Top 11 Trò nghịch phá kinh điển của tuổi học trò

Lương Duyên 6000 0 Báo lỗi

Cái thời học trò ai đã từng? Chẳng tự nhiên mà người ta nói "thứ ba học trò". Cái tuổi ô mai ấy đã tạo ra biết bao nhiêu trò quậy phá chỉ học sinh mới làm. Ấy ... xem thêm...

  1. Không phải đứa học sinh nào cũng quay bài nhưng mình dám cá là đến đứa ngoan nhất cũng phải có lần loay hoay, không hoàn toàn nghiêm túc. Quay bài là cách mà đám học trò dùng để che lấp đi sự lười biếng của mình và gọi nó bằng cái tên hoa mỹ nghệ thuật vay mượn tri thức. Quay bài có đủ loại, rất tinh vi và cũng rất khoa học. Trò mới thì dễ qua mắt hơn, cũ thì may mắn trót lọt và nguy cơ bị phát giác là cao hơn bởi chính thầy cũng đã từng là học sinh.


    Quay bài cũng có cấp độ của quay bài. Đối với đứa lâu lâu mới quay hoặc ít khi quay, mặt mày thường lấm lét, dòm ngó xung quanh, tim đập chân run, thầy chỉ cần đi qua là có biến liền. Đối tượng này rất dễ bị phát hiện nên nếu muốn hành nghề thì còn cần luyện tập thường xuyên hơn nữa và ngược lại thì nên chăm chỉ học bài. Còn đối với các cao thủ, những người có kinh nghiệm quay bài lâu năm thì cực kỳ bình tĩnh, vẻ mặt thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra dù thầy cô có đứng kế bên. Đối tượng này thường ít bị phát hiện hơn vì đã đạt đến cảnh giới "thánh quay bài".


    Người ta vẫn cứ nói rằng không quay bài, không gian lận trong thi cử và ta cũng biết rằng quay bài là không tốt, là tật xấu nhưng biết sao được nó cũng từng là kỷ niệm của biết bao đứa học trò chúng mình.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet

  2. Thời đi học, hỏi tụi học sinh nhớ gì nhất thì chắc hẳn ngoài bạn bè, thầy cô hay những giờ học trên lớp, chuyện cùng nhau ăn quà vặt trong lớp cũng là kỷ niệm khó quên lắm đấy! Ăn quà vặt trong lớp phải gọi là một cái thú hay một nét văn hóa. Nó cũng giống như cái thú chơi cây cảnh, chim cảnh của người già hay thú ngồi cà phê làm việc của một bộ phận người đi làm...

    Có khác chăng là cái thú ăn quà vặt này mọi thứ thường sẽ chỉ diễn ra ở một số thời điểm nhất định như lúc ra chơi hay hết giờ học. Cứ thử nghĩ cảnh đến trường học 5 tiết học mệt nhoài trên lớp, bỗng dưng có chút xoài xanh, ổi, cóc, bánh tráng trộn... bỏ vào miệng...

    Với đám học sinh đôi khi cũng chỉ như vậy thôi. Vừa ăn, vừa tám chuyện rôm rả với những người bạn thân về ti tỉ thứ vừa diễn ra trong trường, lớp thì thật chẳng còn gì bằng.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  3. “Nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò”. Học trò ở đâu cũng tinh nghịch và thích sáng chế nhiều trò “bá đạo”. Trong đó, vẽ bậy vào sách giáo khoa hay còn được gọi một cách hoa mĩ đó chính là: sáng tạo nghệ thuật là một trong những cách các cô cậu giết thời gian trong lớp học.


    Những cuốn sách sử, văn hay bất kỳ một cuốn sách nào có kênh hình đều có thể trở thành nạn nhân của những tay họa sỹ ngẫu hứng không chuyên. Những bức hình, bản phác thảo các tác giả, nhà khoa học, nghệ sỹ,... là nguồn cảm hứng vô hạn cho đám nghệ sỹ ấy. Những đứa có tính cẩn thận, sạch sẽ, giữ sách như vàng ngọc thì hãy dè chừng nhé! Hình là một tài nguyên hữu hạn đối với trí tưởng tượng khổng lồ của "lũ quỷ" ấy.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  4. Trong lớp, giữa tiếng giảng bài đều đều của thầy cô, các bạn chăm chú nghe giảng thì bỗng chốc chốc lại phát hiện ra một vài teen... đang “mơ về nơi xa lắm” bằng thứ tiếng quen thuộc: ò..ò. Đó là những bạn tận dụng lợi thế ngồi sau, gục mặt xuống bàn liu riu ngủ. Có những bạn tay chống cằm như nghe giảng nhưng mắt mơ màng, đầu nghiêng ngả ngủ gật.

    Bên cạnh đó, không ít bạn né tránh “đạn” của thầy cô bằng việc ngụy trang kỹ càng nhiều cách như: dựng cuốn sách trước mặt giả vờ chăm chỉ đọc sách; tay để lên trán, cúi mặt xuống bàn như đang tập trung suy nghĩ, thực chất là ngủ ngon lành....Ngoài ra còn có hàng tá những kiểu ngủ gật khác mà teen và cả thầy cô cũng chẳng còn xa lạ gì. Sức sáng tạo của teen mình trong tư thế ngủ gật trong lớp quả là "pừ rồ".


    Ngủ gật đối với học sinh là câu chuyện thường nhật. Ngủ gật cũng cần phải có sự khéo léo và tinh tế. Cần khéo léo để che dấu và tinh tế nếu không muốn làm thằng hề của hội bạn thân. Nếu sự che dấu không thành, có thể bạn sẽ phải viếng thăm nhà vệ sinh hoặc lên phòng trà ngồi chơi. "Nhưng buồn ngủ đâu phải lỗi tại em!", mình hiểu mà. Rất nhiều câu chuyện hài hước xoay quanh việc ngủ gật của học sinh khiến ta cười ra nước mắt. Những hình dáng ngủ gật bá đạo nhất của hắn trời chỉ ban cho có một lần và bạn nghĩ thử xem liệu đám bạn của hắn có để yên cho qua?

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  5. Không chỉ thích đặt biệt danh cho nhau, các teen còn gán cho thầy cô những biệt danh vô cùng quái chiêu do mình nghĩ ra. Những biệt danh ấy đôi lúc khiến khoảng cách giữa thầy và trò trở nên ngắn lại nhưng đôi khi cũng gây ra những hậu quả tiêu cực. Chúng bạn cho rằng thầy cô cũng cần có nickname và thế là một loạt các nickname được áp cho thầy cô theo cách thuyết phục mà cả đám cười to nhất. Những tên hiệu ấy tất nhiên không mấy dễ nghe nhưng được sử dụng ngầm nào ai biết.


    Biệt danh là một cách gọi thân thương dành cho người mà mình quý mến. Vì thế, sẽ không có gì xấu nếu chúng ta gọi thầy cô bằng tất cả lòng tôn kính và sự yêu thương của mình. Tuy nhiên, nếu dựa vào khuyết điểm để đặt những biệt danh quái chiêu cho thầy cô thì đó là một việc làm vô lễ và đáng lên án. Vì thế, đừng gọi thầy cô một cách thiếu tôn trọng như vậy, và đừng biến thầy cô thành đối tượng của những trò đùa ấy. Hãy tri ân người đã có công dạy dỗ mình bằng những tên gọi thật kính yêu và trìu mến nhé!

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  6. Điều đáng sợ nhất đối với học trò chính là kiểm tra bài cũ. Ai cũng từng "quên" học bài cũ ít nhất một lần, nhưng giáo viên thì vẫn cứ kiểm tra bài cũ hằng ngày. Vậy làm sao để trốn tránh hiện thực tàn nhẫn này? Cách tốt nhất là: Đừng nhìn vào mắt giáo viên. Nhìn thẳng vào mắt giáo viên là nguy cơ bị gọi lên đến một nghìn phần trăm.


    Cô gọi lên bảng, cô gọi phát biểu bí kíp hữu hiệu được "lũ quỷ" truyền tai nhau đó là cúi đầu, vờ đọc sách chăm chỉ và lảng tránh ánh mắt chờ đợi như cọp rình mồi của cô. Đặc biệt là với môn văn, đừng dại gì mà ngẩng đầu lên khi cô gọi đọc thuộc lòng nguyên một bài thơ dài đến cả trăm dòng nhé!

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  7. "Tôi thích ông lâu lắm rồi từ cái nhìn đầu tiên nhưng bây giờ mới dám thổ lộ, ông đừng nói cho ai nghe nha". Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện 1 bức thư được cho lá thư tỏ tình của học sinh Tiểu học với bạn cùng lớp trong giờ học. Kết quả, cô nhóc lớp 4 đã gửi thư thành công cho bạn nam nhưng trong lúc cậu bé giấu thư lại bị giáo viên chủ nhiệm phát hiện.


    Đang rối tung lên vì học hành mà cứ phải là cái địa chỉ trung gian là máy tự động 2 chiều cho anh chị ấy nhắn gửi yêu thương là lời than mà những đứa được nhờ truyền thư tình rên rỉ. Hai bạn cảm nắng, cảm mưa nhau gì đó thì làm ơn để sau giờ học nhé! Thầy mà bắt được là một dây chuyền phải ngừng sản xuất đó.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  8. Bất cứ nơi nào và khi nào có sự xuất hiện của nhiều hơn một người nhất định sẽ có tình trạng người sớm, kẻ muộn. Đó là một thực tế của sự tồn tại của con người. Càng nhiều người, càng có nhiều cơ hội xảy ra sự chậm trễ. Sự chậm trễ, muộn giờ đối với học sinh có lẽ là căn bệnh kinh niên, khó chữa.


    Đủ các chiêu trò mà đám học trò có thể nghĩ ra. Khi từ tốc phi đến lớp sau giấc ngủ đến "9 con sào", đảm bảo não bạn hoạt động nhanh hơn dẫn đến kế sách cũng nhiều hơn, hệ thống hơn và chuyên nghiệp hơn. Bước một, cửa ái bác bảo vệ, đơn giản thôi mà, bật tường. Bước hai, lẻn vào lớp, chứ còn gì nữa, đi giật lùi. Và đó là lý do tại sao người ta gọi "lũ quỷ".

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  9. Trả bài cũ đầu mỗi tiết học của thầy cô giáo thường khiến cho một bộ phận học sinh khiếp sợ, ngán ngẫm. Thầy cô càng trả bài nhiều, học sinh càng chán môn học, nhất là các môn xã hội bởi nó tạo nên một áp lực học tập vô cùng lớn cho học trò. Tuy nhiên, việc trả bài này không phải bao giờ cũng mang lại hiệu quả đích thực. Và thế là một loạt các cách nhắc bài cho nhau của học sinh ra đời.


    Đoán khẩu hình cũng là một năng khiếu. Đứa nào có khả năng đoán tốt thì coi như kiểm tra bài cũ dễ như ăn cơm vậy. Việc của bạn chỉ là lên bảng và nhìn xuống lớp (nhớ đảo mắt đôi lần để tránh bị phát hiện nhé) việc còn lại cứ để những đứa học bài rồi lo. Chỉ khổ cho những đứa đã không học bài lại cũng không hiểu được đứa ngồi dưới nhắc gì. Và thế là một loạt những câu chuyện dở khóc dở cười được sinh ra.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  10. Chắc hẳn ai cùng từng chơi trò âm thầm dán những mẩu giấy viết dòng chữ: "Tôi bị điên", "Hãy đánh tôi đi", "Hãy cho tôi rác", hoặc là nạn nhân của trò này rồi đúng không? Cảm giác bị mọi người cười mà không biết lý do vì sao chắc "ức chế" lắm đấy nhỉ? Chia sẻ của một bạn nam học sinh trường THPT như sau: “Con trai lớp mình rất hay dùng giấy nhớ trêu các bạn nữ. Trong giờ học chán quá, để xả stress thì tụi mình lại nghịch ngợm với nhau như vậy. Trên giấy sticker, mình viết những dòng chữ chẳng hạn như: I’m Pig (tớ là heo), Sale off (Hàng giảm giá), 100$,… "Nạn nhân" thường bị đánh lừa không biết gì, cả lũ cũng tỉnh bơ coi như không. Chỉ cho tới khi "nạn nhân" đi tới đâu bị cười tới đó thì mới biết mình bị dán giấy sticker lên lưng. Cả lớp được "mẻ" cười rất vui.”


    Trò chơi dán giấy lên lưng bạn này đơn giản, đem lại nụ cười cho mọi người. Tuy nhiên, chơi trong lớp học sẽ làm ảnh hưởng tới cả lớp. Do vậy, chỉ nên chơi vào giờ giải lao. Chưa kể, nhiều bạn còn đùa quá đáng khi viết những dòng chữ nhạy cảm lên giấy rồi dán lên lưng các bạn nữ khiến nhiều bạn phát khóc đó nha!

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
  11. Dưới ghế ngồi của bạn nguy cơ có rất nhiều vật “nguy hiểm” gây hại tới cái quần. Nhiều teen thích trêu bạn bè bằng cách dùng phấn vẽ dưới ghế để nạn nhân ngồi lên và bị dính vào quần. Quần đồng phục nếu bị dính phấn thì rất khó xóa sạch. Báo hại "nạn nhân" kêu oai oái mà không biết làm thế nào.


    Không ít teen còn thích đùa quá đáng hơn. Đợi lúc bạn đứng lên phát biểu và ngồi xuống thì để ngay chiếc compa thẳng đứng dưới ghế, làm không ít bạn đau "thấu ông trời"! Một vài tình huống chẳng ai ngờ tới như có bạn còn bị chảy máu hay do ngồi quá mạnh nên chiếc compa cắm chặt vào mông phải nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Thật buồn là khi bạn đang nhăn nhó vì đau thì lũ bạn đằng sau lại được trận cười hả hê.

    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet
    Ảnh minh họa - nguồn internet



Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy