Bài tham khảo số 5
Tương truyền, nữ thần Mặt Trăng và Mặt Trời là hai cô con gái của Ngọc Hoàng, tính tình trái ngược nhau, một người hiền lành còn một người nóng nảy, ghê gớm. Trên thiên đình, công việc của hai chị em là xem xét dân sự một vòng luân phiên nhau. Một ngày, Mặt Trời - cô chị hiền lành được khênh bằng kiệu có bốn người khiêng để tham quan hạ giới, số đó có bọn già và bọn trẻ, bọn trẻ mải chơi nên đưa cô chị về muộn, bọn già thì lo làm trọn phận sự không nghĩ gì mà đưa cô chị về nhanh. Mặt Trăng - cô em như đã nói, tính tình nóng nảy, khó ưa, sự việc đến tai Ngọc Hoàng, bà mẹ trát cho nữ thần một lần tro vào mặt từ đó tính tình Mặt Trăng nhẹ nhàng và nhu mì hơn mỗi lần cô ngoảnh mặt nhìn xuống nhân gian thì lúc đó là trăng rằm, cô ngoảnh lưng lại tức là ba mươi, mồng một, cô ngoảnh sang phải, sang trái tức là thời kì trăng thượng huyền hay hạ huyền. Tính tình Mặt Trăng nóng nảy là vậy, cô không biết mình đã làm hại nhân gian và vạn vật như thế nào. Lúc đó, trong nhân dân có chàng Quải vóc dáng khỏe khoắn, quật cường đã trị cho Mặt Trăng một bài học. Khi Mặt Trăng ló đầu xuống quan sát hạ giới, chàng Quải phục sẵn ở đó nắm cát túi bụi vào mặt cô. Nhân dân vui mừng reo hò. Kể từ đó, Mặt Trăng không dám sà xuống nữa, ánh sáng cũng bớt dần trên mặt cô. Ở đoạn cuối, kể về hai nữ thần có chồng là một con Gấu đồng thời giải thích hiện tượng thiên nhiên là nhật thực và nguyệt thực.
Hình ảnh thần Mặt Trăng hiện lên trong câu truyện Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng là một trong hai đứa con cưng của Ngọc Hoàng. Với tính tình nóng nảy, ngang ngược hơn cả cô chị Mặt Trời, cô em Mặt Trăng ngày ngày lan tỏa sức nóng của mình tới mặt đất, làm hại cho con người và cấy cối, sự vật. Nhắc đến cô, ai ai cũng phải kinh hãi, khiếp sợ. Nhưng rồi một ngày nọ, một sự việc xảy ra làm thay đổi cuộc đời của cô. Bấy giờ, trần gian có một người tên Quải vì quá uất ức, căm phẫn trước sự tàn phá của cô, Quải núp sau dãy núi chờ cô Mặt Trăng sà xuống rồi hất cát túi bụi vào mặt cô làm cho cô sợ hãi lao vội quay lại trời. Từ đó, Mặt Trăng không dám quay trở lại mặt đất nước, khuôn mặt của cô cũng bị cát bụi làm cho xám xịt. Nhưng nỗi bất hạnh đó của cô lại cứu đỗi cuộc sống của cô bởi nó đã làm cho cô trở nên hiền dịu, yên bình hơn nên mọi người ai cũng quý. Người đời truyền tai nhau rằng, hễ cô ngoảnh mặt xuống trần gian là đêm trăng rằm, cô quay lưng lại nghĩa là mùng một, cô quay sang hai bên thì tức là trăng hạ huyền hoặc thượng huyền. Có những lúc xuất hiện trăng quầng là lúc mà mặt mũi cô sáng trở lại bởi gió đã thổi bụi trên mặt cô. Ta có thể thấy, Mặt Trăng thay đổi đem lại rất nhiều lợi ích cho con người, Trăng theo chân soi sáng con đường ta đi, là người bạn đồng hành trên mọi nẻo đường. Trăng còn dự báo thời tiết khi được nhắc đến trong câu nói” Trăng quầng trời hạn, Trăng tán trời mưa”.
Qua câu truyện cổ tích trên, người xưa muốn lí giải về hiện tượng trăng rằm, trăng đêm 30 và mùng một, trăng thượng huyền, trăng hạ huyền và trăng quầng. Từ đó, thể hiện khát khao, mong muốn chinh phục thiên nhiên của con người. Thiên nhiên có mối quan hệ gắn bó mật thiết với sự tồn tại và phát triển của con người, vì vậy mỗi con người chúng ta hay chung tay bảo vệ thiên nhiên.