Top 6 Bài văn phân tích bài thơ "Tự tình I" của Hồ Xuân Hương (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6

Bài tham khảo số 3

Hồ Xuân Hương là một trong những nhà thơ nổi tiếng của Việt Nam trong thời kì trung đại. Những tác phẩm của bà thể hiện tinh thần nữ quyền sâu sắc và bài thơ chùm thơ Tự tình là một trong những dân chứng tiêu biểu. Và đây là bài Tự tình 1:


"Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom

Oán hận trông ra khắp mọi chòm

Mõ thảm không khua mà cũng cốc

Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om

Trước nghe những tiếng thêm rầu rĩ,

Sau giận vì duyên để mõm mòm

Tài tử văn nhân ai đó tá

Thân này đâu đã chịu già tom”


Trước hết ta tìm hiểu nhan đề của bài thơ Tự tình. Tự tình ở đây là tình cảm tự bộc lộ ra, đó chính là tâm trạng bộc bạch của chính người trong cuộc, đó là lời của tâm hồn, lời của con tim khao khát hạnh phúc cháy bỏng, đó là tiếng nói phẫn uất đau đớn xót xa


Mở đầu bài thơ, hai câu đề khái quát không gian, thời gian làm nền cho tâm trạng. Thời gian được thể hiện qua câu "Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom” với âm thanh văng vẳng trống canh dồn. Âm thanh văng vẳng không chỉ đơn thuần là sự cảm nhận âm thanh bằng thính giác mà còn là sự cảm nhận về sự trôi đi của thời gian


Người phụ nữ thao thức suốt những canh dài. Tiếng gà gáy "văng vẳng" trên bom thuyền từ xa đưa tới. Đêm dài chuyển canh, mịt mùng vắng lặng mới nghe thấy tiếng gà gáy "văng vẳng" như thế. Cái tĩnh lặng vắng vẻ của đêm dài nơi làng quê đã góp phần làm nổi bật tâm trạng "oán hận" của người phụ nữ thao thức suốt những canh trường. Trong đêm khuya thì hình ảnh cô đơn lẻ loi càng được thể hiện rõ và nó trở thành một hình tượng thơ thể hiện được hình tượng người phụ nữ buồn tủi, những lời tâm sự thủ thỉ từ trong đáy lòng


Hình tượng thơ ở đây đã mang một âm hưởng nhẹ nhàng và nó tác động đến cảm xúc của người nghe khi hình tượng tiếng gà gáy văng vẳng trên bom, trong đêm khuya đó mọi người vẫn nghe thấy tiếng gà văn vẳng gáy nó mang những âm thanh về một cuộc chiến đấu và những nỗi hiu quạnh trong tâm hồn con người


Tiếng gà văng vẳng gáy trên bom

Oán hận trông ra khắp mọi chòm.


Đằng sau cái tiếng gà gáy sáng văng vẳng áy ẩn sau một tâm trạng xót xa, buồn bã, cô đơn. Lúc này con người đã tình giấc đối diện với chính mình. Tiếng gà như một âm thanh chát chúa dội vào tâm trạng cô đơn của nữ sĩ khiến cho bà cất lên những lời đầy oán hận Hai câu thực nhà thơ đã diễn tả nỗi uất ức xót xa như chìm sâu vào trong tâm hồn nhà thơ đầy bất hạnh:


Mõ thảm không khua mà cũng cốc

Chuông sầu không đánh cớ sao om.


Trong hai câu thơ trên, nhà thơ đã mượn hình ảnh khách quan nhằm lột tả niềm đau đớn xót xa bế tắc của mình. Chuông sầu, mõ thảm là những thứ gợi lên cảm giác buồn đau cô đơn lạc lõng. Đó là tiếng của sự vật nhưng cũng là tiếng nói của nỗi lòng, tiếng của sự bất hạnh giữa dòng đời. Tiếng chuông chùa không ngân lên vang vọng thành hơi mà vọng lại một tiếng nghe thật ảm đạm làm sao. Tiếng” om “ được sử dụng rất đắt thể hiện rõ sự bế tắc xót xa trước cuộc đời đen bạc, bất công.


Bốn câu thơ đầu ta đã hiểu rõ được sự phẫn uất bất hạnh xót xa bế tắc trong cuộc đời của nữ sĩ tài hoa. Sự bất hạnh đó phần nào được lí giải ở hai câu luận của bài:


Trước nghe những tiếng thêm rầu rỉ

Sau giận vì chuyên để mõm mòm.


Hai tiếng thêm rầu rĩ nói lên sự chua cay chát chúa đó. Từ chuyện nhân thế chuyển về chuyển riêng tư sau giận vì cái duyên mõm mòm cũng không phải tại mình mà duyên phận cứ nổi nênh, bạc bẽo: Cảnh quá lứa lỡ thì chua chát biết bao. Qua sáu câu thơ trên phần nào ta đã thấy được sự bất hạnh trong cuộc đời, nỗi chua cay thất vọng chán thường, ta hiểu được phần nào nguyên nhân gây nên những bất hạnh xót xa đó. Tất cả những cái đó ta có cảm tưởng như Xuân Hương không đứng vững nổi trước sóng gió xô đẩy của cuộc đời. Nhưng không, Hồ Xuân Hương vẫn hiên nang thách thức với một tư thế vô cùng ngạo nghễ.


Tài tử văn nhân ai đó tá

Thân này đâu đã chịu già tom.


Đó mới đúng là với bản chất thực sự của Hồ Xuân Hương, mới đúng là con người luôn luôn đấu tranh cho mọi bất công ngang trái ở đời. Dám yêu, dám hận. dám hiên ngang đối diện với dư luận, với những ngang trái, bất công.


Đọc bài thơ, ta cảm nhận sự bất hạnh cay đắng cho thân phận nữ sĩ nhưng cũng cảm phục trân trọng sự đấu tranh cho quyền được sống hạnh phúc chính đàng của con người. Bài thơ Tự tình này chính là nét tiêu biểu cho hồn thơ trữ tình của Xuân Hương.


Hồ Xuân Hương là nhà thơ chịu nhiều đau khổ về đường tình duyên vì vậy bà rất phẫn uất trước những hình ảnh của người phụ nữ khi phải chịu nhiều đau đớn và tủi hổ. Nhưng bà lại rất nổi bật với phong cách văn chương và cá tính cá nhân riêng biệt. Những bài thơ viết về phụ nữ của bà đều rất hay và đáng quý.

Hình minh hoạ
Hình minh hoạ

Top 6 Bài văn phân tích bài thơ "Tự tình I" của Hồ Xuân Hương (Ngữ văn 10) hay nhất

  1. top 1 Bài tham khảo số 1
  2. top 2 Bài tham khảo số 2
  3. top 3 Bài tham khảo số 3
  4. top 4 Bài tham khảo số 4
  5. top 5 Bài tham khảo số 5
  6. top 6 Bài tham khảo số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy