Bài văn phân tích hình ảnh nồi cháo cám số 6

Nhà văn Kim Lân là một tác giả có phong cách giản dị, mộc mạc, khiến cho người đọc cảm động ám ảnh bởi trong mỗi tác phẩm ông đều gửi gắm nhiều tình cảm chất chứa. Hình ảnh nồi cháo cám trong tác phẩm Vợ nhặt là liều thuốc có sức rung động sâu xa, thể hiện sức sống mãnh liệt vượt qua bao thời gian.


Truyện ngắn Vợ nhặt lấy bối cảnh nạn đói năm 1945 khi mà cả nước ta rơi cảnh lầm than, cơ cực, người chết như ngả rạ, trong bối cảnh lịch sử đó nhiều người dân đã thiệt mạng, những người sống thì sống cuộc đời cơ cực lay lắt. Hình ảnh nồi cháo cám khiến cho người đọc cảm thấy ám ảnh, về cuộc sống lay lắt, khổ cực của người nông dân dưới chế độ áp bức bóc lột một cổ nhiều tròng.


Trong bối cảnh nạn đói hoành hành, Tràng một người con trai nghèo khó sống cảnh mẹ góa con côi, nhà nghèo, thân hình bên ngoài thô kệch, quai hàm bạnh ra, hai con mắt ti hí hấp háy, miệng lúc nào cũng tủm tỉm cười một mình. Nếu bình thường thì một người con trai như anh cu Tràng sẽ không bao giờ lấy được vợ, nhưng trong hoàn cảnh cả nước đói kém người chết đầy đường thì anh cu Tràng lại dễ dàng nhặt được vợ như nhặt một thứ gì đó rơi ngoài đường mang về nhà.


Hoàn cảnh khốn khó cũng đã xô đẩy một người con lấy chồng mà không có sự chứng kiến của hai bên họ hàng, không có nổi mâm cơm cúng ông bà tổ tiên…Mọi thứ đều quá đơn giản. Hai con người nghèo khó gắn kết lại với nhau, họ nương tựa vào nhau để tìm một hy vọng mới. Bà cụ Tứ mẹ anh cu Tràng được tác giả Kim Lân phác họa lên là một người phụ nữ hiền lành, nhân hậu bà sẵn sàng chấp nhận người con gái xa lạ làm con dâu mình “Có gặp thời buổi này thì người ta mới lấy đến con mình, mà con mình mới có vợ” đó là những suy nghĩ chân thực cảm động của một người phụ nữ thương con.


Sau đêm tân hôn, buổi sáng thức dậy anh cu Tràng thấy nhà cửa đã được quét dọn sạch sẽ, vợ anh ngồi đó là thật mà cứ ngỡ như là mơ. Bà cụ Tứ đon đả bưng bữa ăn sáng ra “Chè khoán đấy”. Nồi cháo cám hiện ra khiến cho mọi người đều cảm thấy đau xót nhưng tất cả đều điềm nhiên chấp nhận cái đói nghèo, mỗi người đều ăn uống vui vẻ như thể ngon lắm. Một bữa ăn toàn những sơn hào hải vị.


Trong bữa ăn những con người đó mơ về một tương lai tốt đẹp hơn về chuyện làm vườn rồi mua đôi gà về nuôi, chuyện làng Sùng người ta không cần phải thu thuế, rồi người dân lao động phá kho thóc Nhật chia cho dân nghèo. Hình ảnh nồi cháo cám là thực tế phũ phàng mà đôi trẻ phải đối diện sau khi cưới nhau chưa được bao lâu. Nhưng bằng tấm lòng người mẹ thương con bà cụ Tứ đã gợi ra những hy vọng mới cho con trai và con dâu của mình, để họ có thêm động lực hướng tới tương lai, niềm tin vào những chặng đường sắp tới.


Người mẹ nghèo khổ xót xa khi phải giấu các con nấu một nồi cháo cám tới gần bữa ăn mới đem ra, bà còn nói tránh đi “Chè khoán đây, ngon đáo để” làm sao có thể ngon với một loại thức ăn đắng ngắt. Trong bữa cơm bà vui vẻ kể nhiều chuyện vui để cho các con vui vẻ theo. Một người mẹ nhất mực thương con, quặn thắt lòng khi con trai cưới vợ trong hoàn cảnh khốn khó này.


Hình ảnh nồi cháo cám mà Kim Lân đã miêu tả có sức sống vô cùng mãnh liệt ám ảnh người đọc, gợi lên những âm hưởng tha thiết thể hiện sự khát khao hạnh phúc của những con người trong bối cảnh lịch sử. Hình ảnh này thể hiện sự tài tình của Kim Lân trong ngòi bút của mình, thể hiện sự sâu sắc của tác giả, khi phác họa chi tiết, tình huống truyện.

Bài văn phân tích hình ảnh nồi cháo cám số 6
Bài văn phân tích hình ảnh nồi cháo cám số 6
Bài văn phân tích hình ảnh nồi cháo cám số 6
Bài văn phân tích hình ảnh nồi cháo cám số 6

Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy