Bài văn cảm nhận về hình ảnh người mẹ trong bài thơ "Con cò" số 9

Nhắc đến Chế Lan Viên người ta nhắc đến một nhà thơ với những vần thơ hay, chứa chan tình cảm. Những câu thơ của ông viết ra mang đậm tính triết lý và người ta phải cảm và ngẫm thì mới có thể hiểu được. Viết về tình mẫu tử Chế Lan Viên đã góp cho mình một bài thơ giàu cảm xúc đó là bài thơ “Con cò”. Trong bài thơ “Con cò” hình ảnh người mẹ hiện ra thật tự nhiên, thật gần gũi khiến cho chúng ta suy ngẫm và yêu thương người mẹ của chính mình hơn.


Đọc bài thơ “con cò” người đọc nhận thấy được hình tượng thơ xuyên suốt bài thơ và cũng là tên tác phẩm đã được Chế Lan Viên khai thác từ trong những câu ca dao truyền thông. Hình ảnh con cò từ bao đời nay cũng gắn bó mật thiết với người nông dân. Và trong bài thơ này ta đã có thể vận dụng được hình tượng đấy để làm biểu trưng cho chính tấm lòng người mẹ và cả những lời hát ru thật ngọt ngào.


Không khó để nhận thấy được trong suốt bài thơ, hình tượng con cò được bổ sung biến đổi trong mối quan hệ với cuộc đời con người. Hình ảnh con cò từ thơ bé đến trưởng thành và suốt cả đời người vậy. Bắt đầu bài thơ, hình ảnh con cò được gợi ra liên tiếp thật hay từ chính những câu ca dao dùng làm lời hát ru. Ở đây tác giả Chế Lan Viên cũng thật tài tình khi ông chỉ lấy vài chữ trong mỗi câu ca dao nhằm gợi nhớ những câu ca dao ấy mà thôi. Thực sự chính những câu ca dao được gợi lại đã thể hiện ít nhiều sự phong phú trong chính ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh con cò trong ca dao xưa kia. Hình ảnh con cò xuất hiện thông qua lời ru của người mẹ mang đến cho đứa con bé bỏng “con cò Cổng Phủ con cò Đồng Đăng” tất cả dường như cũng đã lại gợi tả không gian và khung cảnh quen thuộc của cuộc sống ngày xưa từ làng quê đến phố xá.


Người đọc cũng còn cảm nhận được hình ảnh con cò gợi vẻ nhịp nhàng, thong thả, bình yên của cuộc sống vốn ít biến động thời xưa. Trong câu ca dao “con cò mà đi ăn đêm” chính với hình ảnh con cò lại tượng trưng cho những con người cụ thể là người mẹ, người phụ nữ nhọc nhằn vất vả, lặn lội kiếm sống…quanh năm. Chính người mẹ ân cần đã đưa hình ảnh con cò đến với tâm hồn ấu thơ một cách vô thức là thế đó. Không sai chút nào khi nói đây đồng thời cũng chính là sự khởi đầu con đường đi vào thế giới tâm hồn của con người qua lời ru, của ca dao, dân ca xa xưa vậy.


Tuy đứa con còn trẻ dại, khó có thể hiểu nội dung, ý nghĩa của bài ca dao nhưng chúng được vỗ về trong âm điệu ngọt ngào, dịu dàng của lời ru của mẹ. Thế những chắc chắn người con cũng sẽ đón nhận bằng trực giác tình yêu và sự che chở của người mẹ yêu con vô bờ. Người mẹ luôn luôn lo lắng và yêu thương con và khi khép lại đoạn thơ là hình ảnh thanh bình của cuộc sống cứ thế trôi.


“Cò trắng đến làm quen

Cò đứng ở quanh nơi

Rồi cò vào trong tổ

Con ngủ yên thì cò cũng ngủ

Cánh của cò, hai đứa đáp chung đôi”

Đến tuổi tới trường:

“Con theo cò đi học

Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân”.

Và khi con trưởng thành:

“Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ

Trước hiên nhà

Và trong hơi mát câu văn…”.


Hình ảnh con cò xuất hiện từ trong lời ru đã đi vào tiềm thức của tuổi thơ trở nên gần gũi, thân thiết và theo con người đi suốt cuộc đời. Cánh cò trong ca dao cũng đã tiếp tục sự sống của nó trong tâm thức con người và chính với hình ảnh đấy đã được xây dựng chính bằng sự liên tưởng ở trong ca dao để sống trong lòng người. Người mẹ chính là người đã mang cánh cò đến cho đứa con. Và hình ảnh con cò còn chính là một hình ảnh nói về lòng mẹ, nói về sự dìu dắt, sự nâng đỡ đến dịu dàng của người mẹ.


Tiếp theo đó chính là phần thứ ba của bài thơ, hình ảnh cánh cò đã được đồng nhất với hình ảnh người mẹ. Thực sự chính với tấm lòng của mẹ như cánh cò lúc nào cũng ở gần bên con trong suốt cuộc đời, luôn lo cho con dù thế nào đi chăng nữa.


“Dù ở gần con

Dù ờ xa con

Lên rừng xuống bể Cò sẽ tìm con

Cò mãi yêu con”


Cũng chính từ đây, nhà thơ Chế Lan Viên dường như cũng đã khẳng định một quy luật của tình cảm có ý nghĩa bền vững, rộng lớn và sâu sắc: tình mẫu tử thật thiêng liêng của mỗi người.


“Con dù lớn vẫn là con của mẹ

Đi suốt đời lòng mẹ vẫn theo con”


Lòng mẹ là thế đấy, cho dù có đi đâu, bên mẹ hay đến phương trời khác, dù còn nhỏ hay đã lớn khôn thì con vẫn được mẹ hết lòng thương yêu, che chở cho đứa con bé bỏng của mình.


“Một con cò thôi

Con cò mẹ hát

Cũng là cuộc đời

Vỗ cánh qua nôi”


Ta nhận thấy được cánh cò cũng chính là hóa thân của người mẹ và còn nhiều ý nghĩa sâu xa, kết tụ những hi sinh, gian khổ, nhọc nhằn của mẹ mong cho con yêu của mình ngủ ngon. Chính những lời yêu thương càng trở nên sâu sắc, đằm thắm. Người đọc có thể nhận thấy được câu thơ cuối là một hình ảnh rất đẹp. Hình ảnh cánh cò vỗ qua nôi như dáng mẹ đang nghiêng xuống chở che, đang nói với con những lời tha thiết của lòng mẹ bao la luôn luôn chứa chan tình cảm.


Thi phẩm “Con cò” của Chế Lan Viên thực sự chính là một bài thơ độc đáo. Bài thơ đã viết về một đề tài không mới trong văn học xưa đó chính là tình mẫu tử thế nhưng qua con mắt cũng như tài năng của mình Chế Lan Viên đã mang đến cho người đọc một cảm xúc mới. Ý thơ lạ và đậm chất suy tưởng cũng đã giúp cho nội dung về tình mẫu tử thật chân thành và sâu sắc. Tình cảm người mẹ dành cho con sẽ không bao giờ thay đổi, vơi cạn đi.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy