Top 13 Loại bệnh dễ lây nhiễm nhất
Trong số các bệnh truyền nhiễm, có bệnh chữa khỏi nhưng cũng có những bệnh không chữa khỏi; có bệnh đã có vac xin phòng ngừa và cũng có bệnh đề phòng được bằng ... xem thêm...các biện pháp đơn giản như thay đổi thói quen, lối sống, uống thuốc… Sau đây Toplist.vn xin thống kê những loại bệnh dễ lây lan nhất theo thứ tự từ cao đến thấp, tuy có những bệnh tỷ lệ mắc không cao và cũng không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khả năng lây truyền của nó là khá cao.
-
Bệnh cúm
Cúm là một căn bệnh dễ lây truyền nhất. Bệnh được truyền nhiễm qua đường hô hấp cấp tính, dễ gây thành dịch lớn, gây thiệt hại sức lao động của con người và làm tiêu tốn một số lượng lớn thuốc điều trị. Tác nhân gây bệnh là virus cúm Influenza đã được mô tả là có khả năng gây ra những vụ dịch lớn. Virus cúm lây qua các chất bài tiết từ đường hô hấp khi ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc gián tiếp qua các vật dùng chung như tiền bạc, khăn lau, đồ chơi…
Virus cúm gồm 3 type A, B, C nhưng thường gây ra đại dịch là type A. Nhân loại đã từng chứng kiến nhiều vụ dịch do virus cúm A gây ra như H3N2 (1977), H9N2 (1999), H7N7 (2003), H5N1 (2003-2006) và gần đây nhất là H5N6. Khi mắc bênh, người bệnh có những triệu chứng điển hình như sốt, ho, nhức đầu, đau cơ dấn đến kiệt sức, thậm chí có thể suy hô hấp và tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh được điều trị chủ yếu bằng các loại thuốc kháng virus. Hiện tại, bệnh đã có văc xin phòng ngừa với hiệu quả đạt khoảng 50 - 80%.
-
Bệnh đau mắt đỏ
Bệnh đau mắt đỏ là một bệnh viêm kết mạc cấp tính thường do Adenovirus hoặc một số vi khuẩn như liên cầu, phế cầu, tụ cầu gây ra. Đây là một bệnh diễn tiến cấp tính, dễ lây thành dịch lớn. Trong gia đình có người đau mắt đỏ, nếu không biết cách phòng tránh thì cả nhà cũng bị luôn. Bệnh lây lan qua việc tiếp xúc với người bị bệnh thông qua đường hô hấp, nước mắt, nước bọt, sử dụng chung khăn tắm, thậm chí chỉ cần bắt tay cũng có thể lây…
Triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ bao gồm viêm đỏ ở kết mạc mắt, mắt có nhiều gỉ ghèn, sưng nề mi mắt, đau nhức mắt, có cảm giác cộm mắt, trường hợp nặng có thể sốt, đau họng, ho. Bệnh diễn tiến lành tính, được điều trị khỏi bằng các thuốc kháng sinh và kháng viêm qua hình thức uống, nhỏ mắt, tra mắt. Để phòng tránh bệnh, cần hạn chế đi lại ở những nơi đông người khi có dịch, hạn chế đưa tay dụi mắt, hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh. Đồng thời, thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa mắt và tra mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
-
Bệnh sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm do nhiễm siêu vi cấp tính, bệnh biểu hiện bằng hội chứng nhiễm trùng, viêm long ở kết mạc mắt, đường hô hấp, đường tiêu hóa và phát ban đặc trưng. Khi phát bệnh, dưới da người bệnh có những nốt nhỏ như mụn rôm và có màu đỏ tím. Chính vì vậy mà bệnh này còn được gọi là bệnh ban đỏ. Tác nhân gây bệnh là siêu vi rút sởi thuộc họ Paramycoviridae. Bệnh dễ lây lan và dễ phát triển thành dịch. Bệnh lây qua đường hô hấp khi nói chuyện, chảy nước mũi, ho, khạc đàm.
Lứa tuổi dễ mắc bệnh nhất là trẻ em từ 2 đến 6 tuổi, do chưa có kháng thể với bệnh sởi. Các triệu chứng của bệnh sởi là sốt, ho, đau đầu, sổ mũi, phát ban toàn thân. Bệnh có thể gây ra các biến chứng như viêm não, viêm phổi, viêm tai mũi họng…Điều trị bệnh chủ yếu là để hỗ trợ như: giảm đau, hạ sốt, giảm ho, thở oxy…Có một điều thú vị là cơ thể người sẽ tự sản xuất kháng thể đối với bệnh sởi sau khi mắc bệnh. Vì vậy, nếu người nào đã từng một lần mắc bệnh sởi thì lần sau sẽ không bị mắc lại bệnh nữa. Hiện tại, Bộ y tế đã có chương trình tiêm chủng mở rộng trên toàn quốc, tiêm văc xin phòng bệnh sởi cho trẻ em.
-
Bệnh quai bị
Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do các siêu vi trùng gây ra. Siêu vi này thuộc gia đình họ Paramyxoviridae. Đặc trưng của bệnh quai bị là sưng đau tuyến nước bọt, chủ yếu là tuyến nước bọt sau tai, nếu bệnh nặng có thể kèm theo viêm tuyến sinh dục, viêm tuỵ, viêm màng não và một số cơ quan khác.
Bệnh thường hay gặp ở trẻ em hơn người lớn. Bệnh cũng thường lây truyền trực tiếp qua chất tiết vùng mũi họng do người bệnh ho hoặc hắt hơi. Ở Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh quai bị tương đối cao, chiếm khoảng 12% dân số. Hiện tại, ngành Y tế đã có văc xin chủng ngừa bệnh với tác dụng bảo vệ đạt tới 75 - 95%.
-
Bệnh lao
Bệnh lao là một căn bệnh nguy hiểm mà loài người đã biết từ rất lâu. Bệnh bùng nổ từ thế kỷ 18 tại nước Anh và cho đến nay nó vẫn là mối lo ngại của nhân loại. Hiện tại, bệnh ảnh hưởng đến 1/3 dân số trên thế giới với 9 triệu ca mới mắc bệnh và khoảng 1,5 triệu người tử vong mỗi năm, chủ yếu ở các nước đang phát triển.
Bệnh lao lan truyền qua các giọt nước trong không khí từ chất tiết thải ra khi ho, chảy nước mũi, nói chuyện hay khạc nhổ của người nhiễm vi khuẩn lao. Tuy đường lây là đường hô hấp nhưng do thời gian sinh sản và phát triển của vi khuẩn lao khá chậm chạp nên tốc độ lây lan của bệnh cũng diễn ra chậm và bệnh ít gây thành đại dịch khẩn cấp. Hiện nay, bênh nhân Việt Nam đã được hỗ trợ điều trị miễn phí cho người bệnh với phác đồ điều trị kéo dài 6 tháng. Trong chương trình tiêm chủng y tế mở rộng trong toàn quốc cũng đã có văc xin tiêm ngừa bệnh lao cho trẻ em.
-
Bệnh viêm gan siêu vi B
Viêm gan siêu vi cấp là loại bệnh do những loại virus có ái tính với tế bào gan gây nên. Trong đó, virus viêm gan B được quan tâm hơn hẳn vì khả năng và mức độ lây lan của nó cao hơn những virus khác, tỷ lệ người nhiễm bệnh cũng cao hơn những nhóm viêm gan siêu vi còn lại. Ở Việt Nam có khoảng 20% dân số mắc viêm gan B, đây là nguyên nhân gây ra hơn 80% các ca bệnh về gan và ung thư gan. Bệnh lây truyền qua đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.
Bệnh có triệu chứng không rõ ràng như mệt mỏi, rối loạn tiêu hoá, vàng da nhẹ, đau nhẹ vùng gan. Người bệnh nếu không đi khám xét định kì sẽ khó phát hiện ra mình bị bệnh, nên dễ lây lan cho nhiều người khác. Phác đồ điều trị bệnh còn hạn chế, chủ yếu là ngăn chặn sự sinh sôi của virus. Hiện tại, bệnh Viêm gan siêu vi B đã có văc xin phòng ngừa trong chương trình tiêm chủng y tế quốc gia tại Việt Nam.
-
Bệnh HIV/AIDS
Căn bệnh HIV/AIDS này giờ đây không còn là vấn đề gì xa lạ đối với con người. HIV là tên một loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người còn AIDS là giai đoạn cuối của sự nhiễm HIV. Bệnh được phát hiện năm 1981 tại Mỹ trong những đối tượng là người đồng tính nam. Sau đó, bệnh đã phát triển rất nhanh và lan tràn khắp tất cả các châu lục. HIV/AIDS lây lan qua 3 con đường chính là đường máu, đường tình dục và từ mẹ sang con.
Hầu hết những người nhiễm HIV nếu không được chữa trị sẽ tiến triển sang giai đoạn AIDS. Người bệnh thường chết do nhiễm trùng cơ hội hoặc do các bệnh ác tính liên quan đến sự giảm sút của hệ thống miễn dịch. HIV tiến triển sang AIDS theo một tỷ lệ biến thiên phụ thuộc vào sự tác động của các virus, cơ thể vật chủ, và yếu tố môi trường; hầu hết sẽ chuyển sang giai đoạn AIDS trong vòng 10 năm sau khi nhiễm HIV: một số trường hợp chuyển rất sớm, một số lại lâu hơn.
Tuy bệnh không thể chữa khỏi và cũng không có vắc-xin chủng ngừa, nhưng điều trị bằng thuốc kháng virus (ARV) có thể làm chậm tiến trình của bệnh và kéo dài tuổi thọ của người bệnh thêm 8-12 năm, thậm chí lâu hơn nếu uống đều đặn và đủ liều. Thuốc kháng HIV cần phải được uống mỗi ngày, nếu không thì virus có thể nhanh chóng vượt khỏi kiểm soát và trở nên kháng thuốc. Ngay cả khi HIV chuyển sang giai đoạn AIDS với những triệu chứng đặc trưng, thì việc điều trị bằng kháng retrovirus cũng có thể kéo dài tuổi thọ của bệnh nhân ước tính trung bình là hơn 5 năm. Trong khi đó, nếu không điều trị bằng kháng retrovirus thì bệnh nhân AIDS thường sẽ chết trong vòng 1 năm. -
Bệnh ghẻ
Bệnh ghẻ là một loại bệnh gây ra do một loại ký sinh trùng có tên là cái ghẻ. Bệnh biểu hiện ra bên ngoài là các mụn nước nhỏ, thường xuất hiện ở kẽ tay, cổ tay, bụng hay mặt trong của đùi. Ở trẻ nhỏ còn xuất hiện ở mặt, lòng bàn tay, bàn chân, mông… Bệnh gây ngứa nhiều, nhất là vào ban đêm. Bệnh lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc gián tiếp qua sử dụng chung quần, áo, chăn, màn, chiếu, gối…
Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ngứa ngáy, khó chịu, mất thẩm mỹ do có thể biến chứng thành chàm, mụn mủ, vết loét bội nhiễm trên da… Để điều trị bệnh, cần đến chuyên khoa da liễu. Để tránh bị lây lan, cần tổng vệ sinh giường chiếu, tẩy sạch áo quần người bệnh để diệt cái ghẻ.
-
Bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết là loại bệnh truyền nhiễm thành dịch do một loại virus gây nên. Bệnh lây truyền gián tiếp thông qua một loại muỗi có tên là a - nô - phen, tên gọi khác là muỗi vằn. Dịch sốt xuất huyết có chu kỳ gây bệnh từ 3 đến 5 năm. Theo thống kê của WHO, có hơn 2,5 tỷ người, tương đươcng với 30% dân số thế giới và hơn 100 quốc gia luôn phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết. Do thói quen không ngủ không mùng màn nên con người dễ bị mắc bệnh.
Việt Nam khá thành công trong việc giảm thiểu số ca tử vong do bệnh sốt xuất huyết gây ra. Tuy nhiên, bộ Y tế vẫn chưa cải thiện được số trường hợp mắc sốt xuất huyết hàng năm. Việc điều trị bệnh chủ yếu vẫn là hỗ trợ y tế và điều trị triệu chứng. Hiện chưa có văc xin phòng bệnh sốt xuất huyết.
-
Bệnh lậu
Bệnh lậu được xếp vào loại bệnh xã hội, bệnh phổ biến lây truyền qua đường tình dục. Bệnh do cầu khuẩn lậu gây ra. Bệnh lây từ người nhiễm sang người lành chủ yếu thông qua hoạt động tình dục không an toàn. Vì vậy, bệnh thường gặp ở các đối tượng phụ nữ mại dâm, người có nhiều bạn tình và người đồng tính. Bệnh cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con qua nước ối, qua quá trình sinh nở hoặc qua việc trẻ tiếp xúc và gần gũi với người mẹ bị mắc bệnh.
Bệnh lậu biểu hiện bằng các triệu chứng như đi tiểu đau, nước tiểu có mủ, sưng đau ở cơ quan sinh dục, cơ thể mệt mỏi, có thể bị sốt và nổi hạch gần cơ quan sinh dục. Bệnh lậu có thể được điều trị khỏi bằng các thuốc kháng sinh. Khi mắc bệnh lậu, người bệnh cần đến chuyên khoa da liễu và cần điều trị cho cả bạn tình để tránh bị tái nhiễm.
-
Bệnh chân, tay, miệng
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm gây ra bởi virus. Có hai loại virus gây bệnh chính là Coxsackievirus và Enterovirus. Mỗi loại virus có đặc điểm dịch tễ, phân bố ảnh hưởng chủ yếu theo vùng và từng năm khác nhau. Đây là bệnh truyền nhiễm có thể lây lan bùng phát thành dịch. Nhìn chung, năm nào xảy ra dịch tay chân miệng với chủng Enterovirus ưu thế sẽ có nhiều biến chứng nặng nề hơn.
Đối tượng thường gặp của bệnh là nhóm trẻ dưới 3 tuổi. Ở giai đoạn này, trẻ bắt đầu biết bò, trườn, đi, tập ăn dặm... nên tiếp xúc nhiều với môi trường xung quanh. Đến lúc đi trường mẫu giáo, trẻ sinh hoạt cùng với các trẻ đồng trang lứa, nguy cơ lây nhiễm thuận lợi hơn. Đây chính là điều kiện gây bùng phátdịch tay chân miệng ghi nhận hằng năm. Ở trẻ nhũ nhi dưới 6 tháng do còn bú sữa mẹ, còn được nhận kháng thể chống bệnh tật từ mẹ và trẻ lớn trên 5 tuổi, có hệ miễn dịch phát triển tương đối hoàn thiện, khả năng mắc bệnh giảm dần.
Bệnh tay chân miệng ở trẻ được ghi nhận xảy ra quanh năm. Tuy nhiên, hai mốc thời gian từ tháng 2 đến tháng 4 và từ tháng 9 đến tháng 12 được quan sát thấy tần suất bệnh cao hơn hẳn, nhiều ổ dịch bùng phát, nhiều ca có biến chứng nặng. -
Bệnh thủy đậu
Thủy đậu là bệnh gây ra bởi virus thủy đậu (Varicellavirus), xảy ra ở trẻ nhỏ, virus này còn là nguyên nhân gây bệnh zona ở người lớn. Bệnh diễn biến cấp tính với biểu hiện sốt nhẹ và phát ban. Ban mọc nhiều đợt trên cùng một vùng da nên có thể thấy chúng ở nhiều lứa tuổi khác nhau từ nốt sần, bọng nước trong, bọng nước đục cho đến nốt vảy. Cũng như các bệnh nhiễm khuẩn lây bằng đường không khí giọt nhỏ, mức độ mắc thủy đậu cao hơn trong các tháng lạnh. Dịch thủy đậu cũng có tính chất chu kỳ nhất định như dịch sởi. Bệnh thủy đậu lây truyền qua những con đường sau:
- Lây truyền từ người sang người bằng tiếp xúc trực tiếp.
- Lây qua đường không khí từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp hoặc chất dịch của nốt phỏng.
- Lây gián tiếp qua các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc.
Ở người bị thủy đậu, bệnh có thể lây từ 1-2 ngày trước khi nổi ban ngứa cho đến khi tất cả những vết phồng đã đóng vảy. Khoảng 90% những người chưa từng bị thủy đậu sẽ mắc bệnh, nếu tiếp xúc với một người bị nhiễm bệnh. Hiện nay đã có vắc xin phòng bệnh thủy đậu.
-
Bệnh COVID-19
Nếu thường xuyên theo dõi cập nhật mới nhất về tình hình dịch bệnh COVID-19, chúng ta sẽ thấy các trường hợp mắc bệnh liên tục tăng. Tính đến 9h00 ngày 04/3/2020 trên toàn thế giới có 92.982 người mắc dịch Covid-19, có 3.209 người tử vong (trong đó có 218 ca tử vong ngoài Trung Quốc); đã có 81 quốc gia/vùng lãnh thổ ghi nhận trường hợp mắc Covid-19. Covid-19 đã xâm nhập toàn bộ các châu lục, chỉ còn duy nhất Châu Nam Cực chưa ghi nhận người mắc. Con số này là cao hơn rất nhiều lần so với đại dịch SARS năm 2003. Điều này khiến người dân toàn cầu không khỏi hoang mang và đặt ra câu hỏi vì sao COVID-19 có thể lây lan nhanh như vậy?
Virus này ban đầu xuất hiện từ nguồn động vật nhưng có khả năng lây lan từ người sang người. Sự lây lan từ người sang người xảy ra liên tục. Nó là chủng mới hoàn toàn chưa được xác định trước đó. Cùng với SAR-CoV, MERS-CoV, COVID-19 là những chủng coronavirus nguy hiểm. Khi xâm nhập vào cơ thể người sẽ gây ra hội chứng viêm đường hô hấp cấp, dẫn đến suy hô hấp, thậm chí tử vong. Chủng mới virus corona COVID-19 lây truyền qua 4 con đường chính:
- Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh (giọt nước bọt từ việc ho, hắt hơi, sổ mũi).
- Lây trực tiếp: Do tiếp xúc với người bệnh, bao gồm cả việc bắt tay người bệnh mà không thực hiện các biện pháp phòng tránh.
- Lây truyền gián tiếp: Khi chúng ta vô tình chạm vào các bề mặt bị nhiễm virus, sau đó đưa lên mắt, mũi, miệng.
- Lây nhiễm qua đường phân: Những người chăm sóc bệnh nhân có thể bị phơi nhiễm virus khi xử lý các chất thải của người bệnh.
Theo ước tính “rất thận trọng” của TS.Asok Kurup - Chủ tịch Hiệp hội tiến sĩ có chuyên môn bệnh truyền nhiễm, Học viện Y khoa (Singapore), mỗi người mắc bệnh COVID-19 có thể lây cho ít nhất 3 hoặc 4 người khác. Thực tế cho thấy, cơ chế lây nhiễm của virus này gần giống với H1N1 hay cúm hơn là SARS. Nó có thể lây nhiễm ngay khi các triệu chứng vẫn còn nhẹ, thậm chí những người không có triệu chứng (không có dấu hiệu bị bệnh). Có nghĩa là những người này có thể truyền virus trước khi phát bệnh mà không phát hiện được. Bởi vậy, số ca nhiễm COVID-19 cứ liên tục tăng, một “sự lây lan chưa từng thấy”.
- Lây qua tiếp xúc với dịch cơ thể của người bệnh (giọt nước bọt từ việc ho, hắt hơi, sổ mũi).