Bài văn phân tích hình ảnh nồi cháo cám số 5
Vợ nhặt được xem là truyện ngắn thành công, mang danh tiếng đến cho nhà văn Kim Lân. Truyện tái hiện cuộc sống cùng cực dần đi vào ngõ cụt nhưng không bao giờ bế tắc của người dân sống trong nạn đói 1945. Nhà văn đã khắc họa nên hình ảnh “nồi cháo cám” chống đói của bà cụ Tứ, Tràng và cô vợ nhặt. Chính hình ảnh đắt giá này đã thổi bùng lên nội dung tác phẩm, khiến người đọc hình dung được nạn đói hoành hành. Đồng thời, lột tả hết được tình thương, vị tha của người mẹ đối với những đứa con của mình.
Hình ảnh “nồi cháo cám” không xuất hiện trong một bữa ăn giữa đời thường mà xuất hiện trong chính ngày lễ trọng đại – ngày ra mắt con dâu. Đặc biệt hơn, với tình thương con mãnh liệt, bà cụ Tứ đã rằng “kể ra làm được dăm ba mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo quá, cũng chả ai chấp nhặt gì lúc này”. Hình ảnh bùng lên giữa nạn đói năm 1945 khiến người ta không tránh khỏi sự nghẹn ngào. Vậy nhưng, có ăn đã là may, ai cũng nén sự xót thương trong lòng cố ăn để chống chọi với nạn đói.
“Giữa cái mẹt rách có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành”. Điều đáng ngạc nhiên hơn rằng bà cụ Tứ không nói về những chuyện buồn xưa cũ, thay vào đó bà kể những câu chuyện vui, những ngày còn lo ấm. Điều này giúp người đọc phần nào thấy được tâm lý của bà cụ, dù đói nhưng biết cách an ủi con. Đồng thời, những câu nói quanh bữa ăn như một khát khao về tương lai tươi sáng của con người.
“Bà lật đật chạy xuống bếp, lễ mễ bưng ra một cái nồi bốc lên nghi ngút. Bà lão đặt cái nồi xuống bên cạnh mẹt cơm, cầm cái môi vừa khuấy vừa nói: Chè khoán đấy, ngon đáo để. Cám đấy mày ạ, xóm mình còn có khối người không có cám mà ăn ấy chứ”. Câu nói vừa dứt, sống mũi người đọc ắt hẳn sẽ cay cáy nhưng tại hoàn cảnh này, ba nhân vật trong câu chuyện không một câu chê trách nào. Bởi nồi cháo không chỉ chống đói, mà còn thể hiện sự yêu thương.
“Nồi cháo cám” không chỉ mang ý nghĩa hiện thực khi tái hiện những hình ảnh nghèo khổ đến cùng cực tưởng như không còn lối thoát. Bên cạnh đó, còn mang giá trị nhân văn sâu sắc khi thể hiện được tình thương yêu của người mẹ. Hình ảnh nồi cháo bốc khói trong buổi lễ ra mắt con dâu còn mang đến giá trị nghệ thuật to lớn, kiến câu chuyện thêm phần thú vị.