Top 9 Truyện ngắn hay nhất của nhà văn O. Henry
O. Henry (tên thật là William Sydney Porter, 1862–1910) là nhà văn nổi tiếng người Mỹ .Truyện ngắn của ông nổi tiếng là dí dỏm, dễ hiểu, giàu tình cảm và luôn ... xem thêm...có những cái kết bất ngờ một cách khéo léo. Bạn cũng yêu các tác phẩm của nhà văn O. Henry. Vậy bạn có biết truyện ngắn nào là hay nhất của nhà văn chưa? Nếu chưa, hãy cùng Toplist điểm qua một vài tác phẩm ý nghĩa và hay nhất của ông nhé!
-
Truyện được viết vào năm 1906. Câu chuyện nói về Thái tử của xứ Valleluna, một chàng trai trẻ và câu chuyện của anh ta.
Tóm tắt ngắn gọn câu chuyện:
- Mở đầu câu chuyện với hình ảnh Thái tử xứ Valleluna là một người đàn ông tuyệt vời, có mọi thứ trên đời bất cứ khi nào ông muốn, nhưng ông lại ăn mặc rách rưới, diện mạo lôi thôi và ngồi trên một băng ghế tồi tàn trong công viên. Và rồi ông gặp một chàng trai trẻ - một chàng trai gặp vấn đề với chiếc đồng hồ và cô gái của đời mình. Trông chàng chán nản đến lạ. Vị Thái tử nhân hậu muốn giúp anh ta, nhưng ôi không, anh chàng không muốn. Vị Thái tử đã phải dùng mọi cách để thuyết phục anh chàng kể về câu chuyện của mình. Và rồi, mọi chuyện sáng tỏ. Chàng đã cầu hôn một cô gái, nhưng cô ấy lại cho chàng câu trả lời: đợi cô treo một chiếc khăn vào khung cửa sổ giữa của tầng trên cùng, khi đó cô sẽ lấy anh. Còn không, câu trả lời sẽ là hãy quên cô ấy đi. Và giờ đã là 9 giờ. Chàng trai rời khỏi công viên trong vô vọng. Nhưng rồi, ô kìa, chiếc đồng hồ trên nóc tháp đối diện công viên đã chạy nhanh nửa giờ. Chàng trai trẻ chạy như bay về phía khung cửa sổ trên cùng vẫn còn sáng đèn.
- Sáng hôm sau, người ta thấy Mike bị nghiện - một gã nghiện là bạn thân của công viên trong suốt hai mươi năm đang nằm mê mệt trên một băng ghế trong công viên. Hai người cảnh sát đã đánh thức vị Thái tử Valleluna đang say trong giấc nồng thức dậy...
Để cảm nhận rõ hơn ý nghĩa nhân văn mà tác giả muốn gửi gắm, các bạn nên tìm đọc truyện ngắn này trên trang Việt Nam thư quán.
-
Là một câu chuyện được lấy bối cảnh đời thực của New York. Truyện ngắn được in trong tập "The Four Million", xuất bản năm 1906. Câu chuyện kể về cuộc hẹn hai mươi năm sau của hai người bạn, Jimmy Well và Silky Bob.
Sau hai mươi năm, ai rồi cũng sẽ khác. Jimmy trở thành một viên cảnh sát, và trớ trêu thay, người bạn của ông ta lại là một tên tội phạm bị truy nã ở Chicago. Mọi chuyện diễn ra thế nào, xin mời các bạn tìm đọc truyện ngắn này của O. Henry để rõ hơn nội dung của nó.
"Sau hai mươi năm" là một trong những truyện ngắn được yêu thích nhất của O. Henry. -
Truyện ngắn được xuất bản lần đầu vào tháng 8 năm 1904 trong tờ "The New York World". Sau đó, nó được in lại trong tập "The Four Million" vào năm 1906. Truyện ngắn này được các nhà phê bình, ngay cả những người nghiêm khắc nhất đánh giá rằng đây là một trong những truyện ngắn có giá trị văn học nhất của O. Henry.
Câu chuyện kể về một căn phòng tiện nghi nhất trên đời, với những "tấm thảm xơ xác, với những dấu tay trẻ con in lên tường, những vết bẩn vương vãi; bàn ghế, giường tủ bị đẽo gọt và trầy trụa,..." Đó là căn phòng vô cùng "tiện nghi" theo như lời bà chủ cho thuê nó - bà Purdy. Một anh thanh niên đã thuê căn phòng này, với hy vọng tìm được người phụ nữ mà anh yêu nhất. Anh nằm xuống tấm thảm, và anh nghe đâu đó thoang thoảng mùi mignonette - mùi đặc trưng của cô, người phụ nữ mà anh yêu nhất. Anh cố gắng tìm kiếm sự tồn tại của cô trong căn phòng, nhưng vô vọng.
Một lần nữa, anh tìm đến bà Purdy để kiểm chứng và hy vọng rằng cô đã từng thuê căn phòng này, nhưng không. Câu trả lời của bà chủ nhà là không có cô gái xinh xắn nào có cái bớt trên lông mày trái cả. Anh thanh niên tuyệt vọng. Tối đó, như thường lệ, bà Purdy uống bia tại một góc nơi các bà chủ nhà tụ họp với nhau. Bà đã kể với người bạn của mình rằng, mình thật thông minh khi cho thuê được căn phòng trên tầng ba bởi một anh thanh niên - nơi mà một cô gái với cái bớt trên lông mày trái đã tự tử bằng ga thắp đèn trên giường...
-
"Một cuộc đổi đời" xuất hiện lần đầu trên "Tạp chí Cosmopolitan" vào tháng 4 năm 1903. Truyện ngắn này được cho là dựa trên trải nghiệm thực tế của tác giả, sau khi ông ra tù.
Nhân vật chính của truyện ngắn này là Jimmy Valantine. Anh ta là một kẻ trộm tài ba, người có thể mở được bất kỳ ổ khóa nào, cho dù là ổ khóa khó nhất. Sau vài phi vụ sau khi ra tù, Jimmy đến thị trấn Elmore, bang Arkansas. Tại đây, anh đã phải lòng với một cô gái - con của một ông chủ ngân hàng. Jimmy đổi tên thành Ralph D. Spencer, mở một hiệu đóng và bán giầy. Anh quyết định sẽ lập nghiệp tại đây để có thể lấy được con gái của ông chủ ngân hàng - cô Annabel Adam, về làm vợ. Trong lúc này, thanh tra Ben Price đã đánh hơi được dấu vết của anh, và quyết định đến Elmore để bắt anh về tù một lần nữa.
Trong buổi khoe về chiếc tủ sắt mới toanh có thể ngăn cản được mọi kẻ trộm của ông chủ ngân hàng, một sự cố đã xảy ra. Một cô bé nhỏ đã bị nhốt trong chiếc tủ, và chiếc tủ sắt không tài nào mở ra được. Thanh tra Ben đã đến trước cửa ngân hàng, đang lựa chọn thời cơ để bắt bằng được tên trộm khét tiếng. Mọi suy nghĩ lóe qua đầu Jimmy, và anh quyết định để lộ thân phận của mình. Anh đã cứu cô bé nhỏ khỏi chiếc tủ sắt, sau đó đi về phía vị thanh tra. Anh chấp nhận bị bắt. Nhưng thanh tra Ben lại nhìn anh một cách kỳ lạ và nói: "Ông đã nhầm rồi..." Và rồi, vị thanh tra quay đi, "bước dọc theo hè phố, nơi có một chiếc xe ngựa đang chờ sẵn."
-
Đây là chuyện ngắn được nhiều người nhận định như "một câu chuyện cổ tích". Tài hoa tả cảnh tuyệt vời của O. Henry đã được thể hiện vô cùng đặc sắc trong truyện ngắn này: đó là "niềm vui thú của những dãy rừng thông nghiêng nghiêng đầy bóng tối, vẻ chững chạc của những dốc núi khô cằn, những buổi chiều mơ màng vàng rực", hoặc là tiếng chảy và mùi hương hoang sơ của dòng suối, tiếng kêu lảnh lót của chú chim sơn ca,...
Truyện này rất thích hợp để đọc tham khảo nếu bạn muốn nâng cao khả năng ngữ văn của mình trong miêu tả.
-
Một câu chuyện pha trộn giữa nhiều yếu tố: hoang sơ, ngang tàng, đầy khí phách anh hùng và tràn ngập lòng nhân hậu, sự nhân văn cao cả. Truyện được xuất bản lần đầu trong tờ New York World ngày 20 tháng 12 năm 1903.
Câu chuyện kể về một cô bé Lena, một anh chàng đưa thư Fritz Bergmann. Anh chàng đưa thư đã vượt qua mọi hiểm nguy, đối mặt với bọn cướp để mang được lá thư cầu cứu của cô bé Lena về nhà cho mẹ cô. Anh được bọn cướp cho một cái xe la, và thình lình, khi anh đến nhà Lena, ba mẹ cô bé và anh phát hiện ra cô bé đang nằm ở toa sau của chiếc xe. Cô bé nói: hoàng tử trẻ và bạn của anh ta đã đến cứu cô. Hoàng tử đó là ai, và tại sao cô bé lại có thể lên được tia sau của chiếc xe, đó vẫn là câu đố đối với mọi người dân của trấn Fredericksburg - nơi mà gia đình Lena sinh sống.
-
Đây được cho là một trong những truyện ngắn về Giáng sinh hay nhất mọi thời đại. Truyện kể về những thách thức của một cặp vợ chồng trẻ nghèo khi mua quà Giáng sinh một cách bí mật cho nhau. Đôi vợ chồng trẻ đã hy sinh những thứ quý giá của mình để mua quà tặng nhau. Cô vợ cắt đi mái tóc đẹp của mình để bán lấy tiền mua tặng chồng một chiếc dây đeo đồng hồ vì đồng hồ của anh không có dây. Còn anh chồng là bán chiếc đồng hồ của mình để mua cặp tóc tặng vợ. Cuối cùng khi hai người gặp nhau để tặng quà thì cô vợ không còn mái tóc dài đẹp để cặp tóc và chồng thì không còn chiếc đồng hồ để đeo dây. Và họ bắt đầu bữa tối cùng nhau với niềm hạnh phúc vì những món quà bất ngờ như vậy.
Truyện ngắn được in lần đầu vào tháng 4 năm 1906, sau đó nhanh chóng trở thành một trong những truyện ngắn về Giáng sinh được yêu thích ở phương Tây, và cứ đến mỗi dịp Giáng sinh, nó sẽ được kể lại. Bạn có thể tìm đọc câu chuyện này vào dịp Giáng sinh, nó sẽ rất thích hợp đấy!
-
"Chiếc lá cuối cùng" (tiếng Anh: The Last Leaf) là một truyện ngắn của nhà văn người Mỹ O. Henry được xuất bản lần đầu vào năm 1907 trong tập truyện The Trimmed Lamp and Other Stories. Truyện ngắn đã được đưa vào sách giáo khoa của nhiều nước để giới thiệu văn học nước ngoài.
Truyện lấy bối cảnh ở khu Greenwich Village, Manhattan, thành phố New York, Hoa Kỳ. Sue và Johnsy là hai nữ họa sĩ trẻ sống trong một khu nhà trọ. Cụ Behrman là một họa sĩ già cũng sống ở đó, cả đời cụ khao khát vẽ được một kiệt tác nhưng chưa thực hiện được.
Mùa đông năm ấy, Johnsy bị bệnh viêm phổi rất nặng. Bệnh tật khiến cô tuyệt vọng và nghĩ rằng khi chiếc lá thường xuân cuối cùng rụng xuống là sẽ là lúc cô lìa đời. Sue vô cùng lo lắng và hết lòng chạy chữa cho bạn nhưng vô ích, Johnsy vẫn bi quan như vậy. Biết được ý nghĩ điên rồ đó của Johnsy, cụ Behrman ban đầu mắng um lên nhưng sau đó lại âm thầm thức suốt đêm mưa gió bão bùng để vẽ chiếc lá thường xuân.Chiếc lá cuối cùng giống như thật. Nó đã không rụng trong đêm bão lớn khiến Johnsy suy nghĩ lại, cô hi vọng và muốn được sống, được sáng tạo. Johnsy từ cõi chết trở về nhưng cụ Behrman lại chết vì bệnh viêm phổi sau đêm sáng tạo kiệt tác chiếc lá cuối cùng để cứu Johnsy. Sue lặng lẽ đến bên Johnsy báo cho bạn về cái chết của cụ Behrman và bí mật của chiếc lá cuối cùng.
"Chiếc lá cuối cùng" thấm đẫm tinh thần nhân đạo và cái nhìn đầy độ lượng, thương cảm, lạc quan của O' Henry đối với con người và cuộc sống.
-
Tên cớm và bản thánh ca nằm trong tuyển tập truyện ngắn “Chiếc Lá Cuối Cùng” của O' Henry. Câu chuyện sẽ làm chúng ta cười ra nước mắt bởi gần như cả diễn biến câu chuyện xoay quanh Xopy - một chàng trai chỉ mong muốn những “tên cớm” tóm cổ mình quẳng vào nhà tù. Anh ta cố gắng phạm lấy một tội nào đó nhẹ thôi để có thể ngồi tù trong suốt thời gian mùa đông để tránh rét vì Xopy là một gã vô gia cư, không có nhà.
Để mau chóng bị bắt, Xopy cố gắng phạm tội ngay trước mặt cảnh sát. Anh bước vào một nhà hàng sang trọng ăn quỵt một bữa cho no bụng nhưng không thành công khi tên sếp ở nhà hàng đã đuổi anh ra trước khi anh có thể thực hiện được ý định vì phát hiện ra vẻ ngoài nghèo túng của anh. Sau đó anh cố tình làm vỡ cửa kính của một cửa hàng và đứng đó để đợi cảnh sát tới bắt nhưng cảnh sát tới và chẳng thèm để ý đến anh vì nghĩ rằng chẳng có kẻ nào ngốc đến nỗi làm vỡ kính cửa hàng người ta rồi đứng ngây ra đó để bị bắt cả.Rồi anh dùng đủ mọi cách, cố tỏ ra điên khùng, gây mất trật tự công cộng hay giả làm một tên ghẹo gái dâm ô chỉ mong sao các anh cảnh sát đến bắt mình dùm. Nhưng không được, anh vẫn không bị bắt. Chỉ đến khi, anh quay về lại công viên, đi ngang qua giáo đường nhỏ, anh nghe thấy giai điệu của một bài thánh ca. Chính lúc này, anh mới nhận ra mơ ước "muốn vào tù" chỉ là vô nghĩa, điên rồ. Anh ta quyết định sẽ đi xin việc làm, làm việc một cách chăm chỉ để thay đổi hoàn cảnh của mình. Nhưng đúng lúc đó thì một “tên cớm” đã đứng ngay sau và tóm lấy anh vì nghi ngờ anh là ăn cắp. Và anh bị xử ba tháng tù.
Thông qua truyện ngắn này, O' Henry đang cố gắng bộc lộ cho mọi người thấy một ước mơ nhân đạo. Đó là mong mỏi xã hội sẽ không còn bất công nữa, ngay khi con người quyết tâm cải hướng làm lại từ đầu, muốn được lao động chân chính để vươn lên hoàn cảnh thì bị đẩy vào con đường tù tội.