ trình bày một ví dụ thích hợp sau đây.

    Bán khống
    Bán khống
    Bán khống
    Bán khống
  3. Top 3

    Cổ phiếu quỹ

    Cổ phiếu quỹ (Treasury Stock) là loại hình cổ phiếu được phát hành bởi các công ty cổ phần. Sau đó, chính các công ty này sẽ sử dụng nguồn vốn hợp pháp và mua lại cũng như nắm giữ như những nhà đầu tư khác. Đặc biệt, số cổ phiếu này sẽ không được tính vào số lượng công ty đang lưu hành.


    Ví dụ: Một công ty A sau khi phát hành một lượng cổ phiếu ra công chúng, sau đó vì một lí do nào đó (có thể là giá cổ phiếu đi xuống quá sâu thấp hơn giá trị thực chẳng hạn) công ty mua lại chính cổ phiếu của mình bằng vốn điều lệ hay tiền lãi kinh doanh, thì số cổ phiếu được công ty mua lại đó gọi là cổ phiếu quỹ. Nói ngắn gọn một doanh nghiệp mua lại cổ phiếu của chính mình từ thị trường thì số cổ phiếu được mua lại đó gọi là cổ phiếu quỹ. Như vậy ta có thể thấy được rằng bản chất của cổ phiếu quỹ là hoàn toàn vô giá trị, nó chẳng khác nào giấy lộn (vì doanh nghiệp dùng tiền của mình để mua lại từ cổ đông cổ phiếu của chính doanh nghiệp, như vậy đây thực chất là quá trình thu nhỏ quy mô của doanh nghiệp).

    Cổ phiếu quỹ
    Cổ phiếu quỹ
    Cổ phiếu quỹ
    Cổ phiếu quỹ
  4. Top 4

    Cổ tức

    Hằng năm doanh nghiệp sẽ trích ra một phần lợi nhuận từ công việc kinh doanh để chia cho cổ đông, đó gọi là cổ tức. Thông thường, cổ tức được trả bằng tiền, nhưng có nhiều doanh nghiệp muốn giữ tiền lại để mở rộng sản xuất kinh doanh thì cũng có thể trả cổ tức cho cổ đông bằng cổ phiếu.

    Cổ tức
    Cổ tức
    Cổ tức
    Cổ tức
  5. Top 5

    Chỉ số VN-INDEX

    Chúng ta thường hay nghe chỉ số VN-INDEX ngày 31/12/2021 là 540 điểm, nhưng rất nhiều người trong chúng ta không hiểu ý nghĩa của con số này. Sau đây mình sẽ giải thích ngắn gọn cho các bạn biết chỉ số INDEX là gì?


    Người ta quy ước chỉ số INDEX năm đầu tiên ra đời của thị trường chứng khoán của một quốc gia nào đó là 100 điểm, chỉ số index các khoảng thời gian sau được tính như sau: lấy tổng giá trị vốn hóa toàn thị trường (bao gồm tổng giá trị của tất cả cách doanh nghiệp có trên sàn chứng khoán) tại thời điểm cần tính chia cho vốn hóa thị trường năm đầu tiên rồi nhân với 100 sẽ ra số điểm index của thời điểm cần tính.

    Chỉ số VN-INDEX
    Chỉ số VN-INDEX
    Chỉ số VN-INDEX
    Chỉ số VN-INDEX
  6. Top 6

    Cổ phiếu ưu đãi

    Cổ phiếu ưu đãi (còn được biết là Preferred Stock) là hình thức chứng khoán có tính chất tương tự như cổ phiếu thông thường (cổ phiếu phổ thông). Người sở hữu cổ phiếu này sẽ làm cổ đông chính thức của công ty. Cụ thể hơn, người nắm giữ loại cổ phiếu này sẽ là cổ đông ưu đãi của công ty. Khi đó cổ tức và quyền biểu quyết cũng sẽ được ưu tiên hơn.


    Hiện nay các loại cổ phiếu ưu đãi được chia thành 4 loại chính như sau:

    • Cổ phiếu ưu đãi cổ tức: Người sở hữu sẽ được chia cổ tức với phần trăm cao hơn mức phổ thông. Phần trăm cổ tức sẽ là cố định và không bị ảnh hưởng bởi sự tăng hay giảm doanh thu hoặc lợi nhuận công ty. Mức chi trả sẽ được quy định cụ thể ngay trên cổ phiếu ưu đãi.
    • Cổ phiếu ưu đãi hoàn lại: Là loại cổ phiếu mà người sở hữu sẽ được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu hoặc tùy theo điều kiện đề ra trên cổ phiếu. Đặc biệt là chủ cổ phiếu này sẽ không có quyền biểu quyết, dự đại hội cổ đông hoặc đề cử người vào hội đồng quản trị.
    • Cổ phiếu ưu đãi biểu quyết: Với hình thức cổ phiếu này, người sở hữu sẽ được quyền ưu tiên biểu quyết và số phiếu cao hơn các cổ phiếu phổ thông. Số phiếu dựa trên một cổ sẽ được quy định tùy theo điều lệ công ty đó đề ra.
    • Các cổ phiếu ưu đãi khác do chính doanh nghiệp quy định thông qua điều lệ công ty.
    Cổ phiếu ưu đãi
    Cổ phiếu ưu đãi
    Cổ phiếu ưu đãi
    Cổ phiếu ưu đãi
  7. Top 7

    Chỉ số P/B

    Là tỉ số giữa giá cổ phiếu trên thị trường và giá cổ phiếu theo sổ sách kế toán, nghĩa là nếu P/E<1 có nghĩa là cổ phiếu đó đang bị thị trường định giá thấp hơn giá trị số sách của nó, và ngược lại P/E>1 tức là cổ phiếu đó đang được thị trường đánh giá cao. Chỉ số P/B không phản ánh nhiều đến giá cổ phiếu, và ít khi được sử dụng để định giá cổ phiếu, nó chỉ là một thông số phụ mang tính chất tham khảo mà thôi.

    Chỉ số P/B
    Chỉ số P/B
    Chỉ số P/B
    Chỉ số P/B
  8. Top 8

    Sàn OTC

    Sàn OTC là sàn giao dịch chứng khoán giữa các công ty chưa niêm yết trên sàn chính thức, theo hình thức mua bán thỏa thuận giá giữa người đầu tư và công ty chứng khoán, hoặc giữa công ty chứng khoán với nhau. Thị trường này có loại công ty chứng khoán đứng ra mua vào, bán ra cổ phiếu và thu chênh lệch giá, gọi là nhà tạo lập thị trường. Bên cạnh đó, là các công ty chứng khoán môi giới cho khách hàng và hưởng phí hoa hồng.

    Sàn OTC
    Sàn OTC
    Sàn OTC
    Sàn OTC
  9. Top 9

    Chỉ số ROA

    Chỉ số ROA là hệ số thu nhập trên tài sản. Đây là một chỉ số thể hiện tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tài sản của nó. ROA sẽ cho ta biết hiệu quả của công ty trong việc sử dụng tài sản để kiếm lời.


    ROA = lợi nhận sau thuế*100%/tổng tài sản

    Chỉ số ROA
    Chỉ số ROA
    Chỉ số ROA
    Chỉ số ROA
  10. Top 10

    Tính thanh khoản

    Tính thanh khoản là một thuật ngữ được sử dụng rất phổ biến trong đầu tư tài chính. Tính thanh khoản được hiểu là việc chứng khoán hay các khoản nợ, khoản phải thu… có khả năng đổi thành tiền mặt dễ dàng, thuận tiện cho việc thanh toán hay chi tiêu.

    Tính thanh khoản
    Tính thanh khoản
    Tính thanh khoản
    Tính thanh khoản




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy