Top 11 Địa danh nổi tiếng được in trên tờ tiền của Việt Nam

Emerald Blue 12580 0 Báo lỗi

Tiền là thứ mà con người sử dụng hàng ngày, bạn thử tưởng tượng xem nếu không có tiền thì cuộc sống sẽ hỗn độn biết mấy. Mặc dù chạm tay hàng ngày nhưng ít ai ... xem thêm...

  1. Trên mặt sau của tờ 100 đồng Việt Nam, hiện nay đã không còn được phát hành và lưu thông nữa có hình chùa tháp Phổ Minh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về địa danh này trên đồng tiền. Nằm ở địa phận phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, Tỉnh Nam Định, chùa Phổ Minh hay chùa Tháp là một trong những dấu tích quan trọng còn lại của một thời Hào khí Đông A nhà Trần. Theo biên niên sử, chùa được xây dựng vào năm 1262, ở phía Tây cung Trùng Quang của các vua nhà Trần. Nhưng theo văn bia, chùa đã có từ thời Lý và được xây dựng lại với quy mô rộng lớn từ năm 1262. Tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn còn giữ được nhiều dấu tích kiến trúc đời Trần. Cụm kiến trúc chính của chùa Phổ Minh bao gồm 9 gian tiền đường, 3 gian thiêu hương, tòa thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng hơn, xếp theo hình chữ “công”.


    Sau thượng điện, cách một sân hẹp là ngôi nhà dài 11 gian. Ở giữa là 5 gian nhà tổ, bên trái là 3 gian nhà tăng và bên phải là 3 gian điện thờ. Hai dãy hành lang nối tiền đường ở phía trước với ngôi nhà 11 gian ở phía sau làm thành một khung vuông bao quanh kiến trúc chùa. Bên cạnh chư Phật và Bồ tát, chùa còn thờ các vị Tổ của thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, gồm Tổ Trần Nhân Tông, Tổ Pháp Loa, tượng Tổ Huyền Quang. Chùa Phổ Minh là nơi mở đầu cho kiến trúc Phật giáo thời Trần. Các công trình kiến trúc và chạm khắc ở đây còn giữ được dấu ấn của thời Trần, thời Mạc như: bộ cánh cửa bằng gỗ lim, tháp Phổ Minh, đôi sấu ở tam quan, rồng ở thành bậc tiền đường, tháp và tượng Bà chúa Mạc,... Kiến trúc thời nhà Trần quan trọng nhất còn được bảo tồn khá nguyên vẹn của chùa là tháp Phổ Minh, nằm trước tiền đường.

    Chùa Phổ Minh (tờ 100 đồng)
    Chùa Phổ Minh (tờ 100 đồng)
    Chùa Phổ Minh
    Chùa Phổ Minh

  2. Đồng tiền mệnh giá 500 (năm trăm) đồng, tiền Việt Nam, hiện đang lưu hành, là tờ tiền có mệnh giá nhỏ nhất trong hệ thống tiền tệ, được phát hành 15/8/1989 (số in trên các đồng tiền phổ biến là 1988 là năm sản xuất). Trên mặt sau của tờ 500 đồng màu đỏ bắt mắt là hình ảnh của cảng Hải Phòng. Mặc dù có thể nhiều người biết rằng cảng Hải Phòng là cảng biển lớn thứ 2 ở nước ta nhưng khi nhìn hình có thể ít người nhận ra. Cảng Hải Phòng được người Pháp xây dựng năm 1874, là nơi được sử dụng để đổ bộ và tiếp tế cho quân viễn chinh. Sau đó, thương cảng này được nối liền với Vân Nam, Trung Quốc bằng đường xe lửa. Ở Miền Bắc không ai là không biết đến cảng Hải Phòng, đặc biệt là những nhà doanh nghiệp buôn bán vận chuyển hàng hóa theo đường biển thì nhất định phải cập bến ở cảng biển này.


    Cảng Hải Phòng là một cụm cảng biển lớn thứ 2 nước ta chỉ xếp sau cảng Sài Gòn. Cảng Hải Phòng nằm giữa hai huyện Hồng Bàng và Ngô Quyền của thành phố hoa phượng đỏ. Được xây dựng vào những năm 1874 bởi các kiến trúc sư người Pháp. Ban đầu cảng được xây dựng với mục đích là tiếp viện quân cho quân sự Pháp. Tuy nhiên, sau này qua quá trình phát triển, cảng mở rộng và là thương cảng quan trọng nối liền giữa Vân Nam của Trung Quốc để tiện giao thông. Được hình thành từ năm 1876, trải qua hơn 142 năm phát triển, cảng được xem là cửa khẩu giao lưu hàng hóa, xuất nhập khẩu quan trọng của quốc gia.

    Cảng Hải Phòng (tờ 500 đồng)
    Cảng Hải Phòng (tờ 500 đồng)
    Cảng Hải Phòng (tờ 500 đồng)
    Cảng Hải Phòng (tờ 500 đồng)
  3. Voi đại diện cho sức mạnh, tín ngưỡng và văn hóa của dân tộc Tây Nguyên nói chung và người dân Bản Đôn nói riêng. Chính thế mà hình ảnh voi Bản Đôn đã được Việt Nam Cộng Hòa đưa lên tờ tiền 1.000 mặt sau năm 1972 và Việt Nam XHCN cũng tờ 1.000 vào năm 1988. Mặt sau tờ 1.000 đồng được in hình chú voi đang kéo gỗ. Đây là hình ảnh rất đặc trưng của vùng đất Tây Nguyên. Tờ tiền này là hình ảnh những người lao động đang cưỡi voi, khai thác gỗ tại Tây Nguyên. Đồng tiền này hiện nay vẫn còn đang được lưu hành rộng rãi trên thị trường. Cùng phát hành vào 20/10/1989. Tây Nguyên với thổ nhưỡng là đất đỏ bazan rất phù hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp như hồ tiêu, cà phê, ca cao… Đồng thời, Tây Nguyên cũng là khu vực có nhiều diện tích rừng với thảm sinh vật đa dạng, trữ lượng khoáng sản phong phú hầu và tiềm năng du lịch lớn, nơi đây có thể coi là mái nhà của miền trung, có chức năng phòng hộ rất lớn.


    Bản Đôn được xem là nơi vương quốc loài voi ở tỉnh Đắk Lắk là nơi có đàn voi rừng và voi nhà nhiều nhất Việt Nam với số lượng khoảng 80 – 110 con voi rừng và 61 con voi nhà. Đàn voi rừng và voi nhà đang ngày càng giảm sút số lượng và đứng trước nguy cơ chỉ còn trong huyền thoại. Nghề săn bắt và thuần dưỡng voi rừng ở Bản Đôn. Kèm theo việc nuôi voi nhà là cả một hệ thống tín ngưỡng, sinh hoạt văn hóa có liên quan đến con voi, hình thành nên một “dòng” văn hóa về voi. Nhưng tình trạng phá rừng ở đây xảy ra liên tục đang làm diện tích ngày càng bị thu hẹp, sự xâm chiếm của từng đoàn người di cư, sự hiện diện của máy móc trong rừng gây ra tiếng ồn cũng làm đàn voi vốn già yếu càng bị hao mòn dần theo thời gian.

    Tây Nguyên (tờ 1.000 đồng)
    Tây Nguyên (tờ 1.000 đồng)
    Tây Nguyên (tờ 1.000 đồng)
    Tây Nguyên (tờ 1.000 đồng)
  4. Chúng ta tiêu tờ tiền với mệnh giá nhỏ này hằng ngày nhưng trong chúng ta có ai thường thắc mắc về hình ảnh nhà máy dệt này có gì đặc biệt để được in lên quốc tệ này?Trên mặt sau của tờ 2.000 là hình ảnh nữ công nhân đang làm việc ở nhà máy dệt Nam Định. Vào thời điểm đó, nhà máy dệt Nam Định được xem là nhà máy lớn nhất Đông Dương. Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, nhà máy dệt Nam Định là một điểm sáng lớn về tinh thần đoàn kết, ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất. Không những giỏi đánh giặc mà còn tăng gia sản xuất, là hậu phương vững mạnh để tiếp tế cho bộ đội Việt Minh. Nhà máy dệt đã trở thành tiền đề để cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ngày càng lớn mạnh.


    Trong đó, khu chỉ huy của nhà máy dệt là chính là trụ sở chỉ huy, là đầu não cho những hoạt động tình báo, truyền tin của cả nhà máy dệt trong những năm kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Hiện nay, khu chỉ huy đã bị tàn phá nhiều và chỉ còn sót lại một phần nhỏ nằm ở phường Cửa Bắc của thành phố Nam Định. Nhà máy liên hợp dệt Nam Định là biểu tượng tự hào một thời của thành phố Nam Định khiến nơi đây thậm chí từng còn được gọi là thành phố Dệt. Nhà máy này được biết đến là nhà máy lớn nhất Đông Dương. Vào năm 1924 số công nhân của nhà máy lên tới 6.000 người và lên tới gần 13.000 công nhân viên chức vào năm 1985. Vào thời điểm những năm 1985, người ta tính trung bình cứ mỗi gia đình ở thành Nam lại có một người là công nhân nhà máy này.

    Nhà máy dệt Nam Định ngày nay
    Nhà máy dệt Nam Định ngày nay
    Nhà máy dệt Nam Định (tờ 2.000 đồng)
    Nhà máy dệt Nam Định (tờ 2.000 đồng)
  5. Ở mặt sau của tờ 5.000 đồng là hình ảnh nhà máy thủy điện Trị An. Nhà máy này nằm ở hồ Trị An, thuộc tỉnh Đồng Nai. Nó được xây dựng bởi vốn đầu tư của Liên Xô từ những năm 1984 và đi vào hoạt động năm 1991. Nhà máy thủy điện Trị An cung cấp khoảng 1,7 tỉ KWh hàng năm cho cả nước. Hồ Trị An là một hồ nước nhân tạo nằm trên sông Đồng Nai để dự trữ nước từ sông và là nguồn cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An là hồ chứa điều tiết hằng năm, mục đích để phát điện với mực nước dâng bình thường (HBT) 62 m, mực nước chết (HC) 50 m, mực nước gia cường 63,9 m. Lưu lượng chạy máy ở công suất định mức là 880 m3/s, tương ứng 220 m3/s cho mỗi tổ máy, cột nước tinh là 53m. Nhà máy thủy điện được xây với tổng công suất lắp máy 4 tổ × 100 MW = 400 MW, sản lượng điện hằng năm 1,76 tỉ kWh.


    Tuyến áp lực chính gồm đập ngăn sông và đập tràn. Đập ngăn sông được đắp bằng đất đá hỗn hợp, dài 420m, cao 40m, đỉnh đập rộng 10m. Đập tràn xả lũ dài 150m, có 8 khoang tràn, mỗi khoang rộng 15m với 8 cửa van cung được đóng mở bằng cẩu chân dê 2×125 tấn. Đập chính và các đập phụ tạo nên hồ chứa nước rộng 323 km2 với dung tích tổng cộng 2,76 tỉ m3, dung tích hữu ích là 2,54 tỉ m3, dung tích chết 0,218.109 m3. Công trình thủy điện Trị An còn có ý nghĩa kinh tế tổng hợp với mục đích chính hòa lưới điện quốc gia cùng với các nhà máy khác cung cấp điện cho phụ tải toàn quốc. Ngoài ra, là thủy điện đa mục tiêu, công trình còn đảm bảo nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, đẩy mặn và điều tiết lũ. Đây cũng là một điểm đến lý tưởng cho những bạn trẻ muốn khám phá thiên nhiên tươi đẹp, hòa mình cùng sông nước mây trời cũng như bạn có thể thưởng thức món cá lăng nổi tiếng khi ghé thăm nơi đây.

    Nhà máy thủy điện Trị An (tờ 5.000 đồng)
    Nhà máy thủy điện Trị An (tờ 5.000 đồng)
    Nhà máy thủy điện Trị An
    Nhà máy thủy điện Trị An
  6. Bạch Hổ là tên một mỏ dầu đang khai thác của Việt Nam thuộc bồn trũng Cửu Long. Mỏ nằm ở vị trí đông nam, cách bờ biển Vũng Tàu khoảng 145 km. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay. Đơn vị khai thác mỏ này là Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt-Xô thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Từ mỏ này có đường ống dẫn khí đồng hành vào bờ cung cấp cho Nhà máy Khí hóa lỏng Dinh Cố, Nhà máy điện Bà Rịa và Trung tâm điện lực Phú Mỹ cách Vũng Tàu 40 km. Mỏ Bạch Hổ hiện đang khai thác bằng chế độ tự phun, góp phần không nhỏ cho nền kinh tế nước nhà. Đây là mỏ cung cấp dầu mỏ chủ yếu cho Việt Nam hiện nay. Đơn vị khai thác mỏ dầu Bạch Hổ là Xí nghiệp liên doanh Dầu khí Việt - Xô thuộc Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Từ mỏ này có đường ống dẫn khí đồng hành vào đất liền cung cấp cho nhà máy khí hóa lỏng Dinh Cố, nhà máy điện Bà Rịa và Trung tâm điện lực Phú Mỹ cách Vũng Tàu 40 km.

    Mặt đằng sau tờ tiền 10.000 đồng là hình ảnh mỏ dầu Bạch Hổ. Mỏ dầu này thuộc bồn trũng Cửu Long, cách bờ biển Vũng tàu khoảng 145 km. “Bạch Hổ” được ghi nhận là mỏ dầu lớn nhất của Việt Nam, là một trong những mỏ đặc biệt trên thế giới có trữ lượng cực lớn, trên 500 triệu tấn trữ lượng dầu khí tại chỗ, được Vietsovpetro tổ chức khai thác với sản lượng cao, trên dưới 12 triệu tấn/năm, từ tầng chứa là đá móng granitoid Mesozoi trong các bể trầm tích Ðệ Tam. Mỏ Bạch Hổ với thân dầu trong móng granitoid nứt nẻ - hang hốc có trữ lượng và sản lượng lớn, cường độ khai thác cao và được tổ chức khai thác có hệ thống và hiệu quả là một điển hình đầu tiên được ghi nhận trong văn liệu dầu khí thế giới, là “điểm đỏ” về khoa học - công nghệ dầu khí Việt Nam.

    Mỏ dầu Bạch Hổ (tờ 10.000 đồng)
    Mỏ dầu Bạch Hổ (tờ 10.000 đồng)
    Mỏ dầu Bạch Hổ (tờ 10.000 đồng)
    Mỏ dầu Bạch Hổ (tờ 10.000 đồng)
  7. Cầu Chùa là cây cầu cổ trong khu đô thị cổ ở Hội An, tỉnh Quảng Nam và là 1 trong những cây cầu ở Hội An. Chùa Cầu – giống như tên gọi – là ngôi chùa nằm trên chiếc cầu bắc ngang qua con lạch nhỏ. Được xây dựng vào đầu thế kỷ 17 bởi các thương nhân xứ phù tang, đây là công trình duy nhất có gốc tích từ Nhật Bản trong lịch sử. Cầu Nhật Bản Hội An cũng là tên gọi khác của chùa Cầu. Hình ảnh chùa Cầu được in trên mặt sau của tờ 20.000 đồng polymer. Chùa Cầu, Hội An, được xây dựng bởi khoản tiền khuyên góp từ các thương nhân Nhật Bản vào thế kỷ 17. Truyền thuyết kể lại rằng, ngôi chùa được coi là thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất.


    Xuất hiện trên tờ tiền Việt Nam mệnh giá 20.000 đồng, Chùa Cầu (Hội An, Quảng Nam) bình lặng với lối kiến trúc cổ xưa. Được xây dựng từ thế kỷ 17. Sau đó vào năm 1653, cầu được xây dựng thêm phần chùa, nối vào lan can nhô ra ở giữa, là nơi mà người dân, thương nhân... thắp hương cầu nguyện vào mỗi dịp trăng rằm, mùng một. Từ đó, người da địa phương đặt luôn cho địa danh này là Chùa Cầu. Từ ngày 17/5/2006, Chùa Cầu xuất hiện trên tờ tiền 20.000 polymer, được đưa vào sử dụng rộng rãi. Chùa Cầu ở bên ngoài và trên tờ tiền không có nhiều khác biệt. Nếu đến Hội An mà không tham quan địa danh này thì thật đáng tiếc. Công trình được giám sát thường xuyên bởi lực lượng bảo vệ địa phương và có đội ngũ hướng dẫn viên nhiệt tình, lúc nào cũng sẵn sàng cung cấp thêm thông tin cho khách du lịch.

    Chùa Cầu, Hội An (tờ 20.000 đồng)
    Chùa Cầu, Hội An (tờ 20.000 đồng)
    Chùa Cầu, Hội An (tờ 20.000 đồng)
    Chùa Cầu, Hội An (tờ 20.000 đồng)
  8. Nằm bên bờ sông Hương thơ mộng của xứ Huế, Nghinh Lương Ðình là nơi để vua hóng gió, ngắm cảnh. Nghênh Lương Tạ được thiết kế theo kiến trúc kiểu phương đình 1 gian 4 chái, phía trước và phía sau đều có nhà vỏ cua nối dài ra. Cách đó không xa, Phu Văn Lâu được xây dựng dưới thời vua Gia Long vào năm 1819, là nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình, hoặc kết quả các kỳ thi do triều đình tổ chức. Phu Văn Lâu là ngôi nhà hai tầng, quay mặt về hướng nam. Phu Văn Lâu nay thuộc phường Phú Hòa, thành phố Huế là công trình kiến trúc nằm trước Kỳ đài hay còn gọi là Kinh thành Huế. Dưới thời triều đình nhà Nguyễn, công trình này là nơi niêm yết những chiếu thư hay bảng kết quả của các cuộc thi Hội thi Đình. Theo tài liệu lịch sử chép lại, dưới thời Vua Gia Long triều đình đã cho xây dựng một đình nhỏ để treo bảng thông báo được gọi là Bảng Đình. Đến thời Vua Minh Mạng thì Phu Văn Lâu trở thành nơi công bố những chiếu thư quan trọng của nhà vua.


    Công trình này là một tòa lầu 2 tầng với chiều cao 11,67m. Nó được bao quanh bởi hệ thống lan can và được chống đỡ bằng 16 cột sơn màu đỏ, gồm 4 cột chính vững chãi nâng đỡ cả 2 tầng và 12 cột quân. Tầng trên có bốn mặt đều dựng đố bản, kiểu đồ lụa khung tranh, mặt trước có cửa sổ chữ nhật, hai bên trổ cửa sổ tròn, lan can bên ngoài bằng gỗ. Trên cửa sổ mặt tiền có treo hoành phi sơn son thếp vàng, trang trí dây lá cách điệu “lưỡng long triều nguyệt”. Mái của tòa nhà được lợp ngói ống tráng men vàng. Đến thời điểm hiện tại, Phu Văn Lâu và Nghênh Lương Đình là hai địa điểm được du khách du lịch đến tham quan và yêu thích bởi vẻ đẹp cổ kính kết hợp giữa Kỳ đài và dòng Hương Giang thơ mộng. Là công trình được coi như một trong những biểu tượng của Cố đô Huế, hình ảnh Phu Văn Lâu đã được in trên mặt sau của tờ tiền 50.000 đồng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành từ năm 2003.

    Nghênh Lương Đình, Phu Văn Lâu (tờ 50.000 đồng)
    Nghênh Lương Đình, Phu Văn Lâu (tờ 50.000 đồng)
    Nghênh Lương Đình, Phu Văn Lâu (tờ 50.000 đồng)
    Nghênh Lương Đình, Phu Văn Lâu (tờ 50.000 đồng)
  9. Phong cảnh Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) được in hình trên mặt sau tờ tiền polymer mệnh giá 100.000 đồng. Phát hành ngày 1/9/2004, tờ tiền này có màu sắc tổng thể là xanh lá cây đậm, kích thước 144 mm x 65 mm. Văn Miếu - Quốc Tử Giám là tổ hợp gồm 2 di tích, trong đó Văn Miếu là nơi thờ Khổng Tử, các bậc hiền triết Nho giáo và "người thầy của muôn đời" Chu Văn An, còn Quốc Tử Giám là trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Là một điểm đến quen thuộc với bất kỳ ai khi ghé đến Hà Nội, nhưng ít người biết hình ảnh của Văn Miếu được in trên tờ 100.000 đồng polymer rất phổ biến hiện nay. Văn Miếu – Quốc Tử Giám đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng 23 di tích quốc gia đặc biệt. Với hơn 700 năm hoạt động, đã đào tạo hàng nghìn nhân tài cho đất nước, Quốc Tử Giám được coi như là trường đại học đầu tiên của Việt Nam và cũng là biểu tượng cho nền khoa cử thời phong kiến của nước này.

    Khu Văn Miếu – Quốc Tử Giám có tường gạch vồ bao quanh, phía trong chia thành 5 lớp không gian với các kiến trúc khác nhau. Mỗi lớp không gian đó được giới hạn bởi các tường gạch có bộ 3 cửa để thông với nhau (gồm một cửa chính giữa và hai cửa phụ hai bên). Từ ngoài vào trong có hai cổng chính tiến vào, lần lượt là Văn Miếu Môn và Đại Trung Môn. Ngày nay, Văn Miếu – Quốc Tử Giám là nơi tham quan của du khách trong và ngoài nước, đồng thời cũng là nơi khen tặng cho những học sinh xuất sắc và còn là nơi tổ chức hội thơ hàng năm vào ngày rằm tháng giêng. Đây từng là nơi các sĩ tử đến "cầu may" trước mỗi kỳ thi bằng cách vuốt đầu rùa tại các bia tiến sĩ. Tuy nhiên ngày nay, để bảo tồn di tích, một hàng rào được thiết lập và các sĩ tử không còn làm nghi thức cầu may như trước nữa.

    Văn Miếu Quốc Tử Giám (tờ 100.000 đồng polymer)
    Văn Miếu Quốc Tử Giám (tờ 100.000 đồng polymer)
    Văn Miếu Quốc Tử Giám (tờ 100.000 đồng polymer)
    Văn Miếu Quốc Tử Giám (tờ 100.000 đồng polymer)
  10. Vịnh Hạ Long là một vịnh nhỏ thuộc phần bờ tây vịnh Bắc Bộ tại khu vực biển Đông Bắc Việt Nam, bao gồm vùng biển đảo của thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh. Là trung tâm của một khu vực rộng lớn có những yếu tố ít nhiều tương đồng về địa chất, địa mạo, cảnh quan, khí hậu và văn hóa, với vịnh Bái Tử Long phía Đông Bắc và quần đảo Cát Bà phía Tây Nam, vịnh Hạ Long giới hạn trong diện tích khoảng 1.553 km² bao gồm 1.969 hòn đảo lớn nhỏ, phần lớn là đảo đá vôi, trong đó vùng lõi của vịnh có diện tích 335 km² quần tụ dày đặc 775 hòn đảo. Lịch sử kiến tạo địa chất đá vôi của vịnh đã trải qua khoảng 500 triệu năm với những hoàn cảnh cổ địa lý rất khác nhau; và quá trình tiến hóa carxtơ đầy đủ trải qua trên 20 triệu năm với sự kết hợp các yếu tố như tầng đá vôi dày, khí hậu nóng ẩm và tiến trình nâng kiến tạo chậm chạp trên tổng thể.


    Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới và hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. Ở đằng sau của tờ tiền có mệnh giá 200.000 đồng polymer ngày nay là hình ảnh của hòn Đỉnh Hương ở vịnh Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đỉnh Lư Hương hay còn gọi hòn Đỉnh Hương nằm phía tây nam hang Đầu Gỗ. Qua hòn Chó Đá, đến khu nhà bè hải sản, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một phiến đá bề thế đứng trên hai cái chân rất mảnh mai mọc lên chắn ngang lối đi. Phiến đá có hình một lư hương khổng lồ đứng giữa biển khơi như một vật thiêng cúng tế trời đất, như nhắc nhở ta nhớ đến truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn ông cha và các bậc hiền nhân ngày trước đã có công xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hiện nay hòn Đỉnh Hương( Lư hương) được in trên tờ tiền 200.000 vnđ, như một dấu hiệu nhắc nhở về một hình ảnh đầy ý nghĩa cao cả.

    Vịnh Hạ Long (tờ 200.000 đồng)
    Vịnh Hạ Long (tờ 200.000 đồng)
    Vịnh Hạ Long (tờ 200.000 đồng)
    Vịnh Hạ Long (tờ 200.000 đồng)
  11. Trên mặt sau của tờ 500.000 là hình ảnh ngôi nhà 5 gian ở làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An. Đây là quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh – nơi Người sinh sống từ nhỏ cho tới năm 16 tuổi. Là địa danh gắn liền với Chủ tịch Hồ Chí Minh ở quê ngoại làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Nơi Hồ chủ tịch đã sống những năm 1901 – 1906 ở quê ngoại làng Kim Liên; khu mộ bà Hoàng Thị Loan là mẹ Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nói chung và nhiều di tích khác đã gắn liền với tuổi thơ của Hồ Chí Minh. Làng Sen thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An - mảnh đất miền trung đầy nắng gió. Từ thành phố Vinh đi theo quốc lộ 46 khoảng 15km là tới làng Sen (làng Kim Liên) quê Bác. Dẫu thời gian đã qua cả thế kỷ, vạn vật đổi thay; thì những hình ảnh xưa cũ của Làng Sen gắn liền với tuổi thơ Bác vẫn được lưu giữ đến bây giờ như một miền ký ức đẹp và là tấm gương sáng cho những thế hệ sau tới nơi đây.


    Đó là một ngôi nhà gỗ 5 gian, lợp mái tranh, nhỏ bé, mộc mạc, giản dị dưới màu xanh của vườn cây và những bóng tre. Đây là nơi ở chính của cả gia đình, kế bên là nhà ngang sử dụng làm nhà bếp. Trải qua thời gian cùng những biến động lịch sử và bao mưa nắng, ngôi nhà dĩ nhiên không còn nguyên vẹn như ban đầu. Nhưng để lưu giữ một giá trị tinh thần to lớn, ngôi nhà đã được bảo vệ, giữ gìn và trùng tu để luôn hiện hữu trên quê hương Làng Sen, trong tâm thức mỗi người dân Việt Nam. Ngôi nhà tranh lịch sử là cụm di tích quan trọng bậc nhất của Khu di tích lịch sử Kim Liên - được xây dựng từ những năm 60 thế kỷ trước, cùng nhiều hạng mục kiến trúc khác, được nâng cấp và tôn tạo nhiều lần.

    Ngôi nhà 5 gian ở làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An (tờ 500.000 đồng)
    Ngôi nhà 5 gian ở làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An (tờ 500.000 đồng)
    Ngôi nhà 5 gian ở làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An (tờ 500.000 đồng)
    Ngôi nhà 5 gian ở làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An (tờ 500.000 đồng)



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy