Top 10 Bài giảng bất hủ nên nhớ của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương
Sau nhiều năm học tập và nghiên cứu ở nước ngoài, Tiến sĩ Lê Thẩm Dương (sinh ra ở Phú Thọ, quê gốc ở Hải Phòng) đã chắt lọc những tinh hoa của kiến thức ... xem thêm...truyền đạt cho thế hệ sau những kỹ năng sống bổ ích trên vai trò là một diễn giả đầy nhiệt huyết về kỹ năng sư phạm. Những bài giảng của ông như đi vào lòng người, nhớ mãi không quên.
-
Bài giảng học cách tư duy đột phá sáng tạo
Để thật sự thành công, chúng ta phải đạt từ tư duy sáng tạo trở lên và đỉnh cao nhất chính là tư duy đột phá. Tư duy đột phá có nền tảng từ sự logic, có nghĩa là chúng ta phải học, phải trang bị cho mình những kiến thức về khoa học tự nhiên, xã hội. Sự logic phải cộng thêm sự khác biệt, phải không ngừng suy nghĩ để tạo ra sự độc đáo khiến chúng ta đạt đột phá trong tư duy.
Điều quan trọng là bạn cần phải nhận ra được mình đang trong giai đoạn tư duy nào? Việc nhầm lẫn giữa các giai đoạn có thể khiến bạn rơi vào sự loay hoay, không tìm ra được điểm mới để tạo ra sự bứt phá cho bản thân. Trước hết bạn cần phải nắm vững yếu tố logic, vận dụng thật hiệu quả vào thực tiễn và sáng tạo phù hợp với từng hoàn cảnh để giải quyết vấn đề.
Những vấn đề tổng quan xoay quanh khái niệm tư duy đột phá sẽ được gửi đến bạn trong bài giảng sau của TS Lê Thẩm Dương "Tư duy đột phá sáng tạo".
-
Bài giảng Vì sao tôi thất bại
Vì sao tôi thất bại là câu hỏi rất khó trả lời, trong bài giảng có 5 video với thời lượng hơn 10h đồng hồ, tiến sĩ Lê Thẩm Dương sẽ cho các bạn thấy đầy đủ những kiến thức về lãnh đạo, quản trị tài chính rất hay và có ý nghĩa. Vì vậy, vào những ngày nghỉ bạn nên dành thời gian để xem hết bài giảng này. Chắc chắn nó sẽ có ích rất nhiều cho bạn trong công việc và trong cuộc sống. -
Bài giảng về kỹ năng quản trị cảm xúc
Chúng ta thường tự không hài lòng về những khiếm khuyết những lỗi giao tiếp mắc phải đôi khi là một chút tức giận nóng nảy hay do yếu đuối sợ hãi,… làm cho sự việc không được như ý muốn đều do cảm xúc bản thân chi phối mà ra chúng ta loay hoay với chính bản thân mình mà không tìm được cách để thay đổi nó. Nhiều tư liệu cũng cung cấp nói về kỹ năng quản lý cảm xúc tuy nhiên vẫn còn thiếu một cái nhìn toàn diện để hiểu về căn nguyên của cảm xúc từ đó chúng ta mới có thể thực sự tìm ra hướng khắc phục cho những rắc rối do cảm xúc của mình.
Vậy hãy khám phá bí mật Làm thế nào có thể quản lý được cảm xúc bản thân để thành công hơn trong giao tiếp và trong công việc nơi công sở qua bài giảng của Tiến sĩ Lê Thẩm Dương về quản trị cảm xúc.
-
Bài giảng Định vị bản thân - Làm chủ cuộc đời
Thời đại hôm nay, có một thứ đóng vai trò cực kì quan trọng giống như năng lực và cơ hội, nhưng dường như lại bị chúng ta lãng quên một cách triệt để. Đó chính là định vị bản thân, ý thức được vị trí và giá trị, chỗ đứng của chính mình. Cái gọi là định vị bản thân đó, chính là biết mình là ai, mình sở hữu những gì, tương lai mình sẽ đi và nên đi về hướng nào.
Bài giảng của tiến sĩ Lê Thẩm Dương "Định vị bản thân - quản trị cuộc đời" chính là chìa khóa cốt lõi mà mỗi người phải nắm bắt để tiến đến thành công.
-
Bài giảng Hướng nghiệp, Nghề và sự nghiệp
Nói về định hướng nghề nghiệp trong tương lai, TS Lê Thẩm Dương cho rằng việc người chọn nghề hay nghề chọn người có sự biện chứng hai bên. Nghề chọn người nhưng người không chọn nghề thì cũng sẽ không thể thành công được. Sinh viên Việt Nam hiện nay dù khi học có thể rất giỏi thì nhiều bạn vẫn rơi vào tình huống không xin được việc. Đây là vấn đề đang hết sức được quan tâm. Ở nước ngoài, ngay từ lớp 1, các em đã được học bàn tròn để chà sát khiến các em thể hiện năng lực, sở thích của bản thân. Tuy nhiên khi áp dụng mô hình này áp dụng ở Việt Nam với tên gọi VNEN thì lại không thành công.
Theo TS Lê Thẩm Dương, chỉ có phương pháp học như thế, gọi là phương pháp 360 độ thì sau 12 năm học, học sinh mới định hình rất rõ mình làm được gì và không làm được gì. Từ đó, việc chọn lựa các ngành nghề phù hợp không khó với học sinh. Vì thế, ở nước ngoài không có khái niệm trường tốt, trường dở, nghề dở, nghề hay. Nghề nào, trường nào cũng sẽ hay hết tuỳ vào năng lực của mình, TS Lê Thẩm Dương nhận định.
Kết lại Tiến sĩ cho rằng: “Con người cần tự hướng nghiệp là điều chắc chắn nhưng nghề cũng phải hướng mình. Tức là như chia sẻ ở trên, nghề nghiệp đó cũng phải phù hợp với năng lực bản thân. Hai bên phải hướng nhau, phải tìm hiểu lẫn nhau”.
-
Bài giảng Kỹ năng làm việc nhóm và quản trị thời gian
Kỹ năng làm việc nhóm là vấn đề cần thiết luôn luôn dành cho mọi người khi đi làm việc, hãy học hỏi và nâng cao kỹ năng đó nhé.
Bí quyết cách làm việc nhóm hiệu quả là gì? Để làm việc nhóm hiệu quả hơn những yếu tố, yêu cầu khi làm việc nhóm cần có là gì? Mọi thắc mắc của các bạn sẽ tìm được lời giải đáp trong bài giảng "Kỹ năng làm việc nhóm và quản trị thời gian" với tiến sĩ Lê Thẩm Dương dưới đây.
-
Bài giảng Kỹ năng giao tiếp và ứng xử thông minh
Ngay từ khi sinh ra, chúng ta đã được “học ăn, học nói, học gói, học mở” nhưng không phải ai cũng thể hiện giống nhau. Trong xã hội thông tin hiện nay, giao tiếp là kỹ năng vô cùng quan trọng để kết nối và phát triển. Nhưng làm sao để phát triển khả năng giao tiếp tự tin, khéo léo và thu hút thì không phải ai cũng biết.
Tất cả sẽ được giải đáp từ TS Lê Thẩm Dương với bài giảng "KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ ỨNG XỬ THÔNG MINH".
-
Bài giảng Kỹ năng mềm thời kỳ hội nhập
Ts. Lê Thẩm Dương sau nhiều năm học tập và nghiên cứu ở nước ngoài những tinh hoa mà ông đã chắt lọc cùng với khao khát của mình đã thôi thúc ông trở thành một diễn giả đầy nhiệt huyết, với kỹ năng sư phạm và óc hài hước những bài giảng của ông đã thu hút đông đảo không chỉ các sinh viên mà còn cả những người đã đi làm cũng luôn chú tâm theo dõi những bài giảng này.
Với bài giảng "Kỹ năng mềm thời kỳ hội nhập" của TS Lê Thẩm Dương, thầy đã chia sẻ hết sức cụ thể về tầm quan trọng của kỹ năng mềm trong bối cảnh thị trường lao động hiện nay, giúp các bạn sinh viên đang học kỹ năng mềm, có góc nhìn tổng thể về bản thân mình, những kỹ năng còn thiếu, những phẩm chất cần rèn luyện. Tất cả được pha trộn bằng những ví dụ hết sức sinh động và hài hước đặc trưng của ông.
-
Bài giảng Yêu hay không yêu
Tuổi trẻ ai cũng từng trải qua một tình yêu nhưng không phải ai cũng giữ được tình yêu đó đến trọn đời. Sinh viên có nên yêu hay không? Tình yêu đi kèm tình dục là xấu hay đẹp? Làm sao để tình yêu không ảnh hưởng đến học tập, cuộc sống?... Những câu hỏi này luôn là những vấn đề nổi cộm và gây tranh cãi nhiều nhất. Để có câu trả lời chúng ta cùng theo dõi bài giảng của TS Lê Thẩm Dương với chủ đề “Yêu hay không yêu”.
-
Bài giảng Sinh viên có nên đi làm thêm hay không
Tại hội thảo với chủ đề “Sinh viên có nên đi làm thêm” do Tổ chức Giáo dục Quốc tế Langmaster tổ chức, TS Lê Thẩm Dương cho rằng: “ Không thể phủ nhận lợi ích của việc đi làm thêm đối với sinh viên, nhưng làm thêm như thế nào và làm thêm những gì, để nhận biết được điều đó thì sinh viên phải biết đi làm thêm được và mất những gì?”. Và đặc biệt TS Dương có nhấn mạnh: “ Đi làm thêm sẽ giúp bạn nhận thức được giá trị của đồng tiền do chính công sức mình làm ra”.
Nhưng liệu cái “được” có thực sự mạng lại hiệu quả, để biết được điều này chúng ta cùng theo dõi bài giảng Sinh viên có nên đi làm thêm hay không của thầy.