Bài văn phân tích bút pháp lãng mạn trong "Chữ người tử tù" số 10

Trong phong trào văn học trữ tình, lãng mạn những năm trước cách mạng tháng Tám năm 1945. Tác giả Nguyễn Tuân là một nhà văn có phong cách vô cùng độc đáo, thể hiện được phong cách riêng. Những sáng tác của nhà văn Nguyễn Tuân đều là những dấu mốc thể hiện đậm nét phong cách của nhà văn, giúp cho người đọc đến gần với nhà văn nhiều hơn. Thể hiện một tài năng bậc thầy trong nghệ thuật sử dụng từ ngữ của nhà văn Nguyễn Tuân.


Nhà văn Nguyễn Tuân từng sáng tác nhiều tập truyện ngắn nhưng chỉ tới tập truyện "Vang bóng một thời" là một trong những thành công của nhà văn Nguyễn Tuân giúp người đọc hiểu được phong cách và nội tâm bên trong con người của ông. Trước đó Nguyễn Tuân từng đi nhiều nơi sáng tác nhiều tác phẩm hay thể hiện cho phong cách riêng của ông. Nguyễn Tuân là một người phóng khoáng, thích những sự dịch chuyển, và luôn tìm tòi sáng tạo ra những nguồn cảm hứng mới mẻ không ai tìm thấy. Phong cách của ông thể hiện sự lãng mạn, độc đáo, thể hiện được ngòi bút sắc sảo nghệ thuật bậc thầy trong việc sử dụng từ ngữ.


Truyện ngắn "Chữ người tử tù" được rút ra từ tập truyện ngắn "Vang bóng một thời" tác giả Nguyễn Tuân đã dựng lại những số phận, những mảnh đời về những con người gây được tiếng tăm, có một thời chọc trời khuấy nước. Cả một quãng thời gian trong quá khứ như trở về làm nổi bật lên trong từng trang viết với vẻ đẹp vô cùng thu hút, nhưng cũng chứa đựng những nuối tiếc vì những gì tốt đẹp đã qua. Truyện ngắn "Chữ người tử tù" của nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện một lý tưởng sống cao đẹp, đối ngược giữa cuộc sống hiện thực nhiều hà khắc, cuộc đấu tranh giữa cái thiện và cái ác trong xã hội, giữa bóng tối và ánh sáng.


Nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm "Chữ người tử tù" chính là hình ảnh nguyên mẫu của Cao Bá Quát một con người có tài, có những ước mơ lý tưởng sống cao đẹp muốn hướng con người tới sự tự do. Nhưng ông lại vấp phải một chế độ phong kiến nhiều hà khắc, với những hủ tục lạc hậu. Cao Bá Quát là một người có tư tưởng lớn khác người nhưng đáng tiếc là ông lại sinh ra không gặp thời. Huấn Cao cũng như vậy cũng là người sống ngay thẳng chính trực, không bao giờ bị uy quyền danh vọng khuất phục. Nhưng ông sinh ra không gặp thời, bị trói buộc bởi những quy định phong kiến cổ hủ lạc hậu. Trong một xã hội mà ở đó, chỉ có thói xu nịnh lên ngôi, con người luôn bị trói buộc bởi nhiều thứ hủ tục, tập quán khiến cho một người yêu tự do như Huấn Cao trở thành một kẻ cứng đầu, một tên tội phạm chống lại triều đình và luôn bị triều đình truy nã.


Trong tác phẩm "Chữ người tử tù" nhân vật viên quản ngục là một nhân vật đại diện cho triều đình phong kiến, đại diện cho thế lực lúc bấy giờ. Viên quản ngục đại diện cho những người thi hành pháp luật thời đó đáng lẽ ra ông ta phải căm thù Huấn Cao cảm thấy hả hê khi bắt giam được tên tù nguy hiểm. Nhưng ngược lại, viên quản ngục lại có thái độ sợ sệt, khúm núm khi đối diện với Huấn Cao. Ngày nào viên quản ngục cũng phục vụ Huấn Cao ba bữa rượu thịt chó rất là chu đáo. Ông ta lúc nào cũng có thái độ kính cẩn, cầu thị với Huấn Cao. Vì sao lại như thế đáng lẽ ra ông ta có quyền quát mắng đánh chửi, Huấn Cao dù gì cũng chỉ là một tên tử tù nằm dưới sự quản lý của viên quản ngục mà thôi. Tại sao hắn phải lễ nghĩa với ông như vậy. Bởi viên quản ngục tôn trọng cái tài, cái đức của Huấn Cao. Ông ta biết Huấn Cao là một con người vô cùng cương trực, chưa bao giờ biết sợ hay khuất phục trước uy quyền. Ông ta trọng tài năng của Huấn Cao muốn xin chữ của Huấn Cao về treo trong nhà nhưng viên quản ngục biết rằng xưa nay Huấn Cao không cho chữ những người bình thường mà chỉ cho chữ giữa Huấn Cao vào viên quản ngục những người tri kỷ của ông mà thôi.


Truyện ngắn "Chữ người tử tù" là một bức tranh với những mảng tối sáng khác nhau thể hiện cái nhìn của Nguyễn Tuân với những khía cạnh thiện ác trong cuộc sống. Một cuộc sống với những sự tương phản khác nhau được tác giả khắc họa vô cùng chân thực. Trước tấm lòng của viên quản ngục dành cho mình Huấn Cao đã quyết định coi người quản ngục là người bạn của mình và hình ảnh cho chữ trong đêm được tác giả Nguyễn Tuân khắc họa thể hiện một bức tranh trữ tình lãng mạn vô cùng đặc sắc. Ở một nơi tăm tối ẩm thấp như nhà tù lại là nơi diễn ra một việc làm vô cùng cao đẹp ấn tượng. Hình ảnh cho chữ của Huấn Cao tại nhà gian là một bức tranh vô cùng sinh động ấn tượng mạnh mẽ tới người đọc.

Bút pháp lãng mạn trong "Chữ người tử tù" của Nguyễn Tuân là một điểm nhấn mạnh mẽ, làm nổi bật được bút pháp lãng mạn trong toàn bộ tập truyện "Vang bóng một thời' nó mang tới một điều mới mẻ, thể hiện cuộc chiến tranh giữa cái thiện và ác, cái tốt và cái xấu. Dù trong hoàn cảnh nào thì tính cách của con người vẫn luôn quyết định mọi thứ.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy