Top 10 Thuật ngữ cần biết dành cho các Startup

Tiểu Duyên 2819 0 Báo lỗi

Khi bước vào thế giới phức tạp của startup, việc nắm vững những thuật ngữ này có thể giúp bạn tạo ra một cơ hội thành công và hiểu rõ hơn về cuộc chơi kinh ... xem thêm...

  1. Top 1

    Startup

    Start-up (nghĩa tiếng việt: khởi nghiệp) là bạn có ý định có một công việc kinh doanh riêng, bạn muốn tự mình làm và quản lý tự kiếm thu nhập cho mình. Bạn cung cấp và phát triển một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, mua bán lại một sản phẩm hay cửa hàng đang hoạt động hoặc hoạt động sinh lợi nào đó.


    Khởi nghiệp hay còn gọi là Start-up hiểu một cách đơn giản là một công việc kinh doanh riêng, vận hành theo chính bạn điều khiển, dưới một góc độ nào đó sẽ tham gia vào việc phát triển kinh tế và xã hội. Startup - nghĩa là bạn vừa là nhân viên vừa là ông chủ hoặc cao hơn bạn tự thành lập doanh nghiệp riêng cho mình rồi tuyển nhân viên vào cùng làm. Vì vậy khởi nghiệp cũng chính là bạn bắt đầu làm chủ. Chính vì vậy người ta thường gọi Startup theo nghĩa tiếng việt là khởi nghiệp kinh doanh.

    Statup theo nghĩa tiếng việt là khởi nghiệp kinh doanh.
    Statup theo nghĩa tiếng việt là khởi nghiệp kinh doanh.
    Người ta thường gọi Statup theo nghĩa tiếng việt là khởi nghiệp kinh doanh.
    Người ta thường gọi Statup theo nghĩa tiếng việt là khởi nghiệp kinh doanh.

  2. Top 2

    Founder và Co-founder

    Founder có nghĩa là người sáng lập, là người tìm ra các ý tưởng, các giải pháp và muốn phát triển nó trở thành một dịch vụ hoặc sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thông thường, thuật ngữ này dùng để chỉ những nhà sáng lập đơn lẻ.


    Ví dụ: Jeff Bezos là Founder của Amazon hay Jack Ma của Alibaba


    Co-founder (nhà đồng sáng lập) thường dùng để chỉ sự hợp tác, đồng hành của nhiều cá nhân hoặc tổ chức với mục đích thành lập một doanh nghiệp hoặc tổ chức cụ thể.


    Ví dụ: Co-founder của Facebook là Mark Zuckerberg , Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes, của Google là Sergey Brin và Larry Page.

    Founder có nghĩa là người sáng lập, là người tìm ra các ý tưởng, các giải pháp
    Founder có nghĩa là người sáng lập, là người tìm ra các ý tưởng, các giải pháp
    Co-founder (nhà đồng sáng lập) thường dùng để chỉ sự hợp tác, đồng hành của nhiều cá nhân hoặc tổ chức với mục đích thành lập một doanh nghiệp hoặc tổ chức cụ thể.
    Co-founder (nhà đồng sáng lập) thường dùng để chỉ sự hợp tác, đồng hành của nhiều cá nhân hoặc tổ chức với mục đích thành lập một doanh nghiệp hoặc tổ chức cụ thể.
  3. Top 3

    Incubator/ Accelerator

    Vườn ươm là giai đoạn đầu trong vòng gọi vốn cộng đồng, khi các Startup bắt đầu kêu gọi đầu tư hoặc cả khi bắt đầu thực hiện ý tưởng, họ có thể liên hệ sự hỗ trợ từ các vườn ươm. Vườn ươm hay còn được gọi là các tổ chức hỗ trợ tăng tốc khỏi nghiệp. Những tổ chức này sẽ đứng ra tư vấn các vấn đề về pháp lý, chính sách, chuyên môn, không gian làm việc và vốn cho các Startup nhằm mục đích chính là giúp Startup có được những khách hàng đầu tiên và dễ dàng kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư sau này.


    Có thể dễ dàng tìm thông tin về các vườn ươm khi bạn tìm kiếm trên google hoặc Facebook với từ khóa “vườn ươm”. Bạn cũng có thể theo dõi, tham gia các diễn đàn về Startup để biết thêm thông tin và kinh nghiệm.

    Vườn ươm hay còn được gọi là các tổ chức hỗ trợ tăng tốc khỏi nghiệp.
    Vườn ươm hay còn được gọi là các tổ chức hỗ trợ tăng tốc khỏi nghiệp.
    Có thể dễ dàng tìm thông tin về các vườn ươm khi bạn tìm kiếm trên google
    Có thể dễ dàng tìm thông tin về các vườn ươm khi bạn tìm kiếm trên google
  4. Top 4

    Funding

    Là hoạt động mà các Startup phải kêu gọi các nhà đầu tư nguồn vốn vào dự án hoặc ý tưởng của mình. Bằng cách các startup sẽ mời họ vào cùng làm dự án hoặc chia sẻ lợi nhuận để đôi bên cùng có lợi.


    Thông thường, các startup sẽ gọi vốn khi họ không đủ nguồn lực để mở rộng và phát triển hoặc họ cần một mentor (cố vấn) để định hướng cho những bước tiếp theo của mình. Gọi vốn sẽ diễn ra ở rất nhiều vòng (Round) tùy vào năng lực của Startup, và sau mỗi vòng, doanh nghiệp sẽ được định giá lại.


    Trong cùng một dự án, các Startup có thể mời gọi nhiều nhà đầu tư và chọn nhiều nhà đầu tư cùng lúc, tùy theo hợp đồng thỏa thuận giữa các bên trong từng lĩnh vực khác nhau. Quá trình có thể trải qua nhiều vòng và với mỗi lần kêu gọi vốn, doanh nghiệp startup sẽ được định giá lại.

    Funding là hoạt động mà các Startup phải kêu gọi các nhà đầu tư nguồn vốn vào dự án hoặc ý tưởng của mình.
    Funding là hoạt động mà các Startup phải kêu gọi các nhà đầu tư nguồn vốn vào dự án hoặc ý tưởng của mình.
    Các Startup có thể mời gọi nhiều nhà đầu tư và chọn nhiều nhà đầu tư cùng lúc, tùy theo hợp đồng thỏa thuận giữa các bên trong từng lĩnh vực khác nhau
    Các Startup có thể mời gọi nhiều nhà đầu tư và chọn nhiều nhà đầu tư cùng lúc, tùy theo hợp đồng thỏa thuận giữa các bên trong từng lĩnh vực khác nhau
  5. Top 5

    Bootstrapping

    Đây là thuật ngữ nghĩa là: Tự lực. Được hiểu là các Statup khi bắt đầu dự án của mình họ cũng có nguồn vốn nhất định, khi nguồn vốn của họ bỏ ra không đủ thì vòng thứ hai mới đến Funding. Nguồn vốn nội tự lức là vốn từ tài sản cá nhân hoặc từ lợi nhuận của công ty mà không cần đến các nhà đầu tư.


    Thường đây sẽ là giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu, doanh nghiệp không cần quá nhiều vốn, và ý tưởng cũng chưa đủ lực để thu hút vốn từ các nhà đầu tư. Một số Startup có nguồn vốn lớn, quá trình tự lực sẽ kéo dài hơn.

    Nguồn vốn nội tự lức là vốn từ tài sản cá nhân hoặc từ lợi nhuận của công ty mà không cần đến các nhà đầu tư. 
    Nguồn vốn nội tự lức là vốn từ tài sản cá nhân hoặc từ lợi nhuận của công ty mà không cần đến các nhà đầu tư. 
    Thường đây sẽ là giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu, doanh nghiệp không cần quá nhiều vốn
    Thường đây sẽ là giai đoạn đầu tiên khi bắt đầu, doanh nghiệp không cần quá nhiều vốn
  6. Top 6

    Angel Investor

    Đối với các Startup, huy động các nguồn vốn là điều cần thiết và quan trọng. Họ có thể là nhà đầu tư cá nhân với số vốn nhỏ, thường đến từ tài sản cá nhân, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp,... và đây chính là những Angel Investor - Nhà đầu tư thiên thần. Gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần thường diễn ra trong những giai đoạn phát triển đầu tiên của các startup.


    Giai đoạn đầu các Startup chưa có kinh nghiệm và uy tín, sản phẩm mới vẫn còn trong trứng nước sẽ khó để kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư lớn hơn. Chỉ người thân như gia đình, bạn bè những người tin tưởng và hiểu được khả năng của bạn sẽ có khả năng đầu tư cho dự án của bạn nhiều hơn. Tuy nhiên, số tiền đầu tư trong giai đoạn này thường không lớn đủ đến khi sản phẩm thực sự phát triển và mang về doanh thu. Do đó, bạn cần bước vào vòng cấp vốn.

    Gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần thường diễn ra trong những giai đoạn phát triển đầu tiên của các startup.
    Gọi vốn từ các nhà đầu tư thiên thần thường diễn ra trong những giai đoạn phát triển đầu tiên của các startup.
    Đối với các Startup, huy động các nguồn vốn là điều cần thiết và quan trọng.
    Đối với các Startup, huy động các nguồn vốn là điều cần thiết và quan trọng.
  7. Top 7

    Exingting Strategy

    Thoái vốn hay còn gọi là hoàn vốn. Đây là giai đoạn cuối khi Startup đã trưởng thành và trụ vững trên thị trường. Họ bắt đầu chú trọng vào lợi nhuận và doanh thu hơn là thị trường khách hàng như thuở ban đầu. Khi doanh nghiệp Startup đã phát triển đủ mạnh cũng là lúc hoàn lại vốn cho nhà đầu tư, khi đã hoàn vốn hoàn toàn thì lợi nhuận thu về sẽ 100% thuộc về các Startup.


    Có 2 cách để Exiting:

    • Merger and Acquisition (M&A): Mua bán và sát nhập. Startup sẽ bán công ty để thu về tiền mặt hoàn trả lại cho các nhà đầu tư. M&A có thể là bán toàn bộ hoặc từng phần doanh nghiệp, từng sản phẩm, sở hữu trí tuệ,… Phần lớn Startup không mong muốn chọn giải pháp này. Đây thường là lựa chọn của những doanh nghiệp đã đi vào giai đoạn thoái trào.
    • IPO: Đưa công ty lên sàn chứng khoán. Lúc này công ty không còn được gọi là Startup nữa vì bất cứ ai cũng có thể trở thành nhà đầu tư bằng cách mua cổ phiếu mà công ty phát hành.
    Đây là giai đoạn cuối khi Startup đã trưởng thành và trụ vững trên thị trường
    Đây là giai đoạn cuối khi Startup đã trưởng thành và trụ vững trên thị trường
    Khi doanh nghiệp Startup đã phát triển đủ mạnh cũng là lúc hoàn lại vốn cho nhà đầu tư
    Khi doanh nghiệp Startup đã phát triển đủ mạnh cũng là lúc hoàn lại vốn cho nhà đầu tư
  8. Top 8

    Growth Hacking

    Việc marketing cho dự án là một quá trình quan trọng và có thể quyết định thành - bại của một startup. Growth Hacking là làm marketing mới dành cho startup.


    Ngày ngay, việc sử dụng các công cụ trực tuyến và mạng xã hội đã thay thể marketing truyền thống, chi phí rẻ và ý tưởng marketing đa dạng hơn. Chính vì vậy thay vì bắt đầu từ xây dựng branding trước (marketing truyền thống) thì growth-hacking đặc biệt tập trung vào tăng trưởng lượng người dùng: Viral, Referral, SEO, CRO, và Email.

    Growth Hacking là làm marketing mới dành cho startup.
    Growth Hacking là làm marketing mới dành cho startup.
    Việc marketing cho dự án là một quá trình quan trọng và có thể quyết định thành - bại của một startup.
    Việc marketing cho dự án là một quá trình quan trọng và có thể quyết định thành - bại của một startup.
  9. Top 9

    Capital Investor

    Đây là thuật ngữ dành cho những nhà đầu tư chuyên nghiệp. Các nhà đầu tư tài chính thường chỉ rót vốn vào các Startup đã có khách hàng, có doanh thu và đang tìm kiếm cơ hội mở rộng thị trường.


    Capital Investor là những nhà đầu tư chuyên nghiệp, thường quản lý những quỹ đầu tư mạo hiểm. Các nhà đầu tư tài chính thường chỉ rót vốn vào những Startup đã có khách hàng, có doanh thu và đang trong giai đoạn mở rộng phát triển. Do đó, để thành công trong giai đoạn này, các Startup nên cố gắng đem về những thành công nhất định trước khi tìm gặp các nhà đầu tư.


    Để tìm kiếm Capital Investor, các Startup cần phải chứng minh những thành tựu nhất định trong quá trình hoạt động. Tuy nhiên, nếu Capital Investor ngỏ ý muốn đầu tư cho dự án của bạn thì chúc mừng bạn đã thành công!

    Để tìm kiếm Capital Investor, các Startup cần phải chứng minh những thành tựu nhất định trong quá trình hoạt động.
    Để tìm kiếm Capital Investor, các Startup cần phải chứng minh những thành tựu nhất định trong quá trình hoạt động.
    Capital Investor là những nhà đầu tư chuyên nghiệp
    Capital Investor là những nhà đầu tư chuyên nghiệp
  10. Top 10

    Liquidation Preferences

    Liquidation Preferences nghĩa là quyền ưu tiên thanh toán. Mục đích lớn nhất của nhà đầu tư là kiếm tiền! Nhưng vấn đề là tiền của họ không rút ra được cho đến ngày được trả, tức là đến lúc thoái vốn (exit).


    Lúc đó vai trò của quyền ưu tiên thanh toán sẽ cần thiết, quyết định xem trả tiền cho ai, trả cái gì và khi nào. Rõ ràng nó cần thiết nhất lúc phá sản và chả còn mấy để chia nhau thì tiền sẽ được chia theo thứ tự ưu tiên: chủ (creditors), cổ đông có quyền ưu tiên thanh toán, cổ đông thường. Ngoài ra, lúc thành công thì quyền này cũng thành công.


    Ví dụ, quyền ưu tiên thanh toán thường là 1x -> cổ đông có quyền ưu tiên thanh toán luôn nhận được tiền trước (1x tiền của họ), sau đó mới đến các cổ đông thường, nếu còn tiền.

    Liquidation Preferences nghĩa là quyền ưu tiên thanh toán.
    Liquidation Preferences nghĩa là quyền ưu tiên thanh toán.
    Cổ đông có quyền ưu tiên thanh toán luôn nhận được tiền trước
    Cổ đông có quyền ưu tiên thanh toán luôn nhận được tiền trước




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy