Top 10 Cách tiếp cận các nhà đầu tư dành cho các Startup
Nguồn vốn luôn là điều quan trọng nhất đối với một Startup. Một trong những nơi mà các bạn khởi nghiệp thường nghĩ đến đó là các nhà đầu tư, quỹ đầu tư. Ngoài ... xem thêm...hỗ trợ bạn về tiền, họ còn có thể giúp bạn nhiều thứ khác như kinh nghiệm, mối quan hệ, niềm tin vào dự án bạn đang theo đuổi, giá trị thương hiệu của nhà đầu tư. Bài viết này, Toplist xin chia sẻ cách tiếp cận các nhà đầu tư hiệu quả và thành công. Mong bài viết này sẽ giúp ích được cho các bạn.
-
Tìm kiếm từ những "nhà đầu tư ẩn danh" xung quanh bạn
Trước khi vội vàng tìm kiếm những nhà đầu tư mạo hiểm tầm cỡ hãy chắc chắn rằng bạn không bỏ qua những "nhà đầu tư ẩn danh" xung quanh mình. Hãy nhớ đến những mối quan hệ gần xung quanh bạn: gia đình, bạn bè, người thân,... Đây đôi khi là những nguồn lực, những "nhà đầu tư ẩn danh" này rất mạnh mẽ có thể ủng hộ bạn đôi khi không cần điều kiện.
Đối với những mô hình khởi nghiệp đang ở giai đoạn ý tưởng, nguồn vốn đầu tiên mà các nhà khởi nghiệp nên tiếp cận là: 3F (Family – gia đình, Friends – bạn bè, Fools – nhà đầu tư). Với nguồn vốn từ gia đình, bạn bè, bạn sẽ thoải mái hơn về thời gian trả nợ cũng như lãi suất vay. Tất nhiên điều đó phụ thuộc vào mối quan hệ cá nhân, niềm tin mà họ dành cho bạn cũng như dự án của bạn có khả thi không, bạn có thuyết phục được những "nhà đầu tư ẩn danh" này không. Và có một mặt trái là không phải ai bắt đầu lập nghiệp cũng có lợi thế gia đình, bạn bè và người thân để vay tiền.
-
Tiếp cận thông qua lời giới thiệu
Không phải tự nhiên mà người ta lại chế vui ra câu "Nhất quan hệ, nhì tiền tệ" đâu. Bỏ qua cái ý nghĩa tiêu cực của vế sau đi thì cách tiếp cận với nhà đầu tư thông qua một lời giới thiệu hoặc đề xuất từ một người có uy tín là cách làm thông minh nhất vì họ sẽ bảo lãnh cho bạn. Thông thường, trừ khi là dự án nổi bật, có nhiều nhà đầu tư săn đuổi, đa phần các nhà đầu tư sẽ rót vốn theo lời giới thiệu từ một cá nhân quen uy tín. Điều này như một đảm bảo thành công chắc chắn hơn. Nếu bạn có các mối quan hệ rộng thì việc này khá thuận lợi.
Ngược lại, bạn có thể sử dụng mạng xã hội LinkedIn dành cho doanh nghiệp, tìm những mối quan hệ cần thiết để tiếp cận nhà đầu tư. Nếu không có những mối quan hệ này, tỷ lệ thành công của Startup khi tiếp cận với nhà đầu tư không cao.
-
Tiếp cận thông qua các hội thảo, sự kiện
Những bạn trẻ khởi nghiệp nên tham gia vào các sự kiện có tính chất networking như launch meetup, Pitch bootcamp, mobile day… Bạn có thể search tìm thông tin về các sự kiện, hội thảo lớn hay các buổi tọa đàm, cuộc thi về kinh doanh, khởi nghiệp, tham gia để học hỏi kinh nghiệm cũng như tìm cách tiếp cận các nhà đầu tư.
Những sự kiện trong nước và kết hợp với nhà đầu tư nước ngoài hiện nay được tổ chức rất nhiều, không khó để bạn có thể đọc thông tin và ghi tên tham gia. Đây là sự kiện tập trung rất nhiều nhà đầu tư để bạn có thể tiếp xúc và xây dựng các mối quan hệ. Tham gia các sự kiện đó bạn có thể “đăng đàn” trên sân khấu để giới thiệu về dự án của mình, gây chú ý đến các nhà đầu tư. -
Tiếp cận thông qua các cuộc thi
Các cuộc thi dành cho các Startup trẻ rất nhiều và được tổ chức thường xuyên bởi các tổ chức, trường đại học, các nhà đầu tư,... nhằm tìm ra những dự án tiềm năng. Nếu các bạn tự tin về dự án của mình hãy mạnh dạn đăng ký tham gia và hãy tham gia bằng hết sức của mình.
Đừng quan trọng bạn sẽ thắng hay thua, hãy quan trọng là đây cũng cơ hội rất tốt để nhà đầu tư chú ý đến dự án của bạn. Nếu như bạn không có mối quan hệ lớn thì cách tham gia những cuộc thi dành cho Startup sẽ giúp bạn gây chú ý đến những nhà đầu tư.
-
Vay ngân hàng
Về cơ bản, doanh nghiệp Startup không có nhiều nền tảng để thay đổi đáp ứng các tiêu chuẩn cho vay của ngân hàng. Do đó, khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng của doanh nghiệp Startup rất thấp nếu ngân hàng không chủ động chọn lựa tiếp cận xem đây là đối tượng khách hàng mục tiêu của mình.
Dòng tiền từ các ngân hàng là nguồn mà nhiều nhà khởi nghiệp nghĩ đến. Không những khó khăn bởi có quá nhiều giấy tờ thủ tục mà áp lực hoàn vốn trong thời gian ngắn khiến các Startup không dám mạo hiểm để tiếp cận dòng tiền này. Nhưng nếu bạn muốn, hãy lựa chọn ngân hàng nào trong cộng đồng của bạn hiểu được loại hình hoạt động mà bạn theo đuổi, tham khảo lãi suất, các gói vay cẩn thận trước khi quyết định lựa chọn ngân hàng sẽ vay.
-
Gây chú ý tới các nhà đầu tư
Khi gặp gỡ nhà đầu tư, thời gian của cả hai đều không nhiều, vì thế làm thế nào để gây ấn tượng với nhà đầu tư là một điều rất quan trọng. Và đôi khi, bạn chỉ có từ 30 giây đến 2 phút để có thể tiếp cận với họ. Chưa cần biết bạn có thành công về sau hay không, nhưng bạn phải là một người vô cùng quyết liệt với những gì mình làm, bảo vệ ý tưởng của mình, bảo vệ start-up của mình vì đó là con của bạn, và bạn cần bảo vệ tối đa. Bạn cần thể hiện được tinh thần: nếu có ai cũng có ý tưởng giống tôi, thì chỉ có thể là tôi làm được mà không phải ai khác
Tốt nhất, bạn nên xem trước thật kỹ kế hoạch kinh doanh và luyện tập nhuần nhuyễn phần giới thiệu cũng như làm tập dượt trả lời các câu phỏng vấn của nhà đầu tư cũng như trước khi tham gia các sự kiện. Thực tế, các quỹ đầu tư thường hỏi những câu giống nhau nên bạn có thể dễ dàng tham khảo các mẫu câu hỏi tại các diễn đàn khởi nghiệp để chuẩn bị tốt nhất tâm lý cũng như trọng tâm câu trả lời.
-
Luôn gặp nhà đầu tư với những nhà đồng sáng lập
Bạn hãy luôn gặp nhà đầu tư cùng với người đồng sáng lập hay cố vấn của mình - những người có thể hỗ trợ cũng như cùng bạn thuyết phục tốt hơn nhà đầu tư. Đừng đi một mình nếu bạn chưa đủ giỏi, chưa đủ tự tin để tiếp xúc với nhà đầu tư.
Hãy luôn đi cùng một ai đó mà người đó đang lấp vào chỗ trống kinh nghiệm của bạn. Nếu bạn không tin vào bản thân mình, không tin vào sản phẩm của bạn thì làm sao nhà đầu tư có thể tin vào khả năng thành công của bạn. Bạn phải luôn tin vào chính mình. Khi có sự hỗ trợ kế bên sẽ lấp đi chỗ trống phần nào về kinh nghiệm của bạn. Dù sao hai cái đầu vẫn sẽ tốt hơn một cái đầu.
-
Nắm rõ sản phẩm của mình
Trước khi tiếp cận nhà đầu tư, bạn phải nắm rõ và hiểu sâu sắc sản phẩm của mình. Bạn cần xác định mình đang ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển; sau đó xét đến mục đích sử dụng vốn, mức độ rủi ro về tài chính, kinh doanh ở hiện tại và tương lai… Những số liệu cụ thể, rõ ràng về kế hoạch phát triển, khả năng sinh lời, quy mô thị trường, có kế hoạch cụ thể trong 3-5 năm tới về lộ trình sản phẩm và kế hoạch kinh doanh.
Bạn phải nêu rất chi tiết và rõ ràng bạn cần bao nhiều tiền và chi tiêu số tiền đó vào những việc gì và hiệu quả mang lại ảnh hưởng đến dòng tiền ra sao. Việc này cần người có kiến thức vững về tài chính, kế toán hỗ trợ bạn. Nhà đầu tư bao giờ cũng có nhữngnghiên cứu rất kỹ về thị trường, vì vậy, chỉ cần ý tưởng/sản phẩm của bạn khớp với những điều nhà đầu tư đang cần, khả năng bạn được đầu tư là rất cao.
-
Tìm hiểu triết lý đầu tư của nhà đầu tư
Đây là nhiệm vụ đầu tiên và cơ bản nhất mà mỗi người khởi nghiệp phải chú ý. Nếu muốn tăng xác suất được rót vốn, bạn phải tìm hiểu triết lý đầu tư và lối tư duy của nhà đầu tư, song song với lĩnh vực chuyên môn cũng như sự quan tâm hiện tại của họ.
Nắm rõ triết lý của nhà đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của buổi gọi vốn, bởi vì, mỗi người đều có phương pháp cấp vốn khác nhau. Họ có thể thích đầu tư mạo hiểm, rót tiền trong vòng hạt giống hoặc cấp vốn vào giai đoạn startup đang tăng trưởng. Những phong cách đầu tư khác nhau nói trên có thể được dựa trên niềm tin, hệ giá trị, các mối quan hệ hay kinh nghiệm của nhà đầu tư. Và, họ hoàn toàn có thể phát triển chiến lược rót tiền của mình phù hợp với xu hướng mới nhất trên thị trường hoặc thay đổi triết lý từ những kinh nghiệm đã trải qua.
-
Biết nhà đầu tư tìm kiếm điều gì ở startup
Trong quá trình gọi vốn, doanh nhân khởi nghiệp có thể gặp gỡ rất nhiều nhà đầu tư, việc tìm hiểu xem các nhà đầu tư đang thực sự tìm kiếm điều gì là vô cùng quan trọng. Đó có thể là cách mà bạn giải quyết một vấn đề nào đó trên thị trường, tiềm năng thị trường hoặc chính sản phẩm/dịch vụ của dự án v.v.
Thông thường, để khẳng định liệu một sản phẩm hay dịch vụ có sở hữu tiềm năng phát triển trên thị trường hay không, các nhà đầu tư sẽ mong muốn startup cho thấy những bằng chứng cụ thể. Các bằng chứng này có thể là tính năng độc nhất của sản phẩm, hay một số lợi thế cạnh tranh như chứng nhận quyền sở hữu trí tuệ hoặc giấy phép độc quyền v.v.