Top 10 nguyên nhân Startup thất bại trong việc kêu gọi vốn từ nhà đầu tư

Nhàn Đặng 176 0 Báo lỗi

Bên cạnh những Startup được nhà đầu tư rót vốn, thậm chí không chỉ một mà là nhiều nhà đầu tư quan tâm thì rất nhiều dự án khác bị từ chối, không tìm được nhà ... xem thêm...

  1. Đôi khi lo tìm kiếm cách tiếp cận với nhà đầu tư, một số Startup bỏ quên việc hoàn thiện tốt bản kế hoạch của mình. Đầu là một trong những yếu tố mà nhà đầu tư chắc chắn sẽ từ chối bạn. Bản kế hoạch đôi khi là một cách để bạn gây ấn tượng với nhà đầu tư và sẽ cho thấy rõ điểm mạnh và điểm yếu của Startup. Bản kế hoạch của bạn dài dằng dặc nhưng trong đó miêu tả những chi tiết không cần thiết, thiếu kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự,... hay thiếu những con số cụ thể, dự kiến phát triển các giai đoạn,... thì các nhà đầu tư sẽ không bao giờ rót vốn vào.


    Dĩ nhiên không một công ty nào muốn đầu tư vào một Startup còn mơ hồ với chính công ty của mình và thị trường đang hướng đến. Bạn phải chuẩn bị bản kế hoạch thật ngắn gọn, súc tích mà nội dung chau chuốt, đầy đủ để nhà đầu tư có cái nhìn thiện cảm với bạn hơn

    Hãy cho nhà đầu tư thấy bản kế hoạch hoàn hảo của bạn
    Hãy cho nhà đầu tư thấy bản kế hoạch hoàn hảo của bạn
    Bản kế hoạch chưa hoàn hảo
    Bản kế hoạch chưa hoàn hảo

  2. Việc hiểu rõ về đối thủ cạnh tranh là rất quan trọng khi startup bắt đầu kinh doanh. Tuy nhiên nhiều công ty lại quên đi vấn đề này khi khởi nghiệp. Khách hàng chắc chắn sẽ có sự so sánh khi có 2 công ty cùng cung cấp sản phẩm họ cần. Thế nên, startup cần hiểu rõ những định hướng của đối thủ, so sánh với đối thủ để tìm ra vị thế tương đối giữa hai bên. Từ đó startup có thể tìm ra được vị thế nổi bật của mình trên thị trường, tạo sự khác biệt so với đối thủ.


    Các ý tưởng khởi nghiệp để có thể được hiện thực hoá và tồn tại lâu bền thì cần tạo được lợi thế cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh có thể được hiểu là yếu tố chỉ có startup của bạn có thể tạo ra. Các đối thủ cạnh tranh không thể sao chép điều này, hoặc nếu có thể thì sẽ tốn thời gian khá lâu và nhiều công sức. Lợi thế cạnh tranh có thể được xem là yếu tố cốt lõi cho sự thành công bền vững của startup. Lợi thế này có thể là về công nghệ; quy trình; kiến thức; mối quan hệ;…

    Không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về đối thủ cạnh tranh
    Không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về đối thủ cạnh tranh
    Không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về đối thủ cạnh tranh
    Không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về đối thủ cạnh tranh
  3. Nhiều startup cho rằng bản thân mình đi gọi vốn thì chỉ cần chuẩn bị tốt sản phẩm/dịch vụ của mình và mang tới trình bày là được. Tuy nhiên, đầu tiên startup cần phải xác định được đúng nhà đầu tư mà mình cần, điều này cực kỳ quan trọng. Bạn cần đảm bảo được bạn nhắm vào nhà đầu tư có mục tiêu rót vốn cho những doanh nghiệp tương đồng với mình, chẳng hạn như nhà đầu tư đã từng rót vốn cho startup khác có cùng quy mô, cùng mô hình kinh doanh với mình.


    Một nhà đầu tư chuyên về lĩnh vực nhà hàng khách sạn sẽ ít đầu tư vào các công ty khởi nghiệp có thuộc lĩnh vực không liên quan. Cũng như các công ty có nguồn lực bình thường sẽ không thể đầu tư cho bạn nguồn vốn "khủng". hãy nghiên cứu kỹ từ đầu rằng bạn cần một nhà đầu tư có thế mạnh thế nào, nguồn lực ra sao, quan niệm về các đầu tư của họ, mức độ chịu lỗ,... Sau khi nghiên cứu những vấn đề trên bạn sẽ biết được bạn cần nhà đầu tư như thế nào.

    Hãy nghiên cứu lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với dự án
    Hãy nghiên cứu lựa chọn nhà đầu tư phù hợp với dự án
    Lựa chọn nhà đầu tư chưa phù hợp
    Lựa chọn nhà đầu tư chưa phù hợp
  4. Việc tiếp cận nguồn vốn bị thất bại đôi khi đến từ việc chưa biết cách tiếp cận nhà đầu tư. Nhiều Startup còn khá bỡ ngỡ trong việc tiếp cận với các nguồn vốn. Hiện nay, có rất nhiều thông tin về các nhà đầu tư cũng như các phương pháp tiếp cận nguồn vốn được đăng trên các trang web, diễn đàn,...


    Nhưng để tiền được một nhà đầu tư bạn nên hoạch định cho mình một chiến lược cụ thể bao gồm kế hoạch chuẩn bị gì trước khi gặp mặt nhà đầu tư? Khi gặp nhà đầu tư nên làm gì? Các bước tiếp theo nên làm gì? Nghiên cứu kỹ sẽ giúp bạn tìm được nhà đầu tư phù hợp và sẵn sàng rót vốn vào dự án của bạn.

    Tham gia các buổi hội thảo, hội nghị cũng là một cách tiếp cận nhà đầu tư
    Tham gia các buổi hội thảo, hội nghị cũng là một cách tiếp cận nhà đầu tư
    Chưa biết cách tiếp cận nhà đầu tư
    Chưa biết cách tiếp cận nhà đầu tư
  5. Bạn là một chuyên gia trong lĩnh vực mà mình khởi ngiệp. Tuy nhiên, nhiều nhà lãnh đạo đã quá phức tạp hóa vấn đề mà không biết rằng đa phần nhà đầu tư lại không phải người cùng ngành với mình. Khi phát triển pitch deck, startup cần tập trung vào vấn đề mình đang giải quyết và cách để bạn giải quyết vấn đề này. Startup nên tránh việc nói quá dài dòng về kỹ thuật, điều này sẽ gây ra cảm giác nhàm chán cho các nhà đầu tư.


    Lời khuyên là startup nên có pitch deck ít hơn 20 slide trình chiếu, bao gồm tất cả yếu tố từ vấn đề đến giải pháp, thị trường, sản phẩm, tình hình tài chính, số vốn cần kêu gọi và giới thiệu đội ngũ đồng sáng lập.Startup cũng nên chuẩn bị cả 2 phiên bản pitch deck để sử dụng cho thuyết trình trực tiếp (pitch deck này nên có ít văn bản hơn, người thuyết trình nên tương tác nhiều với người nghe). Phiên bản thứ 2 là những nội dung được bổ sung đầy đủ để người nghe tiện theo dõi thông tin không có trong phần thuyết trình như: vốn điều lệ, loại hình công ty hiện tại của startup,…

    Startup phức tạp hóa vấn đề
    Startup phức tạp hóa vấn đề
    Startup phức tạp hóa vấn đề
    Startup phức tạp hóa vấn đề
  6. Đừng quá chủ quan và cho rằng mình làm một lần là thành công, kêu gọi được vốn ngay. Startup nên có được kế hoạch dự phòng cho mình. Dù bạn nghĩ kế hoạch mình chuẩn bị đã quá hoàn hảo nhưng có thể nhà đầu tư không thấy như vậy.Do đó, khi gọi vốn bạn cần có được kế hoạch dự phòng, có thể là đến 2, 3 hoặc 4 kế hoạch dự phòng nếu kế hoạch đầu tiên không được như ý.


    Điều này sẽ giúp bạn chủ động hơn và có được lợi thế hơn khi thương lượng cùng nhà đầu tư. Một vài kế hoạch dự phòng mà startup có thể tham khảo như: Chọn giải pháp gọi vốn thay thế, sử dụng kế hoạch vận hành mà không cần gọi vốn,....Có sẵn kế hoạch dự phòng giúp bạn đàm phán được những điều khoản tốt hơn cho startup của mình.

    Startup không có kế hoạch dự phòng
    Startup không có kế hoạch dự phòng
    Startup không có kế hoạch dự phòng
    Startup không có kế hoạch dự phòng
  7. Đôi khi đội ngũ sáng lập lại là yếu tố quan trọng hơn cả ý tưởng khi nhà đầu tư chú ý vào một Startup. Nếu bạn chưa cho họ thấy được khả năng và trình độ của đội ngũ nhân sự, chứng minh rằng các bạn đủ khả năng biến ý tưởng thành sản phẩm thực tế thì họ rất khó bỏ tiền ra đầu tư vào dự án của bạn. Thực tế nhiều công ty khởi nghiệp chỉ có một người làm cũng thường bị từ chối vì phương châm của nhà đầu tư là cần thêm người làm cùng hơn là bạn chỉ làm một mình.


    Bạn nên có phần giới thiệu về các thành viên trong đội ngũ Startup của mình. Điều đó không đơn thuần chỉ là giới thiệu tên tuổi của từng người mà cần trình bày với nhà đầu tư về những giá trị mà mỗi cá nhân đã từng tạo ra được. Ví dụ như các thành viên đã từng làm gì, ở công ty nào, tạo ra được giá trị gì cho công ty đó… Nếu như bạn và đội ngũ sáng lập thiếu hoặc có ít kinh nghiệm thì nhà đầu tư sẽ không bao giờ quan tâm đến dự án của bạn.

    Đội ngũ sáng lập luôn có vai trò rất lớn
    Đội ngũ sáng lập luôn có vai trò rất lớn
    Chưa thấy được khả năng của đội ngũ sáng lập
    Chưa thấy được khả năng của đội ngũ sáng lập
  8. Vội vàng từ bỏ nhà đầu tư là một lỗi lớn mà nhiều Startup mắc phải. Nhiều Startup khi đến gặp gỡ nhà đầu tư một hai lần rồi lại từ bỏ để đi kiếm nhà đầu tư khác, nhiều Startup sau khi trình bày ý tưởng một hai lần với nhà đầu tư nhưng chưa được rót vốn rồi lại cảm thấy phí thời gian, cho rằng nhà đầu tư lừa đảo,... Hơn ai hết, bạn cũng nên hiểu rằng ai cũng sẽ cân nhắc kỹ càng trước khi bỏ tiền ra cho người khác.


    Nhà đầu tư càng cân nhắc nhiều hơn, nhất là trong khi họ chưa hiểu rõ về bạn. Họ cần thời gian để thẩm định, chọn lựa. Quá trình đó đôi khi kéo dài nhiều tháng, có khi cả năm trời. Nếu bạn không kiên trì mà dễ dàng từ bỏ thì đôi khi bạn đã tự đạp đổ một cơ hội tốt của mình.

    Đôi khi
    Đôi khi "Không" không có nghĩa là không bao giờ
    Vội vàng từ bỏ nhà đầu tư
    Vội vàng từ bỏ nhà đầu tư
  9. “Ý tưởng độc đáo chắc chắn sẽ thành công” – Một suy nghĩ sai lầm nữa của các Startup. Không phải ý tưởng hay nào cũng có thể trở thành một công việc kinh doanh phát đạt. Niềm tin mãnh liệt và đam mê vào sản phẩm của bạn chưa đủ để khiến mọi người sẽ mua nó. Kinh doanh chính là bán những gì khách hàng cần. Bạn thích không có nghĩa là 100 người ngoài kia thích. Không gì có thể thay thế được nghiên cứu thị trường. Hãy nắm thật chắc thị hiếu thị trường trước khi bắt đầu.


    Chắc chắn bạn sẽ không dại gì "ném tiền qua cửa sổ" bằng cách bỏ tiền vào những công việc không mang lại lợi ích cho mình. Nhà đầu tư sẽ không ngoại lệ. Họ sẽ thẳng thừng từ chối nếu dự án của bạn không khả thi hoặc mang tính cá nhân cao. Do đó, thay vì ngồi bàn giấy vẽ vời viễn vông thì hãy bắt đầu từ thực tế cuộc sống để lên ý tưởng kinh doanh để tránh dự án của bạn là những dự án viễn vông, vẽ vời, thiếu tính chiến lược.

    Hãy lên một ý tưởng có tính khả thi chứ không phải mang tính cá nhân
    Hãy lên một ý tưởng có tính khả thi chứ không phải mang tính cá nhân
    Ý tưởng thiếu tính khả thi
    Ý tưởng thiếu tính khả thi
  10. Đừng quá vội vàng gọi vốn khi bạn chưa vạch rõ giai đoạn phát triển của mình. Trong Startup có rất nhiều giai đoạn gọi vốn. Nếu như dự án của bạn mới chỉ là ý tưởng trên giấy, chưa hình thành sản phẩm, chưa có phản ứng nào từ thị trường thì rất khó để bạn có thể thuyết phục được nhà đầu tư.


    Đôi khi, câu nói "Không" của các nhà đầu tư còn có nghĩa là "Không phải bây giờ". Họ cần nhận định giá trị thực sự của sản phẩm bạn tạo ra nhờ vào rất nhiều khách hàng và thời gian trước khi rót vốn cho bạn. Hãy hoàn thiện hơn nữa để họ có thể nhìn thấy tiềm năng của bạn.

    Thời gian gọi vốn không chính xác có thể làm bạn không nhận được đầu tư
    Thời gian gọi vốn không chính xác có thể làm bạn không nhận được đầu tư
    Thời gian gọi vốn chưa phù hợp
    Thời gian gọi vốn chưa phù hợp




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy