Top 10 Người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam

Nắng Mặn 865 0 Báo lỗi

Trong những năm gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư và người chơi tài chính, với sự tăng trưởng đáng ... xem thêm...

  1. Top 1

    Phạm Nhật Vượng

    Phạm Nhật Vượng sinh ngày 5 tháng 8 năm 1968 tại Hà Nội, là một doanh nhân và tỷ phú người Việt Nam. Phạm Nhật Vượng là Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup. Ông được xem là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó. Trước đó vào năm 2010, Phạm Nhật Vượng là người giàu nhất trên TTCK Việt Nam với số tài sản gần 15.800 tỷ đồng, giàu thứ nhì Việt Nam năm 2007, 2008. Ông đạt được vị trí này vào năm 2007, khi Công ty Vinpearl thuộc nhóm các công ty của Vincom niêm yết 100 triệu cổ phiếu trên sàn giao dịch chứng khoán Thành Phố Hồ Chí Minh. Phạm Nhật Vượng được tạp chí Forbes nêu tên trong danh sách tỷ phú thế giới lần đầu tiên vào năm 2013 ở vị trí 974 thế giới với tài sản 1,5 tỷ đô la Mỹ, năm 2016 là 2,1 tỷ USD. Theo Forbes, tính đến tháng 10 năm 2021, tài sản của Phạm Nhật Vượng có giá trị 7,3 tỷ USD, đứng thứ 344 trong số các tỷ phú thế giới tính theo thời gian thực. Tháng 6/2021, theo thông tin trên báo Dân Trí, diễn biến cổ phiếu VIC biến động khiến tổng giá trị tài sản của ông Phạm Nhật Vượng sụt giảm khoảng 50.975,2 tỷ đồng. Dẫu vậy, ông vẫn giữ nguyên vị trí là người giàu nhất Việt Nam - với giá trị tài sản ròng đạt 27,1 tỷ USD, xếp thứ 297 trong danh sách người giàu thế giới.


    Năm 1982, Phạm Nhật Vượng theo học tại trường Trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội, năm 1985 ông tốt nghiệp. Đến năm 1987, ông thi đỗ Trường Đại học Mỏ - Địa chất Hà Nội, và nhờ thành tích xuất sắc trong môn Toán, ông được học bổng du học ở trường Đại học Thăm dò địa chất Liên bang Nga, theo ngành kinh tế địa chất. Ngày 8 tháng 8 năm 1993, Phạm Nhật Vượng bắt đầu sản xuất mỳ ăn liền với thương hiệu "Mivina" «Мивина» sau khi vay 100,000 USD từ những người bạn Việt với lãi suất 8% một tháng. Hoạt động kinh doanh của ông Phạm Nhật Vượng tại Ukraine diễn ra rất thuận lợi. Đến năm 1995, thương hiệu mỳ "Mivina" bắt đầu xuất hiện trên thị trường rồi nhanh chóng trở thành tên thương hiệu cho hầu hết các thực phẩm ăn liền ở Ukraine. Nguyên liệu cho mì "Mivina" được nhập từ Việt Nam và Đài Loan. Sản lượng mỳ "Mivina" là 1 triệu gói trong năm 1996. Ông tung ra sản phẩm rau thơm khô đóng gói năm 1999 và bột khoai tây năm 2000. Ông là người sáng lập và chủ tịch tập đoàn Vingroup, tỉ phú đô la đầu tiên của Việt Nam, người giàu nhất Việt Nam.

    Phạm Nhật Vượng
    Phạm Nhật Vượng
    Phạm Nhật Vượng
    Phạm Nhật Vượng

  2. Top 2

    Trần Đình Long

    Trần Đình Long sinh ngày 22 tháng 2 năm 1961, là một doanh nhân, tỷ phú người Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Hòa Phát (HPG). Ông được coi là doanh nhân thành công và giàu có nhất ngành thép Việt Nam. Năm 2020, ông là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng. Ông tốt nghiệp cử nhân kinh tế Đại học Kinh tế Quốc dân vào năm 1986. Từ năm 1996 đến năm 2005, ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị các công ty thuộc nhóm Hòa Phát. Từ năm 1992 đến năm 1996, ông là Chủ tịch Hội đồng thành viên kiêm Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị Phụ tùng Hòa Phát.

    Năm 2020, ông là người giàu thứ 2 trên sàn chứng khoán Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng. Đầu tháng 3 năm 2019, tên Trần Đình Long xuất hiện trong danh sách tỉ phú USD trên danh sách real time của tạp chí Forbes với tài sản 1 tỉ USD, xếp thứ 1756 thế giới. Tính đến 1/12/2020, ông Trần Đình Long có 864,000,000 cổ phiếu HPG, tương đương 26,08% vốn điều lệ Hoà Phát với giá trị 33,523.2 tỉ đồng, sau khi mua thỏa thuận 24 triệu cổ phiếu từ Phó Chủ tịch HĐQT Doãn Gia Cường. Ông có vợ tên là Vũ Thị Hiền. Tính đến 16/6/2017, bà Vũ Thị Hiền có 110,522,391 cổ phiếu HPG với giá trị 4,492.7 tỉ đồng. Năm 2013, bà là một trong 10 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam cùng ông Trần Đình Long.

    Trần Đình Long
    Trần Đình Long
    Trần Đình Long
    Trần Đình Long
  3. Top 3

    Nguyễn Thị Phương Thảo

    Nguyễn Thị Phương Thảo sinh năm 1970 tại Hà Nội, là một nữ doanh nhân, tỷ phú hiện trên cương vị là tổng giám đốc của VietJet Air, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng quản trị Ngân hàng HDBank. Bà là người Việt Nam thứ 2 được Forbes ghi nhận là tỉ phú USD, sau Phạm Nhật Vượng. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh ra trong một gia đình Hà Nội gốc, năm 17 tuổi, bà Thảo đi du học đại học ngành Kinh tế tài chính và sớm nổi tiếng trong cộng đồng với thành tích học tập xuất sắc và tài kinh doanh thiên bẩm. Khi còn là sinh viên năm thứ 2 bà đã bước vào thương trường. Khi ấy thị trường Đông Âu thiếu thốn hàng tiêu dùng, mọi thứ đều khan hiếm nên bà kinh doanh đủ thứ, từ hàng điện tử đến hàng nông sản từ các nước châu Á như sang Đông Âu. Đồng thời bà cũng đưa về Việt Nam những mặt hàng thị trường khan hiếm và cần thiết như phân bón, sắt thép, thiết bị…Theo Hãng tin Bloomberg, Nguyễn Thị Phương Thảo kiếm được 1 triệu USD đầu tiên khi mới chỉ 21 tuổi, nhờ bán máy fax và nhựa cao su. Sau khi quay về Việt Nam, bà góp vốn thành lập Ngân hàng Techcombank và sau đó là VIB - 2 trong số những ngân hàng tư nhân đầu tiên ở Việt Nam. Gần 25 năm sau, bà nổi lên như một nữ tỷ phú đôla đầu tiên của Việt Nam. Phần lớn tài sản của bà đến từ cổ phần ở VietJet và Dragon City (Phú Long) - dự án bất động sản rộng 65 héc-ta ở TP. HCM.

    Ngoài việc là cổ đông lớn nhất của VietJet Air, Tập đoàn Sovico Holdings của gia đình bà đã mua lại Furama Resort Danang vào năm 2005, trở thành nhà đầu tư người Việt đầu tiên sở hữu và vận hành khách sạn 5 sao. Furama Resort Danang khai trương vào năm 1997 với 198 phòng là khu nghỉ dưỡng biển 5 sao đầu tiên tại Việt Nam. Gần một thập kỷ sau đó, Sovico tiếp tục thâu tóm thêm 2 khu nghỉ dưỡng tại Khánh Hoà là Ana Mandara và An Lâm Ninh Vân Bay. Ngày 9/3/2017, tạp chí Forbes công bố danh sách các nữ tỷ phú USD trên thế giới năm 2017, ghi nhận bà Phương Thảo là nữ tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á, với khối tài sản ước tính khoảng 1,7 tỷ USD. Bà cũng là một trong 15 nữ tỷ phú tự thân mới trong danh sách của Forbes năm 2017. Theo thống kê của Forbes, tại thời điểm 13/12/2017, tổng tài sản của bà Nguyễn Thị Phương Thảo đạt 2,7 tỷ USD. Năm 2021, bà Thảo đại diện cho tập đoàn SOVICO ký một biên bản ghi nhớ đồng ý hiến tặng 155 triệu bảng Anh cho trường Linacre College thuộc hệ thống Đại học Oxford. Đáp lại, trường đã đệ đơn lên Viện Cơ mật để đề nghị đổi tên thành Thao College.

    Nguyễn Thị Phương Thảo
    Nguyễn Thị Phương Thảo
    Nguyễn Thị Phương Thảo
    Nguyễn Thị Phương Thảo
  4. Top 4

    Hồ Hùng Anh

    Hồ Hùng Anh sinh năm 1970, là doanh nhân, tỉ phú USD người Việt Nam. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Hồ Hùng Anh sinh ra tại Hà Nội. Nguyên quán của ông ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Năm 1987, ông thi đỗ vào khóa 22 đào tạo Kỹ sư tại Học viện Kỹ thuật Quân sự. Sau một năm học tập tại Học viện KTQS, đạt kết quả xuất sắc, ông được Bộ Quốc phòng tuyển chọn đi du học ngành kỹ thuật quân sự tại Liên Xô.

    Ông tốt nghiệp Kỹ sư Điện kỹ thuật tại trường Đại học Bách khoa Kiev, Ukraina và Thạc sỹ Quản trị nguồn nhân lực của Đại học Giao thông Đường bộ Moskva (MADI), Liên bang Nga. Ông Hồ Hùng Anh khởi nghiệp ở Liên bang Nga. Từ tháng 6 năm 1994 đến tháng 3 năm 1997, ông làm Giám đốc Công ty SANMEX Cộng hòa liên bang Nga. Từ tháng 3 năm 1997 đến tháng 6 năm 2004, Hồ Hùng Anh là Tổng giám đốc Công ty MASAN RUS TRADING tại Cộng hòa liên bang Nga. Tháng 5 năm 2008, Hồ Hùng Anh được bổ nhiệm giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam (Techcombank). Tháng 2 năm 2019, Hồ Hùng Anh có tên trong danh sách 5 tỉ phú USD người Việt Nam của tạp chí Forbes.

    Hồ Hùng Anh
    Hồ Hùng Anh
    Hồ Hùng Anh
    Hồ Hùng Anh
  5. Top 5

    Nguyễn Đăng Quang

    Nguyễn Đăng Quang sinh năm 1963, là doanh nhân, tỉ phú USD người Việt. Ông hiện là nhà sáng lập, Chủ tịch Tập đoàn Masan, phó chủ tịch thứ nhất trong Hội đồng quản trị Techcombank từ tháng 4 năm 2016 đến nay. Trước đó, ông đóng vai trò thành viên Hội đồng quản trị ngân hàng Techcombank từ tháng 5 năm 2014 đến tháng 03/2016 và Phó Chủ tịch thứ nhất từ tháng 5 năm 2008 đến tháng 4 năm 2014. Trước khi tham gia HĐQT, ông Nguyễn Đăng Quang đã có hơn 20 năm kinh nghiệm điều hành và quản trị ở nhiều vị trí quản lý khác nhau tại Techcombank từ năm 1995. Ông bắt đầu khởi nghiệp từ những năm 1990 sau thời gian học tập tại Nga thông qua việc bán mì gói cho những người Việt sinh sống tại đây. Năm 2018, trang tin Bloomberg cũng đề cập đến việc ông Quang sở hữu khối tài sản trị giá 1,2 tỉ USD. Bloomberg đặt biệt danh cho ông chủ Masan là "ông trùm" hàng tiêu dùng Việt Nam và nhấn mạnh con đường trở thành tỷ phú dựa trên mục tiêu đưa nước mắm và các đồ gia vị "bắt buộc phải có" vào trong căn bếp của mọi hộ gia đình Việt Nam. Thời điểm này ông Quang đang sở hữu 377,596 triệu cổ phiếu MSN, tương đương với 32,46% vốn điều lệ Masan Group.

    Ngoài ra, vợ ông Nguyễn Đăng Quang là bà Nguyễn Hoàng Yến đang nắm giữ 42.415.234 cổ phiếu MSN, tương đương với 3,65 % vốn điều lệ Masan Group. Mẹ ông Nguyễn Đăng Quang là bà Nguyễn Quý Định đang nắm giữ 1,99 triệu phiếu MSN, tương đương 3,65% vốn điều lệ Masan Group. Dù không trực tiếp nhưng thông qua công ty liên quan và người thân, ông Nguyễn Đăng Quang đang nắm giữ tới gần 40% vốn điều lệ tại Masan Group. Tháng 2 năm 2019, Nguyễn Đăng Quang có tên trong danh sách 5 tỉ phú USD người Việt Nam của tạp chí Forbes. Từ cuối năm 2019, ông Nguyễn Đăng Quang đã có đơn xin rút khỏi ban lãnh đạo Masan Resources. Masan Resources là công ty con của tập đoàn Masan hoạt động trong lĩnh vực khoáng sản với sản phẩm chủ lực là wolfram. Cổ đông lớn nhất tại Masan Resources là Công ty Cổ phần Tầm nhìn Masan với tỷ lệ sở hữu lên tới 96%. Sau khi tỷ phú Nguyễn Đăng Quang thôi chức, HĐQT Masan Resources sẽ còn lại 4 thành viên. Chủ tịch công ty là ông Danny Le, sinh năm 1984, người vừa được bổ nhiệm làm tổng giám đốc tập đoàn Masan ngày 19 tháng 6 năm 2020.

    Nguyễn Đăng Quang
    Nguyễn Đăng Quang
    Nguyễn Đăng Quang
    Nguyễn Đăng Quang
  6. Top 6

    Phạm Thu Hương

    Phạm Thu Hương nổi tiếng khi cùng chồng (Phạm Nhật Vượng) sáng lập nên tập đoàn VinGroup. Phạm Thu Hương hiện giữ cương vị phó chủ tịch tập đoàn VinGroup. Bà sở hữu hơn 150 triệu cổ phiếu VIC và nhiều năm liền nằm trong số những người giàu nhất trên sàn chứng khoán Việt Nam. Có thể nói đằng sau mỗi sự thành công của Phạm Nhật Vượng nói riêng và tập đoàn VinGroup nói chung đều có bóng dáng của người phụ nữ tài ba này. Trong những tháng ngày mưu sinh nơi đất khách, Phạm Thu Hương luôn là ủng hộ vô điều kiện đối với chồng và cùng Phạm Nhật Vượng vượt qua mọi khó khăn. Phạm Thu Hương từng sáng lập và giữ vai trò điều hành của nhà hàng Thăng Long trên đất nước Ukraina. Thành công của nhà hàng đã góp phần giúp vợ chồng Phạm Nhật Vượng có nguồn vốn để xây dựng Technocom (tiền thân của tập đoàn VinGroup). Bà đã ủng hộ quyết định bán nhà hàng của chồng để tập trung nguồn lực cho Technocom. Vào năm 1993, vợ chồng Phạm Thu Hương cùng với một số du học sinh Việt Nam đã cùng nhau góp vốn để thành lập công ty Technocom chuyên kinh doanh thực phẩm chế biến. Vượt qua bao khó khăn, Technocom đã phát triển để trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực thực phẩm chế biến với thương hiệu mì ăn liền Mivina.

    Technocom đã đầu tư về Việt Nam và được sát nhập để trở thành tập đoàn Vingroup hùng mạnh. Tập đoàn này luôn nằm trong số những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam và tham gia vào nhiều lĩnh vực như bất động sản, du lịch, công nghệ... Phạm Thu Hương luôn giữ vị trí quan trọng trong ban lãnh đạo của tập đoàn này từ những ngày đầu thành lập cho đến nay. Sự thành công của VinGroup đã giúp bà gặt hái được khối tài sản cũng như sự nổi tiếng. Tuy nhiên, bà rất ít khi xuất hiện trước công chúng và lui về làm hậu phương vững chắc cho chồng. Phạm Thu Hương sinh ngày 14 tháng 6 năm 1969 trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học tại Hà Nội. Bà còn có một người chị là Phạm Hồng Linh và em gái là Phạm Thúy Hằng. Trong đó, Phạm Thúy Hằng và Phạm Thu Hương nằm trong số những sinh viên xuất sắc được đi du học tại Mát-cơ-va. Tại Mát-cơ-va, bà xuất sắc đạt được tấm bằng cử nhân luật quốc tế danh giá. Chúng ta phải biết rằng, ở thời điểm đó rất ít người Việt Nam có thể lấy được tấm bằng cử nhân ở nước ngoài.

    Phạm Thu Hương
    Phạm Thu Hương
    Phạm Thu Hương
    Phạm Thu Hương
  7. Top 7

    Bùi Thành Nhơn

    Bùi Thành Nhơn sinh năm 1958, là một tỉ phú USD người Việt Nam. Năm 2016, ông trở thành tỉ phú USD thứ 3 tại Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng và Trịnh Văn Quyết. Ông hoạt động trong ngành bất động sản, là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Novaland. Ông khởi nghiệp từ ngành kinh doanh thuốc thú y. Ông có trình độ học vấn là cử nhân ngành chăn nuôi thú y và cử nhân quản trị kinh doanh cao cấp (tốt nghiệp HSB Tuck School of Business tại Dartmouth, Hanover, Đức). Từ năm 1981 đến năm 1983, ông công tác tại Phòng Nông nghiệp Ủy ban nhân dân huyện Nhà Bè, Thành phố Hồ Chí Minh. Từ năm 1983 đến năm 1992, ông công tác tại Công ty Vật tư Chăn nuôi Thú y cấp I, TPHCM. Năm 1992, ông khởi nghiệp kinh doanh thuốc thú y. Ông thành lập Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thành Nhơn với số vốn điều lệ 400 triệu đồng để kinh doanh thuốc thú y, nguyên liệu dược, hóa chất. Năm 2007, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Thành Nhơn được tái cấu trúc thành hai đơn vị là Công ty cổ phần Anova và Công ty cổ phần Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland). Novaland hoạt động chính trong lĩnh vực bất động sản với mức vốn điều lệ ban đầu là 95.3 tỷ đồng. Ông giữ chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Novaland.

    Sau 12 lần tăng vốn, đến tháng 11 năm 2016, Novaland có vốn điều lệ là gần 5962 tỉ đồng. Ngày 28 tháng 12 năm 2016, Novaland chính thức niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam với mã số chứng khoán "NVL" tại sàn chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE), giá niêm yết là 50.000 đồng/cp, tổng 589,4 triệu cổ phiếu. Với mức giá này, vốn hoá của Novaland ngay khi lên sàn là 29.500 tỷ đồng (khoảng 1,3 tỷ USD), trở thành doanh nghiệp bất động sản lớn thứ 2 trên thị trường chứng khoán Việt Nam, chỉ sau Vingroup. Bùi Thành Nhơn trở thành người giàu thứ 4 trên sàn chứng khoán Việt Nam, sau Phạm Nhật Vượng, Trịnh Văn Quyết, và Trần Đình Long (Chủ tịch Tập đoàn Hòa phát HPG). Ông còn nắm các chức vụ khác như: Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Địa Ốc No Va; Chủ tịch HĐQT Công CP Novagroup; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Diamond Properties; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Anova Corp; Chủ tịch HĐQT Công ty Liên Doanh Bio-Pharmachemie; Chủ tịch HĐQT Công ty CP Nova Mclub; Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH Một thành viên Novagroup Leadership Center. Ngày 24 tháng 4 năm 2017, ông trở thành tỉ phú USD thứ 3 trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với tài sản 1,3 tỉ USD. Lúc này, ông nắm giữ 151 triệu (25,7%) cổ phần Novaland, con trai ông là Bùi Cao Nhật Quân nắm 26,4% cổ phần Novaland.

    Bùi Thành Nhơn
    Bùi Thành Nhơn
    Bùi Thành Nhơn
    Bùi Thành Nhơn
  8. Top 8

    Nguyễn Văn Đạt

    Doanh nhân Nguyễn Văn Đạt sinh ngày 16 tháng 12 năm 1970 tại Tỉnh Quảng Ngãi, nước Việt Nam. Ông sống và làm việc chủ yếu ở Thành phố Hồ Chí Minh, nước Việt Nam. Ông sinh thuộc cung Nhân Mã, cầm tinh con (giáp) chó (Canh Tuất 1970). Nguyễn Văn Đạt xếp hạng nổi tiếng thứ 87175 trên thế giới và thứ 1200 trong danh sách Doanh nhân nổi tiếng. Nguyễn Văn Đạt là một doanh nhân nổi tiếng tại Việt Nam, ông từng có 25 kinh nghiệm làm quản lý trong nhiều ngành kinh doanh khác nhau. Hiện nay, ông là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần kinh doanh nhà Phát Đạt nay là Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt. Công ty cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt của ông đã được niêm yết trên cổ phiếu HSX từ ngày 30 tháng 7 năm 2010 và hiện đang là công ty gây được rất nhiều chú ý của giới đầu tư.


    The EverRich I là dự án đầu tay của công ty CP PT BĐS Phát Đạt, tọa lạc tại một vị trí đắc địa, được xem là trung tâm thành phố xét theo vị trí địa lý và là giao điểm của các quận 5, 6, 10, 11 và Tân Phú. Khởi công từ tháng 10/2006, sau 3 năm xây dựng, dự án The EverRich I đã hoàn thành và nhận được sự đánh giá cao từ phía khách hàng cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực phát triển bất động sản. The EverRich I sở hữu một không gian sống hoàn hảo, với kiến trúc hiện đại mà tinh tế, ấm cúng nhưng thoáng đãng, mỗi căn hộ The EverRich đều ngập tràn không gian ánh sáng và khí trời tươi mát, giúp chủ nhân tận hưởng được trọn vẹn sự thư thái và sung túc trong ngôi nhà của mình. Đặc biệt, những căn biệt thự PentHouse mở ra cho khách hàng một không gian sống hoàn toàn khác biệt, vừa riêng biệt những cũng vừa rộng mở. Ở đó, chủ nhân có thể tận hưởng một cuộc sống tĩnh tại và thăng hoa, đáp ứng được những giá trị đẳng cấp xứng tầm.

    Nguyễn Văn Đạt
    Nguyễn Văn Đạt
    Nguyễn Văn Đạt
    Nguyễn Văn Đạt
  9. Top 9

    Phạm Thúy Hằng

    Phạm Thúy Hằng hiện đang giữ chức vụ phó chủ tịch của tập đoàn Vingroup từ năm 2001 cho đến nay. Bà Phạm Thúy Hằng nằm trong số những “nữ tướng” tài ba của Vingroup như Nguyễn Diệu Linh, Mai Hương Nội, Lê Thị Thu Thủy… Phạm Thúy Hằng đã tham gia sáng lập Technocom trước khi Technocom trở thành tập đoàn VinGroup hùng mạnh như ngày hôm nay. Tập đoàn Vingroup tham vào nhiều lĩnh vực như bất động sản, y tế, cho đến sản xuất điện thoại, kinh doanh điện máy, giáo dục và sản xuất xe ô tô. Trong đó, mảng kinh doanh bất động sản mang lại doanh thu chính cho tập đoàn. Ngày nay, Vingroup được xem như một trong những tập đoàn có tiềm lực tài chính và doanh thu lớn nhất của Việt Nam. Cổ phiếu VIC luôn nằm trong nhóm những cổ phiếu blue chip được nhà đầu tư săn đón. Tính đến cuối năm 2019, Vingroup đã có 3 lần giữ vị trí số một trong top 10 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam.


    Khi tập đoàn Vingroup phát triển và đạt được những thành công to lớn, Phạm Thúy Hằng cũng trở thành một trong những tỷ phú trên sàn chứng khoán Việt Nam. Hiện nay, bà sở hữu 100,881,292 cổ phiếu của VIC và giá trị tài sản được ước tính 9,231 tỷ đồng. Đây quả là một khối tài sản đáng nể khiến cho nhiều doanh nhân phải ước ao. Năm 2013, bà nằm trong top 5 người giàu nhất Việt Nam với việc sở hữu hơn 23 triệu cổ phiếu của VinGroup. Gia đình của Phạm Thúy Hằng được xem như là một trong những gia đình giàu có bậc nhất tại Việt Nam. VinGroup có được thành công như ngày hôm nay không thể bỏ qua đóng góp của nhà sáng lập Phạm Thúy Hằng.

    Phạm Thúy Hằng
    Phạm Thúy Hằng
    Phạm Thúy Hằng - Nữ tướng bí ẩn của tập đoàn VinGroup
    Phạm Thúy Hằng - Nữ tướng bí ẩn của tập đoàn VinGroup
  10. Top 10

    Hồ Xuân Năng

    Hồ Xuân Năng là một doanh nhân người Việt Nam. Ông là 1 trong những người giàu nhất Việt Nam. Hiện tại ông đang giàu thứ 10 trên sàn chứng khoán Việt. Ông hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A (Tập đoàn PHENIKAA), Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần VICOSTONE, Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học PHENIKAA, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần đầu tư giáo dục PHENIKAA, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Công nghệ PHENIKAA (PRATI) và Chủ tịch Quỹ Đối mới sáng tạo Phenikaa. Ông thuộc top 10 người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán Việt nam năm 2021. Tốt nghiệp kỹ sư tại Trường đại học Bách khoa Hà Nội, ông Hồ Xuân Năng được giữ lại trường và được chuyển tiếp làm Nghiên cứu sinh. Tháng 2 năm 1992, ông bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ và tiếp tục là giảng viên của Trường cho đến tháng 2 năm 1993. Sau 3 năm làm công tác nghiên cứu tại Viện Cơ điện nông nghiệp Việt Nam, từ tháng 3 năm 1996, ông chuyển sang công tác tại Nhà máy Ô tô Ford Việt Nam - Hải Dương và trở thành Giám đốc sản xuất Nhà máy, đánh dấu giai đoạn mới trong sự nghiệp với vai trò quản lý doanh nghiệp thuộc lĩnh vực Sản xuất công nghiệp. Thời điểm đó, ông là một trong số ít kỹ sư Việt Nam có khả năng vận hành Nhà máy sản xuất Ô tô đẳng cấp thế giới của Tập đoàn Ford Motor Company.


    Năm 2018, ông Hồ Xuân Năng ký thỏa thuận để Tập đoàn PHENIKAA chính thức tài trợ Giải thưởng Tạ Quang Bửu cho giai đoạn 2019-2021, tôn vinh các nhà khoa học có thành tựu nổi bật trong nghiên cứu cơ bản thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên và kỹ thuật. Ông thấu hiểu rằng nghiên cứu cơ bản cần tầm nhìn xa và sự hy sinh, đồng thời cần có động lực thúc đẩy. Ông quan niệm doanh nghiệp nên tham gia đầu tư cho nghiên cứu cơ bản và ứng dụng để hỗ trợ, thu hút, khuyến khích đam mê và hiện thực hoá các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam tài năng và đầy tâm huyết. Ông hy vọng, bằng sự cộng hưởng từ doanh nghiệp, các nhà khoa học có cơ hội được cống hiến hết mình với những đề tài nghiên cứu sáng tạo và đột phá trong tương lai. Đó cũng chính là một cách thể hiện trách nhiệm xã hội. Thẳm sâu trong con người ông Hồ Xuân Năng, người được thị trường biết tới trong vai trò doanh nhân, lại là những khát vọng và trăn trở của một nhà khoa học. Năm 2019, ông Năng là Chủ tịch Quỹ Đổi mới sáng tạo Phenikaa, với quy mô 1000 tỷ đồng, tài trợ đầu tư vào lĩnh vực giáo dục và phát triển khoa học công nghệ với mục đích không vì lợi nhuận.

    Hồ Xuân Năng
    Hồ Xuân Năng
    Hồ Xuân Năng
    Hồ Xuân Năng



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy