Bài văn phân tích hành động Mị cởi trói cho A Phủ số 6

Dubos từng nói: “ Văn học, đó là tư tưởng đi tìm cái đẹp trong ánh sáng”, phải chăng nhà văn dụng công góp nhặt những hạt bụi vàng để kiếm tìm vẻ đẹp man mác trong cuộc đời? Nhà văn Tô Hoài cũng vậy. Thậm chí tác giả còn phát hiện ra cái đẹp của con người lao động trong khổ đau, bóng tối. Tư tưởng đó được nhà văn gửi gắm trong cảnh Mị cởi trói cho A Phủ trích trong tác phẩm “ Vợ chồng A Phủ”.


Văn học mang theo hơi thở cuộc sống. Vậy nên, sau chuyến đi của nhà văn Tô Hoài và bộ đội tới giải phóng vùng Tây Bắc, suốt tám tháng nghĩa tình với đồng bào tạo nên chất men say chắp cánh cảm hứng sáng tác truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” trích trong tập “ Truyện Tây Bắc”(1953). Sau trang văn nhà văn khám phá vẻ đẹp tâm hồn người lao động và niềm thấu hiểu nỗi thống khổ của con người nơi đây những năm cách mạng chưa về.


Trong đêm tình mùa xuân ở Hồng Ngài, A Phủ “ mắc tội” đánh A Sử- con quan, kẻ chà đạp lên tục lệ. Bởi vậy, A Phủ trở thành con ở gạt nợ ở nhà thống lý để chuộc tội. Một lần, chàng để mất con bò, nhà thống lý nổi giận bắt trói đứng ở cột nhà giữa cái lạnh thấu xương trên vùng cao. A Phủ vẫn chịu trói như thế suốt mấy ngày đêm, trong khi cô Mỵ “ thản nhiên” trở dậy thổi lửa, hơ tay, chân để xua tan màn đêm “ dài và buồn”, nơi có thể khiến Mỵ chết héo. Mị vẫn dửng dưng không đoái hoài đến sự xuất hiện của A Phủ, bởi cảnh hành hạ người là chuyện cơm bữa ở nhà thống lý Pá Tra. Hơn nữa, tuy không bị trói nhưng trái tim Mị cũng trở nên chai sạn, cùng phận tôi đòi, đáng thương trong kiếp trâu, ngựa nhà quan.


Những tưởng rằng, cái chết gặm nhấm sẽ nhấn chìm A Phủ, nhưng mỗi khi thấy ánh lửa, chàng lại mở mắt. Chi tiết “ một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại” của A Phủ là hình ảnh thực chỉ giọt nước mắt long lanh ánh chiếu ngọn lửa ấm nồng, nhưng chi tiết gợi lên giọt châu của tâm hồn loài người. Khi bị bắt, A Phủ không kháng cự khiến ta tưởng rằng chàng yếu đuối, khuất phục. Nhưng không, lần này khi cơ hội sống mong manh, dòng nước mắt nói lên khát vọng sống mãnh liệt mà bất lực.


Hình ảnh trong giây phút ngắn ngủi đó, làm sống dậy con người Mỵ. Cô nhớ lại bản thân mình năm trước cũng bị A Sử trói tàn nhẫn như thế. Niềm thương thân dẫn lối tới sự thương người “ người kia việc phải chết thế”, giúp Mỵ biết căm phẫn kẻ gieo giắc cái khổ của đời mình “ Chúng nó thật độc ác”. Lúc đó, cô tưởng tượng ngay cảnh mình cởi trói cho A Phủ, đến hôm sau bị trói thay vào chỗ đó. Nhưng Mỵ không thấy sợ bởi đó chỉ là mường tượng. Suy nghĩ đó là chất xúc tác, dẫn tới hành động Mị “ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây mây”. Mị đưa ra quyết định dứt khoát, hợp logic tự nhiên. Sau khi cởi trói, A Phủ khuỵu xuống bởi chịu cảnh bụng đói, cật rét, miệng khát, chân tay tê cóng. Song nghe thấy tiếng thì thào “ Đi ngay”, chàng ý thức được sự sống và cái chết mong manh nên “ quật sức vùng lên, chạy”. Niềm ham sống nâng bước chân của chàng thoát khỏi số phận của mình.


Câu văn: “Mị đứng lặng trong bóng tối”, tách biệt một đoạn, tựa như tấm bản lề khép mở hai trang đời của Mị hoặc ở lại hoặc trốn đi, giữa nô lệ và tự do, sống hay chết, bóng tối hay ánh sáng. Mỵ lặng đi xét suy, bởi cô vẫn lo sợ trước sức mạnh của thần quyền và uy quyền bủa vây suốt đời mình. Cuối cùng, nàng chọn nẻo đường thứ hai, nói theo hơi gió thốc “ A Phủ cho tôi đi”, “ Ở đây thì chết mất”. Mị cũng trốn chạy cái chết, cởi trói cứu A Phủ giống như cô tự giải cứu cho mình. Nếu nàng giải phóng cho A Phủ bằng con dao nhỏ thì khát vọng sống mở đường cho Mỵ. Chi tiết khép lại nhưng hứa hẹn bao điều tốt đẹp về cuộc sống mới của hai con người tự thay đổi cách nghĩ, tìm tới ánh sáng tự do.


Với nghệ thuật dựng cảnh độc đáo và ngôn ngữ sống động như lời ăn tiếng nói của người dân vùng cao, nhà văn truyền tải thông điệp sâu sắc mang nhãn quan thời đại. Đó là sự ngợi ca sức sống tiềm tàng của con người lao động dù cuộc sống bị trói buộc, kìm hãm. Cảnh Mị cởi trói cho A Phủ còn đậm tô niềm tin của nhà văn vào khả năng tự giải phóng để đổi đời. Tư tưởng chạm tới chân lý sống cao đẹp, mang tính nhân bản của nhân loại giúp tên tuổi nhà văn và truyện ngắn “ Vợ chồng A Phủ” mãi dư âm trong lòng độc giả.

Bài văn phân tích hành động Mị cởi trói cho A Phủ số 6
Bài văn phân tích hành động Mị cởi trói cho A Phủ số 6
Bài văn phân tích hành động Mị cởi trói cho A Phủ số 6
Bài văn phân tích hành động Mị cởi trói cho A Phủ số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy