Top 8 Bài văn nghị luận về câu nói "Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn" (Ngữ văn 12) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8

Bài tham khảo số 3

Trong cuộc sống, mỗi con người luôn cần phải lắng nghe để tiếp nhận và thu thập thông tin, song cũng rất cần phải lên tiếng để bày tỏ ý kiến, thể hiện cái tôi của bản thân, thể hiện được tiếng nói của mình trong một tập thể. Nghe và nói luôn là nhu cầu cần thiết của mỗi chúng ta trong cuộc sống. Không ai có thể cứ im lặng mãi và cũng không cứ không lắng nghe lời nói của bất kì ai. Mỗi cách ứng xử của ta sẽ mang đến những tác động khác nhau trong các mối quan hệ xã hội. Nhà triết học Hi Lạp, Dê Nông (346-264 trước Công Nguyên), nói với một người bẻm mép: Chúng ta có hai tai và một miệng để nghe nhiều hơn và nói ít hơn.


Một xã hội có phát triển hay không là phụ thuộc vào mỗi hành động của chúng ta. Khi lắng nghe, ta cần dùng đến thính giác là ”tai” để thu nhận thông tin, những âm thanh của cuộc sống bên ngoài. ”Miệng” là cơ quan phát âm có chức năng chuyển tải những ý nghĩ, cảm xúc của bản thân để bộc lộ cảm xúc đối với những người xung quanh. ”Hai tai và một miệng” là tổng thể cấu trúc diện mạo tự nhiên của con người, thể hiện được mối quan hệ giữa nghe và nói. Câu nói của nhà triết học Hi Lạp muốn nhắc nhở mỗi chúng ta cần biết lắng nghe nhiều hơn và nói ít hơn, để thấu hiểu mọi người xung quanh.


Khi lắng nghe ta có thể tiếp nhận được những thông tin và kiến thức cần thiết để có thêm hiểu biết bởi kiến thức là vô cùng và vô tận mà hiểu biết của con người chỉ bằng một giọt nước. Luôn luôn tìm kiếm và lắng nghe mọi người xung quanh là việc rất thiết thực để chúng ta bổ sung kiến thức cho mình. Cũng là cách để ta nhận biết thái độ và cách đánh giá của những người xung quanh dành cho mình như thế nào, để từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân và hoàn thiện mình tốt hơn. Đôi khi lắng nghe lời nhắc nhở của người khác để phòng tránh được những trường hợp xấu nhất xảy ra. Lắng nghe giúp ta thấu hiểu được những tâm tư, nguyện vọng của đối phương để từ đó có thể đồng cảm sâu sắc với họ. Lắng nghe cũng là cách tốt nhất để nối liền mỗi con người với nhau. Khi con người ở trong hoàn cảnh khó khăn, họ luôn cần có người lắng nghe, chia sẻ với họ để giúp tinh thần của họ trở nên tốt hơn. Phải lắng nghe người khác thì người khác mới có thể lắng nghe bạn. Không thể đòi hỏi việc bạn không lắng nghe người khác nói, tâm sự mà bạn vẫn cứ mong người khác phải nghe lời khuyên, lời nhắc nhở của bạn. Người biết lắng nghe sẽ là người có thể xử lí mọi công việc tốt hơn, biết sắp xếp những bộn bề trong cuộc sống. Tuy nhiên lắng nghe cũng cần phải có chọn lọc, phải gạn lọc cái tốt và bài trừ cái xấu. Không phải cứ nghe người khác đã là điều tốt, phải tìm ra được cái thực sự có ích và có ý nghĩa với bản thân mình nhất. Phải luôn có cách ứng xử khôn khéo và tế nhị. Bởi nếu ta ở trong một cuộc nói chuyện, ta cứ đòi hỏi người khác phải lắng nghe ý kiến, nghe từng câu từng chữ mà ta nói. Trong khi đó, lúc người khác đang bày tỏ ý kiến của mình thì ta lại làm lơ đi, làm những việc riêng khác. Thái độ ấy thể hiện ta là một người không tế nhị. Nếu không lắng nghe, khi đi trên đường không để ý tiếng còi xe, cái kết quả nhận được sẽ là những vết thương tích ở trên người mình. Sẽ thật tồi tệ biết bao nếu tự mình mang đến tai họa cho mình, gây đau đớn cho bản thân. Lúc ấy trông ta cũng thật là thảm hại, và không ai muốn bản thân mình thảm hại phải không? Bởi vậy hãy tập cách lắng nghe để sống tốt hơn, để cuộc sống đáng sống hơn.


Không chỉ là việc lắng nghe mà còn thể hiện qua cách nói năng, giao tiếp. Bởi việc nói là hành vi thể hiện nhu cầu của bản thân, bày tỏ những suy nghĩ tình cảm của mình, để người khác có thể thấu hiểu mình hơn. quan tâm mình hơn. Cũng là cách để hàn gắn những mối quan hệ với nhau. Nói là cách để thay đổi tư tưởng quan điểm của mình, và cũng là tác động đến tư tưởng, ý nghĩ của người khác một cách đúng đắn và tích cực. Người ta vẫn nói rằng, sở dĩ con người có nhiều hơn 1 cái tai là để con người lắng nghe nhiều hơn, việc chỉ có một cái miệng là muốn con người nói ít đi. Khi ta chắc chắn một điều gì đó thì mới nên phát ngôn, phải luôn chịu trách nhiệm trước lời nói của mình. Khi cảm thấy chưa thực chắc chắn thì không nên phát ngôn bất cứ một điều gì, có khi nó lại gây tổn hại rất lớn cả về mặt vật chất và tinh thần của ta. Người ta thường nói:” học ăn, học nói, học gói, học mở”. Nói cũng cần phải có sự học tập trong khoảng thời gian dài bởi vậy phải luôn có những suy nghĩ và phát ngôn chuẩn mực. Như khi trong một nhóm bạn, khi có người đang nói ta lại chen ngang, đứt quãng câu chuyện mà người ấy đang nói thì chỉ chứng tỏ ta là người bất lịch sự, không ý tứ mà thôi. Hay khi cha mẹ không hiểu con cái, không chịu lắng nghe tiếng lòng của con thì đứa con sẽ cảm thấy thật trống trải, buồn và chán nản. Khiến cho tình cảm gia đình rạn vỡ, tan nát… Mỗi chúng ta cần phải có cách ứng xử phù hợp để không phải hối tiếc vì những ngày tháng đã trôi qua.


Nói và lắng nghe cũng cần phải có liều lượng, có sự phù hợp. Nếu không biết kìm chế cái tôi của mình, lúc nào cũng nghe hay lúc nào cũng nói bày tỏ ý kiến của mình thì điều nhận được sẽ là hậu quả khôn lường. Khi nói quá nhiều ta sẽ không có cơ hội để lắng nghe nữa, sẽ hạn chế khả năng thu nhận thông tin, sự giao lưu. Lời nói đôi khi thiếu chọn lọc, gây cảm giác nhàm chán cho người nghe, gây đau đầu và choáng váng, gây ra hậu quả xấu cho các mối quan hệ của chính mình. Giao lưu là tốt nhưng nếu không tạo được ấn tượng tốt đẹp thì cuối cùng nhận lại cũng chỉ là sự thất vọng mà thôi. Chúng ta mất 2 năm để học nói, nhưng mất cả đời để học sự im lặng. Thế mới biết, học nói ít khó khăn đến nhường nào. Nghe nhiều nói ít cũng thể hiện đức tính khiêm nhường, giảm bớt cái tôi để học được diều hay lẽ phải trong cuộc đời.


Câu nói của nhà triệt học Hi Lạp đã mang đến cách ứng xử phù hợp cho mỗi người trong cuộc sống, cần phải học cách sống tốt phải luôn luôn lắng nghe và luôn luôn thấu hiểu. Phải tìm ra lẽ sống trên cuộc đời này để các mối quan hệ trở nên tốt đẹp hơn, mỗi con người cũng có cách sống phù hợp dể xã hội thêm phát triển, hãy sống như những bông hoa luôn tỏa hương thơm ngát cho đời bạn nhé!

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 8 Bài văn nghị luận về câu nói "Chúng ta có hai tai và một mồm để nghe nhiều hơn và nói ít hơn" (Ngữ văn 12) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6
  7. top 7 Bài tham khảo số 7
  8. top 8 Bài tham khảo số 8

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy