Bài văn phân tích bút pháp lãng mạn trong "Chữ người tử tù" số 6

Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp. “Vang bóng một thời” là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước Cách mạng, được nhà phê bình Vũ Ngọc phan nhận xét “một văn phẩm đạt gần tới sự toàn thiện, toàn mĩ”, Chữ người tử tù là một tác phẩm trong tập truyện này. Là một nhà nhà văn tài hoa, uyên bác, Nguyễn Tuân đã viết Chữ người tử tù bằng một bút pháo lãng mạn đặc sắc.


Để tìm hiểu về bút pháp lãng mạn trong Chữ người tử tù, chúng ta cần hiểu văn học lãng mạn là gì? Văn học lãng mạn là loại văn học xây dựng hình tượng nhân vật, tình huống sáng tạo ra nhằm thỏa mãn nhu cầu biểu hiện lí tưởng và tình cảm. Các nhà văn lãng mạn thường đi tìm cái đẹp tuyệt mĩ trong những cảnh đời cơ hàn, éo le. Nhân vật hành động theo tưỏng tượng chủ quan của người viết, thể hiện cái tôi của người viết, sử dụng hình ảnh, chi tiết truyện giàu cảm xúc.


Trong “Chữ người tử tù” thủ pháp nghệ thuật tương phản đã tạo nên một cốt truyện độc đáo: Cuộc gặp gỡ khác thường giữa nhân vật Huấn Cao và viên quản ngục, hai nhân vật này trên bình diện xã hội là đối lập nhau: một người là tên đại nghịch đang chờ ngày ra pháp trường; còn một người là đại diện cho trật tự xã hội đương thời. Thủ pháp nghệ thuật tương phản thể hiện rõ nhất trong cảnh tượng cho chữ khiến cảnh tượng ấy trở thành cảnh tượng “trước nay chưa từng có”. Như đã biết, việc viết thư pháp, cho chữ thường diễn ra ở những nơi trang trọng như đại sảnh, thư phòng, vườn hoa… nhưng trong truyện thì cảnh cho chữ diễn ra ở nơi “buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạnh nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián” . Việc cho chữ thể hiện tấm lòng và khát khao ước mơ về cái đẹp, về một cuộc sống có lí tưởng, hoài bão, ước mơ nhưng lại được trao giữa nơi ngục tù bận thỉu, đại diện cho cái xấu xa và độc ác.


Huấn Cao vốn được cho là rất “khoảnh” ông ít khi cho chữ nhưng vì cảm động trước tấm lòng biệt nhỡ liên tài của viên quản ngục và ông còn thốt lên “Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”. Rồi khi cảnh cho chữ diễn ra được miêu tả thật trang nghiêm và chi tiết “ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạc còn nguyên vẹn lần hồ”, Nguyễn Tuân đã rất tài tình khi miêu tả khung cảnh này bằng việc am hiểu ngôn ngữ thời xưa. Người cho chữ ngày mai ra pháp trường, chân có xiềng, cổ đep gông “dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh” , còn viên quản ngục lại “khúm núm”. Thật thấy hết sự tài tình của Nguyễn Tuân khi đã miêu tả được trọng vẹn một khung cảnh kì lạ trước nay chưa từng có. Với tấm lòng trân trọng cái đẹp và tôn thờ cái đẹp, ông đã khiến chính người đọc cảm nhận được cái đẹp trong con người Nguyễn Tuân, sự bất diệt của cái đẹp.


Trong cảnh miêu tả, ngôi vị đã bị tráo đổi và gần như biến mất, không còn viên quản ngục và người ngục từ nữa mà ta chỉ thấy được sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối giữa không gian nhà tù ẩm thấp, ánh sáng từ ngọn đuốc, từ nét chữ toát ra và đặc biệt là từ nhân cách cao đẹp của các nhân vật đã thắp sáng nơi đây. Vẽ lên một cảnh tượng đặc biệt lạ lùng đến như vậy, Nguyễn Tuân muốn gửi đên chúng ta thông điệp “cái tài gắn với cái tâm”, có tài thì phải có tâm sức trân trọng và biết tận dụng cái tài ấy, chỉ cần tâm sáng, chỉ cần có một tâm hồn tràn đấy sự trân trọng với cái đẹp thì sá cho hoàn cảnh. Vì cái tâm viên quản ngục sáng đã khiến Huấn Cao nhận ra và càng đáng trân trọng hơn khi “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tán nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dáng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đầu hỗn loạn xô bồ”


Nguyễn Tuân đã xây dựng Huấn Cao trên hình tượng một nhân vật có thật là Cao Bá Quát, một nhân vật vừa có tài văn chương chữ nghĩa vừa ngang tán khí phách nhằm bộc lộ tư tưởng nghệ thuật và diễn đạt trọn chữ “ngông”. Huấn Cao là một nho sĩ tài hoa với cái tài viết chữ nhanh và đẹp, chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm, nó đã thể hiện cả hoài bão tung hoàng của một đời. Chữ của ông trở thành khát khao với những người biết thưởng thức cái đẹp. Huấn Cao cũng là một người hiên ngang, khi phách, đầy bản lĩnh và không bao giờ cúi đầu trước cường quyền, tiền bạc, khi bị bắt giam, ông vẫn xuất hiện hiên ngang, trực tiếp, ông chúc mũi gông nặng xuống thềm đá đánh thuỳnh, phá vỡ cả nguyên tắc nơ ngục tù. Khinh thường quản ngục trước sự chu đáo của ông.


Và đặc biệt nổi bật ở Huấn Cao là một thiên lương trong sáng, không sợ quyền thế nhưng lại sợ phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ. Sự hòa hợp giữa khi phách và cái tài đi liền với cái tâm trong sáng của nhân vật đã trở thành biểu tượng rực rỡ của cái đẹp. Bút pháp lãng mạn của Nguyễn Tuân đã tạo nên cho tác phẩm một nội dung mới lạ, nghệ thuật đặc sắc cho tác phẩm. Thể hiện niềm tin mãnh liệt vào sự bất diệt của cái đẹp. Khắc họa được một nhân vật điển hình với những nét độc đáo.


Bằng tài năng của mình, Nguyễn Tuân đã khắc họa và truyền đạt được tất cả tư tưởng nghệ thuật của mình qua từng chi tiết, nhân vật. Tác phẩm đã đem đến cho người đọc một cái nhìn mới mẻ và sâu sắc hơn với cái đẹp, với sự tài hoa trong cuộc đời. Việc vận dụng bút pháp lãng mạn ở Chữ người tử tù khiến tác phẩm mang giọng một giọng điệu dễ đi vào lòng người, đánh vào tâm của mỗi người, tạo được hiệu quả sâu sắc với việc truyền đạt tư tưởng và giáo dục con người.

Ảnh minh họa (Nguồn internet)
Ảnh minh họa (Nguồn internet)

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy