Top 5 Trò chơi toán học để tăng khả năng tư duy cho bé
Tuy toán học là một môn học khó nhưng lại rất thú vị với trẻ nhỏ. Tùy thuộc vào cách mà bạn mang các con số đến với trẻ, con sẽ yêu thích môn học này hơn. Để ... xem thêm...giúp bé vừa chơi vừa học, Toplist.vn sẽ hướng dẫn bạn một vài trò chơi toán học thú vị để bạn tương tác cùng với con.
-
Xếp bài thành số
Đây là trò chơi toán học dành cho trẻ có thể giúp bé tiếp thu các con số nhanh và giỏi hơn đấy.
Chuẩn bị:
- Một bộ bài
- Giấy và bút chì
Cách chơi:
- Đưa cho trẻ giấy và bút chì. Bạn sẽ là người chơi thứ hai và cũng cần giấy, bút chì
- Bảo trẻ vẽ 3 đến 4 đường trống trên giấy
- Bạn muốn bắt đầu với những con số hàng nghìn, bạn sẽ vẽ 4 ô trống như sau
Người chơi 1 _ _ _ _
Người chơi 2 _ _ _ _
- Bỏ đi các lá bài mặt người và Joker, chỉ giữ lại bài có con số
- Xáo trộn các lá bài trên và úp bài lại
- Người chơi sẽ lấy từng lá bài và lật ngược lại
- Mỗi lần trẻ lấy một lá bài sẽ có một con số mới, hãy bảo trẻ viết con số đó vào những đường trống đã vẽ trước đó
- Bạn cũng làm tương tự như thế
- Rút thẻ bài cho đến khi 4 con đường trống đều được lấp kín
- Bạn bảo trẻ đọc số trên thật to
- Nếu trẻ có giá trị số lớn hơn bạn, trẻ sẽ thắng trong ván chơi này.
Bài học:
- Xác định được các chữ số và cách sắp xếp chúng
- Giá trị của từng số.
-
Làm tròn nhanh
Hãy hỏi bé sau số 79, 89 và 99 là gì. Khi học được các con số, trẻ sẽ ấp úng với số 99. Vì thế, hãy cho bé thử thách bản thân qua trò chơi này nhé.
Chuẩn bị:
- 9 mảnh bìa cứng với màu sắc khác nhau
- Băng dính
- Thẻ ghi chú
- Đồng hồ đếm giây
- Đánh dấu
Cách chơi:
- Ghi lên mảnh bìa cứng các con số hàng trăm ví dụ như 100, 200 đến 900
- Đánh dấu một con số trên mỗi mảnh bìa. Dùng băng dính dán các mảnh bìa này lên sàn nhà để trẻ có thể nhảy lên chúng
- Trên các thẻ ghi chú, bạn viết nhiều con số khác nhau từ 100 đến 900, ví dụ như 121, 136, 800, 520. Bạn cần khoảng 40 thẻ.
- Bạn sẽ đưa trẻ một thẻ và chúng phải làm tròn thành con số hàng trăm gần nhất và nhảy ngay lên mảnh bìa càng nhanh càng tốt
- Sau 3 lượt chơi, bạn hãy tuyên bố cho các bé ai là người nhanh nhất
- Người nhanh nhất là người chiến thắng trò chơi. Bạn nên đặt đồng hồ bấm giây để giới hạn thời gian cho trẻ
- Sau vài vòng chơi, bạn có thể thay đổi vị trí các mảnh bìa rồi tiếp tục.
Bài học:
- Nhạy cảm với các con số
- Các số hàng trăm
- Sự liên tiếp của các số
- Làm tròn chữ số hàng trăm.
-
Cuộc đua công thức
Đây là trò chơi toán học dành cho trẻ có khả năng kích thích tư duy rất hay, nên bạn đừng bỏ qua nhé.
Chuẩn bị:
- Giấy nháp
- Giấy trắng
- Bút chì
- Bút màu đen
- Bút màu xanh và đỏ (tùy chọn).
Cách chơi:
1. Cắt 3 mảnh giấy thành 12 mảnh. Mỗi mảnh bạn sẽ viết các công thức sau với bút màu đen, ví dụ các mảnh giấy công thức:
- n+2
- n+3
- n+4
- n+5
2. Cắt 4 bìa giấy thành 30 thẻ trò chơi.
♠ Trên 7 tấm thẻ, bạn viết:
- TRỪ 1
- TRỪ 3
- TRỪ 5
- TRỪ 7
- CỘNG 2
- CỘNG 4
- CỘNG 10
♠ Trên mỗi tấm thẻ còn lại, bạn viết các giá trị của n, từ 1 đến 10 như:
n=1, n=2, n=5, n=4, n=7, n=6
3. Khi bắt đầu trò chơi, mỗi người chơi sẽ cần giấy nháp, bút chì và 4 mảnh giấy công thức.
4. Xáo trộn các thẻ trò chơi và úp lại.
5. Người chơi 1 sẽ lấy thẻ trò chơi đầu tiên. Nếu đây là con số, người chơi sẽ điền giá trị n vào công thức tính đầu tiên.
Ví dụ, nếu công thức của người chơi là n+2 và người đó lấy được thẻ n=5, người chơi sẽ có 5+2=7 điểm. Nếu người chơi lấy được thẻ cộng hay trừ, thì điểm số sẽ thay đổi tùy vào công thức lấy được.
6. Người thắng là người lấy được 25 điểm đầu tiên.
Bài học:
- Trẻ nhạy bén với các con số
- Tính toán nhanh nhẹn.
-
Nhân số bằng lá bài
Đây là một trong những trò chơi toán học nếu bạn muốn giúp con tìm hiểu thêm về các công thức tính nhân.
Chuẩn bị:
- Một bộ bài
- Đồng hồ
Cách chơi:
- Xáo trộn bài và lật úp lại. Mỗi người chơi sẽ lấy một số lượng bài giống nhau cho đến khi hết bài.
- Bỏ đi các bài như bồi, đầm, già, xì, mười.
- Mỗi người chơi sẽ lấy hai lá bài và lật xem các số của mình, nhân hai số với nhau và đọc to kết quả. Ví dụ, nếu trẻ lấy được hai lá bài 5 và 4, trẻ sẽ đọc 5 x 4 = 20. Còn nếu bạn lấy được hai lá 6, bạn sẽ đọc 6 x 6 = 36.
- Người có kết quả nhân lớn hơn sẽ giành được 4 lá bài.
- Sau khi kết thúc, bạn và trẻ hãy đếm số lá bài của mình, người nào nhiều bài hơn sẽ thắng.
Bài học:
- Bảng tính nhân
- Cách nhân số hàng đơn vị.
- Một bộ bài
-
Ném bóng học số thập phân
Trò chơi ném bóng rổ này sẽ vừa phát triển kỹ năng toán học vừa nâng cao tinh thần thể thao của trẻ.
Chuẩn bị:
- Rổ bóng
- Bóng ném
- Giấy
- Bút
Cách chơi:
- Đặt rổ bóng ở khoảng cách phù hợp với vị trí ném
- Người chơi sẽ cố gắng ném 10 quả bóng vào rổ
- Sau mỗi lượt ném, ghi lại kết quả
- Với kết quả đạt được, bạn dạy trẻ cách ghi lại theo tỷ lệ, ví dụ như bạn ném được 5 trên 10 quả, bạn ghi lại 5/10 là tỷ lệ thành công, và ngược lại tỷ lệ thất bại cũng là 5/10
- Bạn hãy giúp trẻ chuyển số tỷ lệ 5/10 thành số thập phân, ví dụ như 0,5 là tỷ lệ thành công khi ném bóng của bạn, và 0,5 là tỷ lệ thất bại khi ném bóng
- Nếu những con số trên khiến trẻ bối rối, bạn có thể dạy trẻ cách chuyển phân số thành số thập phân bằng cách lấy tử chia cho mẫu số.
Bài học:
- Tỷ lệ
- Số thập phân
- Phân số