Bài tham khảo số 1 - Tấm Cám

Từ xưa, tôi đã được nghe những câu chuyện cổ tích qua lời kể của bà, của mẹ. Cho đến bây giờ, tôi vẫn còn yêu thích và nhớ mãi về truyện cổ tích Tấm Cám.


Câu chuyện kể về hai chị em Tấm và Cám. Cha mất sớm, Tấm phải ở cùng với dì ghẻ. Mọi việc nặng nhọc từ việc nhà đến việc đồng áng đề do một tay Tấm làm hết.


Một hôm, dì ghẻ đưa cho hai chị em mỗi người một cái giỏ và bảo ra đồng bắt con tôm cái tép, hứa rằng:

- Hễ đứa nào bắt được đầy giỏ thì thưởng cho một cái yếm đỏ.


Tấm nhờ mò cua bắt ốc đã quen nên chỉ một buổi là được đầy giỏ vừa cá vừa tép. Còn Cám thì mải chơi, đến cuối buổi vẫn chưa bắt được gì. Cám liền nói với Tấm:

- Chị Tấm ơi chị Tấm! Đầu chị lấm, chị hụp cho sâu, kẻo về mẹ mắng.


Tấm tin ngay, bèn xuống ao lội ra chỗ sâu tắm rửa. Thừa dịp đó, Cám liền trút hết tép của Tấm vào giỏ của mình rồi ba chân bốn cẳng về trước để nhận chiếc yếm đào. Tấm lên bờ thấy giỏ không còn cá, sợ về nhà bị dì ghẻ đánh liền ngồi khóc. Bụt hiện lên bảo Tấm nhìn vào trong giỏ xem còn gì không, thì trong giỏ còn một con cá bống. Bụt liền bảo Tấm đem cá về nuôi, khi cho ăn thì gọi:


“Bống bống bang bang

Lên ăn cơm vàng cơm bạc nhà ta

Chớ ăn cơm hẩm cháo hoa nhà người”


Từ hôm ấy trở đi, cứ sau bữa ăn, Cám lại thấy Tấm để dành một phần cơm. Thấy kì lạ, Cám mách mẹ. Hai mẹ con rình xem thì phát hiện ra Tấm đang nuôi một con cá bống. Mỗi lần nghe lời Tấm gọi, bống lại ngoi lên mặt nước đớp những hạt cơm được ném xuống. Biết chuyện, dì ghẻ gọi Tấm lại rồi bảo chị ta sáng mai dậy sớm đi chăn trâu, và dặn rằng:


- Con ơi con! Làng đã bắt đầu cấm đồng rồi đấy. Mai con đi chăn trâu, phải chăn đồng xa, chớ chăn đồng nhà, làng bắt mất trâu.


Tấm không chút nghi ngờ, sáng hôm sau đưa trâu đi ăn thật xa. Ở nhà mẹ con Cám liền ra giếng, gọi y hệt lời Tấm. Cá bống hiện lên thật, hai mẹ con Cám liền bắt lấy nó rồi đem giết thịt.


Ít lâu sau, nhà vua mở hội luôn mấy đêm ngày. Già trẻ trai gái các làng đều nô nức đi xem. Hai mẹ Cám cũng sắm sửa quần áo đẹp để đi trẩy hội. Thấy Tấm cũng muốn đi, dì ghẻ liền lấy một thúng gạo và một thúng thóc với nhau, rồi bảo chị:

- Con hãy nhặt cho xong chỗ gạo này rồi có đi đâu hãy đi, đừng có bỏ dở, về không có gì để thổi cơm dì đánh đó.


Một thời gian sau, nhà vua hạ lệnh cho rao mời tất cả phụ nữ đi xem hội đến ướm thử giày. Và hễ ai đi vừa chiếc giày thì vua sẽ lấy làm vợ. Cám cũng đếm thử nhưng không vừa. Nhìn thấy Tấm từ xa, Cám liền nói với mẹ:

- Mẹ ơi, hình như chị Tấm nhà ta cũng đến thử giày đấy!


Dì ghẻ liền bĩu môi, nói:

- Chuông khánh còn chẳng ăn ai. Nữa là mảnh chĩnh vứt ngoài bờ tre.


Nhưng khi Tấm đặt chân vào giày thì vừa như in. Tấm còn lấy ra một chiếc giày khác giống y hệt. Thế rồi, nàng được vua đón vào cung làm hoàng hậu.

Tuy sống trong hoàng cung, Tấm vẫn không quên ngày giỗ cha. Nhân đó, mụ con Cám bày mưu hại Tấm:

- Trước đây con quen trèo cau, con hãy trèo xé lấy một buồng để cúng bố.

Tấm vâng lời mẹ tôi, trèo lên cây. Thấy cây rung chuyển liền hỏi:

- Dì làm gì dưới gốc thế?

- Gốc cau lắm kiến, dì đuổi kiến cho nó khỏi lên đốt con.


Tấm chưa kịp xé cau thì cây đã đổ, ngã lộn cổ xuống ao và chết. Dì ghẻ liền đưa Cám vào hoàng cung để thay cho Tấm.


Một hôm, Cám đang ngồi giặt áo cho vua ở giếng, thì có con chim vàng anh ở đâu bay đến, dừng lại trên một cành cây, kêu lên:

- Phơi áo chồng tao phơi lao phơi sào, chớ phơi bờ rào, rách áo chồng tao.


Sau đó, chim vàng anh bay thẳng vào cung điện đậu ở cửa sổ, hót lên rất vui tai. Vua đi đâu, chim bay đến đó. Nhà vua yêu quý vàng anh quên cả ăn ngủ. Cám liền về nhà mách mẹ. Dì ghẻ bảo cứ bắt chim làm thịt ăn rồi kiếm điều nói dối vua. Trở lại cung vua, Cám nhân lúc vua đi vắng, bắt chim làm thịt ăn, rồi vứt lông chim ở ngoài vườn. Thấy mất vàng anh, vua hỏi, Cám trả lời rằng:

- Thiếp có mang thèm ăn thịt chim nên trộm phép bệ hạ đã giết thịt ăn mất rồi.


Nhà vua nghe vậy thì không nói gì cả. Thật kì lạ là ở chỗ lông chim vàng anh mọc lên một cây xoan đào, cành lá xum xuê, tỏa bóng mát. Vua sai người mắc võng, ngày ngày nằm ở đó nghỉ ngơi. Cám thấy vậy thì tức lắm, sai thợ chặt cây làm khung cửi. Khi vua hỏi, tôi lại nói dối:

- Cây bị đổ vì bão, thiếp sai thợ chặt làm khung cửi để dệt áo cho bệ hạ.


Khung cửi đóng xong, Cám vừa ngồi dệt vào dệt thì nghe thấy tiếng kêu:

“Cót ca cót két

Lấy tranh chồng chị,

Chị khoét mắt ra”


Cám sợ hãi lắm, liền về nhà mách mẹ. Dì ghẻ khuyên Cám đốt quách khung cửi rồi đem tro đi đổ cho rõ xa để được yên tâm. Cám sai người đem đốt khung cửi rồi đổ tro ra thật xa hoàng cung.


Từ chỗ tro tàn mọc lên một cây thị, cả cây chỉ có mỗi một quả thị. Một hôm, một bà lão đi qua nhìn thấy liền nói:

- Thị ơi thị, rụng vào bị bà, bà đem bà ngửi, chứ bà không ăn.


Quả thị liền rụng xuống rơi vào bị bà. Bà lão vừa dứt lời thì quả thi rơi xuống. Kỳ lạ là từ đó, cứ mỗi lần đi chợ về, bà lão đều thầy nhà cửa sạch sẽ, cơm nước tinh tươm. Bà quyết tâm rình xem có điều gì lạ đang xảy ra thì phát hiện thấy một cô gái chui ra từ quả thị. Bà lão rón rén lại gần rồi xé nát vỏ quả thị. Từ đó, Tấm ở với bà hàng nước. Một hôm, nhà vua đi qua ghé vào thấy miếng trầu têm cánh phượng giống của Tấm têm, liền gặng hỏi bà lão. Tấm và nhà vua gặp lại nhau.


Lại nói đến Cám sau khi thấy chị Tấm trở về lại xinh đẹp hơn xưa. Vua ngày càng yêu quý. Cám liền đến hỏi chị:

- Chị Tấm ơi, chị làm thế nào mà đẹp thế?

Chị Tấm không trả lời chỉ hỏi lại tôi:

- Có muốn đẹp không để chị giúp?


Cám nghe theo lời chị Tấm. Thấy chị sai người đào một cái hố sâu rồi bảo Cám xuống đó. Cám không chút nghi ngờ, liền xuống dưới và chết bỏng.


Qua truyện Tấm Cám, nhân dân ta đã gửi gắm khát vọng công bằng, cái thiện chiến thắng cái ác. Cô Tấm hiền lành cuối cùng sống hạnh phúc bên nhà vua, còn mẹ con Cám độc ác thì bị trừng phạt.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy