Bài văn biểu cảm về con người sự việc ngắn gọn (số 12)
Càng về cuối năm, bầu không khí rộn ràng, sôi động lại ngày càng trở nên rõ nét hơn bao giờ hết. Khi sắc đỏ dần dần chiếm lĩnh hết toàn bộ không gian, ấy cũng là lúc Tết đã đến thật gần phía bên thềm.
Tết theo lịch thì chỉ gồm ba ngày đầu tiên của một năm. Nhưng trong tâm tưởng của người Việt thì nó bắt đầu từ ngày 23 tháng Chạp, khi các gia đình làm mâm cơm nhỏ đưa ông Táo về trời. Từ hôm đó, mỗi ngày, người dân lại dọn dẹp, sắm sửa một chút ít, rồi đi thăm người này, biếu quà người kia. Những ngày hăm mấy đó đều có việc ần làm, vội vàng và hối hả. Từ sáng đến tối, vừa đi làm, họ vừa tranh thủ cho ti tỉ chuyện nhà không tên. Thế mà ai cũng vui mừng và hồ hởi. Em cũng thế. Đi học về, thay vì thảnh thơi ngồi xem tivi, em phải vội vã làm bài tập để còn cùng bố mẹ trảy lá mai, quét dọn phòng thờ, làm cỏ ngoài sân… Vội thế nhưng mà vui. Câu nói cửa miệng quen thuộc nhất, chắc chính là “Ngày mai nhà mình sẽ…”. Chao ôi, những kế hoạch và dự định cứ thế càng lúc càng vội vàng và dồn dập. Có lẽ đúng như chú Cáo trong truyện Hoàng Tử Bế đã từng nói “nếu cậu đến lúc bốn giờ chiều thì từ ba giờ tớ đã bắt đầu cảm thấy hạnh phúc rồi”. Nên Tết đến vào đầu năm, thì người ta phải hạnh phúc từ trước đó cả nửa tháng. Sự kiện đón Tết ấy là sự kiện mà người ta hồ hởi, háo hức mong chờ, tận hưởng từng giây từng phút. Người ta vui vì một cái gì đó sắp đến. Chính vì thế mà sự kiện đón Tết không tự nhiên mà được nhiều người còn yêu hơn cả cái Tết. Niềm vui ấy đến từ sự đoàn tụ, sum vầy của cả gia đình. Những sự kiện nhỏ trong chuỗi ngày ấy giúp cả nhà gắn kết lại với nhau hơn. Đen đến nhiều tiếng cười và niềm hạnh phúc.
Có thể nói, sự kiện đón chờ Tết về luôn khiến em hào hứng và khắc khoải. Thật hạnh phúc khi chúng ta có một sự kiện để ngóng chờ trong suốt một năm dài.