Top 16 Món ăn mang đậm chất xứ Nghệ
Xứ Nghệ quê Bác không chỉ nổi tiếng với cam xã Đoài, tương Nam đàn mà còn được du khách "mê mệt" với nhiều món ăn mang hương vị độc đáo khác. Theo dõi bài viết ... xem thêm...dưới đây để nắm rõ hơn những món ăn đặc sản tại đây nhé.
-
Cà muối
Ban đầu nghe có vẻ hơi vô lý, món ăn này đã quá quen thuộc trong mâm cơm mỗi gia đình Việt, nơi đâu chả có tại sao lại là đặc sản xứ Nghệ? Nhưng món cà muối ở nơi đây lại mang hương vị độc đáo, khác lạ hơn những nơi khác.
Người Nghệ An có cách muối cà riêng biệt khác lạ bởi vậy mà cà được người dân ở đây muối ăn quanh năm. Cà có nhiều loại nhưng ngon nhất là giống cà cốm chỉ to bằng viên bi muối ăn giòn tan, vị chua đậm. Ăn miếng cà giòn tan cùng canh cua mồng tơi thì thật là ngon "hết xẩy". Vùng Nghi Lộc là nơi trồng nhiều cà cốm và có món cà muối ngon nhất, khiến nhà thơ Huy Cận cũng phải thốt lên câu thơ rằng: "Ai ơi cà xứ Nghệ, càng mặn lại càng giòn".
Món cà muối ăn vừa ngon vừa rẻ lại dễ làm, nhưng Nghệ An có cách muối cà riêng biệt khác lạ bởi vậy mà cà được người dân ở đây muối ăn quanh năm. Cà có nhiều loại nhưng ngon nhất là giống cà cốm chỉ to bằng viên bi muối ăn giòn tan, vị chua đậm. Cũng có giống cà quả nhỉnh hơn một chút hình bầu dục, vỏ hơi dày nhưng cắn nổ đốp như pháo nên mới được gọi là cà pháo. Cả hai loại cà này ở Nghệ An nơi nào cũng sẵn nhưng phải là ở vùng Nghi Lộc mới là nơi có nhiều người trồng và cũng ngon hơn nơi khác.
-
Tương Nam Đàn
Tương Nam Đàn có vị sánh vàng, dịu ngọt. Là một loại nước chấm, nước chan được nấu từ hạt đậu tương và hạt nếp hoặc hạt ngô lên men. Loại tương này thường dùng để làm nước chấm các loại thịt luộc, dùng để kho cá, chấm rau, chấm đậu, ăn với cơm hàng ngày. Hoặc dùng làm nước chan. Vào mùa hè dùng nước tương chấm với ngọn khoai lang luộc, rau muống luộc, cà luộc ăn với cơm, vừa mát, vừa đậm đà hương vị đồng quê. Để nấu được tương ngon cũng phải trải qua khâu chọn lựa kỹ càng, đậu để nấu tương phải chọn đỗ (đậu) tương cổ truyền hạt nhỏ như hạt tiêu, vị bùi và béo.Đậu vừa thu hoạch là tốt nhất.Phải sàng lọc hạt đậu kỹ lưỡng không có hạt quá to hoặc quá nhỏ, chọn hạt cho đều, không có hạt lép, hạt hỏng.Thường thì người ta dùng giống đậu Tương Xuân trồng tại Nam Đàn.
Nghề làm tương ở Nam Đàn đã có từ rất lâu, ban đầu chỉ một số hộ làm nhưng đến nay, gia đình nào cũng biết làm tương. Với nguồn nguyên liệu dồi dào, nhân công dày dặn kinh nghiệm, hiện nay, làm tương là một trong những nghề mang lại thu nhập cao, giải quyết việc làm cho nhiều lao động nông thôn, sản phẩm đã khẳng định được uy tín trên thị trường cả nước. Thăm nhà kho của những hộ làm tương chuyên nghiệp, chúng tôi tận mắt chứng kiến được mô hình làm tương không đơn giản. Người Nam Đàn làm tương cầu kỳ ngay từ khâu chọn nguyên liệu, những chai tương được làm ra là cả một quá trình kết tinh nhiều yếu tố. Phải chăng vì thế mà đến tận bây giờ, nó vẫn còn ngọt lịm trong ký ức của những người con xa quê hay những người đã có dịp ghé qua đây.
-
Nhút Thanh Chương
Nhút thực ra là quả mít chứa nhiều xơ, xơ mít được người dân tận dụng và nấu ra khá nhiều món ngon như: thịt ba chỉ kho xơ mít, xơ mít xào sa tế, canh xơ mít... Xơ mít cũng có các loại vitamin tương đương với múi mít nhưng hàm lượng ít hơn. Món ăn dân dã này đã trở thành “thương hiệu” khiến người ta nhớ về mảnh đất và con người xứ Nghệ. Nhút muối xổi ăn ngay trong hai ba ngày, hay muối mặn để dành ăn quanh năm. Bữa cơm của người miền Trung không thể thiếu món ăn dân dã, bình dị này, ăn giòn giòn, mặn của muối, cay xè của ớt, và dậy mùi thơm của mít thật khó mà diễn tả được, ngon tuyệt vời.
Nghề làm nhút ở Thanh Chương có từ lâu đời, là thức ăn dân dã và phổ biến của mọi gia đình. Vật liệu để làm nhút gồm có mít xanh và muối trắng. Mít xanh, loại ương ương càng ngon. Mít đang ở trên cây, người ta hái xuống, gọt sạch vỏ ngoài, rửa cho hết nhựa rồi bỏ vào nong hoặc nia, dùng dao băm hoặc thái thành từng sợi. Sau đó cho muối trộn đều rồi bỏ vào cối giã sơ qua, dùng tay vò cho mềm ra. Cuối cùng bỏ vào vại sành khoả đều trên bề mặt, bỏ vỉ vào dằn đá cho nén xuống, đổ nước muối loãng vào cho ngập vỉ, đậy nắp che bụi, ủ khoảng 5-6 ngày. Hàng ngày trong bữa cơm, một bát nhút và nước mắm làm nước chấm là đủ. Ngoài ra nhút còn được chế biến thành món canh hoặc xào.
-
Cháo lươn
Nghệ An có rất nhiều cánh đồng với nhiều nhiều ruộng nước và kênh rạch – là nơi trú ngụ của những con lươn béo mập. Trong thịt lươn còn chứa nhiều loại vitamin và chất khoáng như vitamin A, B1, B6 hay chứa chất sắt, natri, kali, calci. Ăn thịt lươn có tác dụng chữa bệnh còi xương ở trẻ, bệnh trĩ nội, bệnh phong thấp...Sân ga Vinh có quán cháo lươn ngon nức tiếng, món cháo lươn béo ngậy hòa lẫn vị cay nồng không còn thấy vị tanh.
Không chỉ lươn, cháo cũng được nấu cực kì cẩn thận. Để nấu cháo, phải lựa chọn loại gạo tẻ nào ngon nhất rồi pha thêm chút nếp để cháo sánh hơn. Sau đó người ta sẽ băm nhuyễn xương sống của con lươn, nấu lấy nước súp, rồi lọc bỏ xương vụn đi, sau đó mới đem ninh cháo. Đặc biệt, gạo để nấu cháo cần để nguyên hạt ninh thật kỹ, hạt gạo nở bung, không đặc, cũng không được loãng quá. Cháo được nấu từ xương lươn có vị thơm ngon đậm đà nhưng không hề béo ngấy, khác hẳn với vị cháo nấu bằng xương heo hay thịt gà.
Khi ăn, người ta múc cháo ra bát, xúc một ít thịt lươn xào thơm phức, thêm một chút nước sốt vàng ngậy, một chút hành, răm, rau ngổ và chút hạt tiêu cay nồng. Vị thơm ngon của lươn hòa quyện với sự sánh mềm của cháo, cái hăng cay của hành, ớt khiến thực khách cứ hít hà mãi không thôi, ăn một lại muốn ăn hai.
-
Khoai lang
Câu hát “Khoai lang vàng xứ Nghệ, càng nhai kỹ càng bùi", của tác giả Phạm Tuyên trong bài hát Ai Vô Xứ Nghệ làm ta liên tưởng đến những cánh đồng xứ Nghệ, bên cạnh những ruộng lúa bạt ngàn là những ruộng khoai lang xanh ngắt. Ngày xưa người dân còn đói nghèo thường ăn cơm độn khoai, đến nay giá của cân khoai cũng xấp xỉ cân gạo. Món khoai lang luộc trong nồi đất là ngon nhất, khoai xứ Nghệ vừa chín, bở bung, vỏ nứt tơi, nứt toác, khác hẳn cái giống khoai nhão nhoét xứ Bắc.
Trong những năm nghèo đói, khoai trở nên thân thuộc trong mỗi bữa ăn. Thời đấy dân mình nghèo lắm cơm chẳng đủ mà ăn, khoai lang là một sự thay thế tốt nhất. Mãi cho đến bây giờ, tuy không phổ biến nữa nhưng khoai lang vẫn trở thành một món ăn giản dị nào đó, một thứ để ta hồi ức những thời kì gian khổ ngày xưa.
Khoa lang Nghệ An được trồng ở mảnh đất cát Anh Sơn, Nghệ An. Khoai bở thơm ngon, ruột trắng, ngọt, nhiều khách review khoai trông xấu xí mà ăn ngon không tưởng. Khoai nào chả xấu xí , nhưng độ ngon của nó thì không chê vào đâu được.
-
Cam xã Đoài
Chắc hẳn đã là người Việt Nam sẽ có lần nghe thấy tên đặc sản này. Vườn nhà nào ở xã Đoài cũng có cam, nhiều thì đến vài trăm gốc cho năng suất cao, quả mọng, trĩu nước, ngọt vàng như mật ong. Loại cam này xứng đáng là đệ nhất cam, hàng năm cam xã Đoài theo chân thương lái mà xuất đi trăm ngả, có khi được đóng thùng kiểm tra qua quy trình nghiêm ngặt để xuất khẩu sang các nước có thị trường khó tính. Nhìn chung loại đặc sản này luôn làm hài lòng tất cả những người đã thưởng thức nó, vị ngọt đậm đà. thanh mát khó quên. Cam xã Đoài đã làm giàu cho cuộc sống của người dân nơi đây, giá quả cam luôn cao gấp 2kg cam khác ngoài chợ, nhiều khi "cháy" hàng không có để bán.
Cam Xã Đoài có vẻ ngoài khá bắt mắt. Qủa to tròn căng mọng với một màu vàng óng ả tươi tắn. Bên ngoài có một lớp the mỏng chỉ cần vết xước nhỏ thôi cũng đã tỏa hương thơm đặc biệt. Khi bổ đôi quả cam ra bên trong có màu vàng óng ả và thơm như mật ong khiến ai thưởng thức một lần đều sẽ không thể quên được. Trước đây cam Xã Đoài được dùng để tiến Vua. Do có hương vị đặc trưng không giống bất cứ loại cam nào khác nên cam Xã Đoài được khách hàng các tỉnh trong cả nước cực kì ưa chuộng. Đây được xem là loại cây trồng phát triển kinh tế của vùng đất Nghệ An.
-
Bánh mướt
Bánh mướt giống như bánh cuốn nhưng không nhân và được cuộn tròn lại. Bánh mướt được làm từ những loại gạo tẻ thường, nhưng miếng bánh lại trắng, bóng mịn màng, mềm, dẻo trông rất bắt mắt, và cũng… sang trọng chẳng kém ai. Ở Nghệ An có nhiều huyện làm bánh như: Quỳnh Lưu, Đô Lương, Diễn Châu. Bánh mướt thường được ăn cùng giò chấm mắm, ngon nhất vẫn là bánh mướt xáo lòng. Bánh mướt ăn với bát canh có lòng non, tim, gan, cật, dồi trường, dạ dày) và tiết lợn. Thêm ít hành tăm (loại hành bé, thơm) hoặc hành khô có bán ở chợ, tạo nên một món ăn đậm đà được nhiều người yêu thích. Món ăn này là thực đơn bữa sáng chủ yếu thường thấy của người dân nơi đây.
Bánh mướt thường dài như ngón tay trỏ của người lớn, cuộn tròn, mềm, mịn, trắng trong. Chỉ cần chén nước mắm vắt chanh, đường vừa đủ, ớt cắt lát mỏng thế là có thể ăn đến no, bởi nguyên liệu của bánh không phải cái gì khác ngoài gạo tẻ. Người xứ Nghệ cũng thường ăn bánh mướt thay cơm.
Cuộc sống đã bao nhiêu thay đổi nhưng bánh mướt vẫn thường trực trong những buổi sáng mờ sương, những buổi trưa đãi khách, những bữa tiệc đoàn tụ gia đình và cả ngày giỗ, ngày cưới... Dẫu rằng chiếc bánh mướt theo thời gian đã được người ta cách điệu đi đôi phần như dùng máy để xay bột, dùng thịt heo, mộc nhĩ để làm nhân ... bánh mướt vẫn còn giữ được hồn quê dân dã đến kỳ lạ!
-
Bánh bèo
Nhắc đến bánh bèo người ta thường liên tưởng đến bánh bèo Huế nhưng Nghệ An cũng có món bánh bèo hấp dẫn không kém.Loại bánh này được làm từ bột lọc với nhân tôm thịt, một số quán chỉ dùng nhân thịt và mộc nhĩ. Đối với ai chưa thưởng thức món bánh này bao giờ, lần đầu nhìn thấy bánh bèo Nghệ An rất dễ lầm tưởng là bánh bột lọc. Vị dai của vỏ bánh, vị ngọt bùi của tôm, xem lẫn vị cay của ớt tạo nên một bản giao hòa về ẩm thực rất thú vị, khiên người ta ăn bao nhiêu mà cũng không thấy ngán.
Người Nghệ có nhiều kiểu nấu bánh bèo, hoặc bánh nước múc ra bát, hoặc bánh khô trưng ra đĩa được cho thêm một ít hành khô và rau thơm khiến ai cũng phải thèm thuồng. Mỗi thứ có một cái hay riêng. Tuy nhiên, đĩa bánh bèo sẽ hấp dẫn hơn với chút nước dùng được ninh từ xương heo và luôn ở trạng thái nóng hổi. Vị cay của tương, vị bùi của tôm, vị thơm của rau mùi, hành... cùng bánh bèo làm từ bột lọc sẽ đem lại cho người thưởng thức một thứ hương vị bình dị nhà quê nhưng rất đậm đà, thích thú.
Người Nghệ yêu thích làm và ăn bánh bèo là vậy, nhưng cũng chưa ai biết bánh bèo có có lịch sử và nguyên do như thế nào. Có người cho rằng, bánh bèo vì nó giống như tai bèo nổi lên mặt nước khi đem bánh luộc với nước dùng.
-
Bánh đúc
Bánh đúc loại bánh quen thuộc của làng quê Việt Nam, gắn bó với cuộc sống chúng ta từ thời xa xưa. Bánh đúc Nghệ An phải là từ gạo tẻ trắng, phải là những hạt gạo tẻ đều đều, không pha lẫn với những hạt gạo khác. Bánh đúc xứ Nghệ không thêm các nguyên liệu khác như ở một số vùng, chỉ là miếng bánh đúc trắng đơn độc thôi nhưng chấm với tương Nam Đàn thì ngon tuyệt vời. Món ăn dân dã khiến người ta ăn nhiều mà cũng không thấy ngán.
Bánh đúc đã dẻo mề dẻo mệt đi, lại hút cái nước nộm ngầy ngậy mà mềm dịu, thoang thoảng mùi thơm của giá trần, của vừng rang, của chanh cốm - không, cái mát đó thực quả là một cái mát Đông phương, thâm trầm và hiền lành, chứ không rực rỡ hay kêu gào ầm ĩ.
Tuy vậy, cái mát đó sẽ không được hoàn hảo nếu lúc ăn, ta lại để thiếu mất thứ rau ghém, gồm mấy thứ chính: rau chuối thái mỏng, ngổ Canh, thơm, kinh giới và tía tô. Những người nào xót ruột cứ trông thấy một đĩa rau ghém đủ vị như thế cũng phải bắt thèm và muốn ăn bánh đúc nộm ngay.Lâu lâu, đã ngấy với những món ăn béo quá, nặng quá mà có một hôm được thưởng thức một món quà thanh đạm như bánh đúc, người ta thấy mình như cũng nhẹ hơn.
-
Ốc xào
Không biết từ lúc nào, ốc xào đã trở thành món ăn rất phổ biến ở Nghệ An. Chỉ cần một đĩa ốc đủ để các đấng mày râu lai rai cùng bạn nhậu, và cũng chỉ cần thế cũng đủ cho chị em quây quần vừa ăn vừa tám đủ chuyện trên trời dưới đất.
Ốc xào tưởng chừng như món ăn quá quen thuộc nhưng ở Nghệ An món ăn này lại mang hương vị riêng, không đâu có được. Ngừoi ta không dùng đường để xào mà dùng mật mía, trứng gà và tóp mỡ. Người ta thường đuôi ốc để gia vị ngấm đậm đà hơn và có thể hút, không cần khều ruột, hương vị rất thơm ngon, độc đáo.
Việc xào ốc ở đây kể cũng khá công phu! Người ta phải ngâm ốc khá lâu trong nước vo gạo cùng vài ba lát ớt tươi, sau đó chà đi chà lại để làm sạch nhớt và bùn đất bẩn bám trên mình và miệng ốc.
Xoay cán dao, chặt bỏ phần đuôi ốc. Tiếp đến ướp ốc với mắm, muối, đường, mì chính, lá chanh, sả, ớt băm nhỏ, khoảng 15 phút rồi đem xào.Ở Nghệ An, người ta thường xào ốc với mỡ lợn (thịt cắt miếng, rán ra nhưng không để tóp quá hoặc cháy) sau đó đổ ốc vào xào rồi đậy vung lại chừng 10 phút thì tắt bếp, múc ra đĩa, ăn nóng.
Ốc xào thường được ăn với bánh đa và rau sống gồm xà lách, dưa leo, giá, rau thơm ... Đặc biệt, ăn ốc ở đây thì không cần phải gai khều, chỉ cần cầm con ốc bóng mỡ lên miệng hút một cái là ruột ốc cùng đủ thứ gia vị đã tan trong miệng. -
Mực nhảy nướng Cửa Lò
Cửa Lò là một trong những điểm du lịch biển nên tại nơi đây có khá nhiều món ăn hải sản tươi ngon, hấp dẫn vô cùng và một trong những món hải sản ngon đó không thể không kể đến mực nháy nướng Cửa Lò. Món này được chế biến từ những con mực được ngư dân đánh bắt từ sáng sớm, tươi ngon và sạch sẽ, được mang về chế biến, thưởng thức. Mực tươi được nướng lên vừa thơm vừa giòn vừa ngọt, khi ăn thêm một chút tương ớt hoặc muối tiêu chanh thì rất ngon.
Ngư dân tại Cửa Lò thường bắt đầu câu mực từ tháng 3 - tháng 7 âm lịch. Để có mẻ mực tươi sống, người ta phải câu mực xuyên đêm, sau đó thả vào các lồng bè đặt ngay dưới bè nổi. Mặc dù vậy, những chú mực trong suốt vẫn bơi lội tung tăng như đang ở môi trường biển.
Mực nhảy là món đặc sản Nghệ An đã níu chân được nhiều thực khách khi đến với vùng đất này. Những con mực đang bơi, khi đánh bắt lên để chế biến vẫn còn tươi sống, bật tanh tách, mắt và những đốm trên thân ánh lên những mảng màu lấp lánh nên được gọi là "mực nhảy" hay “mực nháy”. Cái tên này tạo nên thương hiệu khác biệt mà chỉ ở vùng đất Cửa Lò mới có được.
Thông thường nhiều người vẫn quen gọi là mực nhảy nhưng tên gọi chính xác là “mực nhảy” vì con mực mới bắt lên còn sống, mình trong suốt, làn da lúc nào cũng nhấp nháy những đốm lân tinh. Hai cách gọi trên tuy diễn tả những trạng thái khác nhau của con mực nhưng đều nói lên mức độ tươi ngon của con mực..
Nếu muốn thưởng thức món mực nhảy đúng chuẩn thì bạn phải dùng ngay tại chỗ. Mực câu lên rửa nhanh qua nước sạch rồi đem nướng luôn. Đảm bảo thưởng thức theo kiểu này sẽ giữ được 100% hương vị của biển cả. Mực Cửa Lò chỉ to cỡ 1 - 2 ngón tay nhưng khi nướng lên có màu vàng ruộm, thịt cực ngọt, giòn dai, chấm cùng nước mắm pha lẫn với mù tạt và tiêu khiến bạn nhìn thôi cũng đã thấy thèm thuồng.
-
Cháo Canh
Món ăn nổi tiếng ở Nghệ An không phải là sự kết hợp giữa bánh canh và cháo như tên gọi.
Nếu không biết, nhiều người sẽ nghĩ đặc sản này là một loại cháo. Tuy nhiên vẻ ngoài của món trông khá giống bánh canh. Đến Nghệ An, đặc biệt là thành phố Vinh, du khách dễ dàng tìm thấy nơi bán món này. Người xứ Nghệ ăn cháo canh vào bất kỳ bữa nào trong ngày.Cháo Canh là món ăn dân dã và cũng là một trong những món đặc sản mang đậm nét của vùng đất xứ Nghệ khá nổi tiếng. Sở dĩ món ăn mang tên "cháo canh" do nước dùng phải nấu để đạt độ sánh như cháo. Sợi bánh cho vào đun sôi lại vài phút rồi vớt ra chứ không chỉ nhúng qua nước sôi như cách nấu bún hay phở ở miền Bắc.
Được làm từ bột mỳ, sau khi nhào thật nhuyễn sẽ cán thành bột và cắt thành những sợi nhỏ tròn được kết hợp với nước hầm xương ngon. Một trong những phần được cho là "linh hồn" và tạo nên sự nổi bật của món cháo canh này là nước dùng được nấu từ xương heo cùng các gia vị, có độ sánh và mùi thơm phức. Thường nước dùng luôn phải nấu từ sáng sớm, ninh xương càng lâu nước càng ngọt. Ăn kèm với sợi bánh còn có vài lát thịt heo, chả, trứng cút luộc, thịt cá hoặc tôm, tuỳ theo từng nơi.
-
Bánh Ngào
Một cái tên cũng khá phổ biến đối với người dân nói chung cũng như du khách đến Nghệ An nói riêng chính là Bánh Ngào Nghệ An - đây là món ăn đơn giản được phủ nhiều mật lại có thêm mùi thơm của gừng, nếu được thưởng thức vào lúc trời mưa phùn hay se se lạnh ăn nóng sẽ rất ngon.
Bánh ngào được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo nếp và mật mía. Khi chín, từng chiếc bánh được phủ bên ngoài nhiều mật mía màu vàng ngọt ngào nên được gọi là bánh ngào. Nhiều người cũng gọi bánh ngào là bánh mật. Nguyên liệu cho việc làm nên một phần bánh ngào ngon tuyệt rất đơn giản: chỉ cần chuẩn bị bột gạo nếp thơm và ngon, mật mía (chọn loại mật có màu vàng đỏ, sánh nhuyễn thì làm bánh sẽ ngon hơn), lạc rang, gừng. Gừng cũng là nguyên liệu rất quan trọng khi làm bánh ngào vì chỉ cần vài lát gừng, khi ăn bánh ngào bạn sẽ cảm nhận được hết độ ngon của bánh. Khi tắt bếp, mùi thơm của gừng sẽ lan toả khắp nhà khiến ai cũng thòm thèm.
Thưởng thức món Bánh Ngào chuẩn vị với vị bùi của nhân, thơm dẻo của nếp quyện với vị ngọt vừa đậm vừa thanh vừa thơm nồng của gừng, của mật đem đến cho người ăn vị ngọt thơm rất ngon miệng.
Bánh ngào dùng vào những ngày mùa đông, tiết trời se lạnh hoặc những ngày mưa phùn sẽ rất hợp vì vị cay cay, thơm thơm của gừng, vị bùi của lạc và vị ngọt của mật mía sẽ làm bạn ấm lòng.
Chỉ cần cắn 1 miếng thôi là bạn đã cảm nhận được hết các mùi vị của nguyên liệu làm bánh rồi.
Tuỳ theo khẩu vị của từng người mà các bạn có thể làm bánh ngào có nhân hoặc không nhân. Có nhiều người cảm thấy nếu cho nhân vào thì ăn sẽ bị ngấy vì ngọt quá nhưng cũng có nhiều người thích cho nhân vào để đảm bảo vừa ngọt trong vừa ngọt ngoài. Ngoài ra, nhân bánh cũng có thể được làm bằng nhân mặn (có thịt, mộc nhĩ và gia vị). -
Bánh đa xúc hến
Bánh đa xúc hến là một món ăn khá quen thuộc của người dân xứ Nghệ, một món ăn vô cùng dân giã nhưng đậm đà và khiến bạn khó có thể quên được một khi đã thưởng thức. Hến để làm nên món này là loại hến lấy được từ sông Lam, sau khi tách vỏ, xào cùng hạnh mỡ béo ngậy và thơm lừng. Kết hợp cùng với hến là những chiếc bánh đa Đô Lương giòn tan được dùng thay thìa, một sự kết hợp quá hoàn hảo làm nên món đặc sản Nghệ An đầy quyến rũ. Gia vị để ăn cùng bánh đa là lạc rang giã nhỏ, rau sống và ớt để thêm kích thích vị giác.
Ngoài ruột hến thì món này còn cần có các loại nguyên liệu: hành tây, hẹ, ớt, tỏi, bánh khô, dầu ăn, gia vị, hạt tiêu. Ruột hến làm sạch để ráo, hành tây cắt nhỏ hơn xào thịt bò, hẹ cắt khoảng 2-3 cm, tỏi đập dập.
Cũng như ngao, vẹm trai, hến là loại động vật có vỏ ngoài cứng, chỉ sinh sống ở nơi có cát và nước chảy. Về mùa đông hến bò xuống lòng sâu để tránh rét, vào cuối mùa xuân khi có những trận mưa rào đầu mùa, tiết trời ấm áp hến mới bò lên những nơi nước nông để kiếm ăn và sinh sản.
Hến vỏ ngâm với nước vo gạo chừng một giờ cho nhả hết chất cặn, rửa lại nhiều lần cho thật sạch. Sau đó, cho hến vào nồi luộc chín với một ít muối, dùng đũa khuấy đều cho thịt hến tách ra khỏi vỏ. Phần nước luộc hến có thể dùng để nấu canh rau, rất ngon và ngọt. -
Cháo nghêu Cửa Lò
Tiếp sau đây sẽ là một món ăn cũng được chế biến từ hải sản vô cùng nóng hổi và thơm ngon cho bạn, đó là món cháo nghêu Cửa Lò.
Cháo nghêu Cửa Lò đặc sản Nghệ An được chế biến từ nghêu được luộc lên, lấy nước nấu cháo, ruột nghêu được rán lên với các loại gia vị. Khi cháo chín trộn nghêu với cháo rồi đổ vào bát đã bỏ sẵn rau thơm. Mùi thơm của gạo, quyện với mùi vị của nghêu, của rau thơm tạo nên một món ăn thanh nhã, ăn vào đến đâu cảm giác ngọt mát lan đến đó. Cháo nghêu cung cấp nhiều chất đạm, tăng thêm sinh lực cho cơ thể, là món ăn đêm được nhiều du khách ưa thích.
Món ăn thú vị của Cửa Lò về đêm dành cho du khách là món chào Nghêu nóng hổi thơm ngon. Hương thơm nhẹ nhàng của gạo hòa quyện với vị ngọt tự nhiên của nghêu tạo nên món ăn đầy thanh nhã. Gia vị cho món canh ngao tại đây cũng thật khác biệt. Thông thường bát canh ngao chua của người Hà Nội dùng me, thì ở Cửa Lò vị chua được lấy từ quả chay phơi khô. Người dân ở đây không dùng hành lá nấu canh mà thay vào đó là lá lốt, lá dấp cá. Tất cả tạo nên món đặc sản Nghệ An ngon không thể chối từ.
-
Bánh gai xứ Dừa
Bánh gai là món quen thuộc của nhiều vùng miền, nhưng bánh gai xứ Dừa là đặc sản đặc trưng, thơm ngon khó cưỡng. Đây được xem là món ăn có từ lâu đời ở xã Tường Sơn, huyện Anh Sơn, Nghệ An. Món này là sự kết hợp giữa lá gai, bột nếp, mật mía, nhân đậu khi ăn vào ngọt dịu, thơm nức.
Để sản xuất ra những chiếc bánh gai thật thơm ngon, chất lượng, những người thợ phải đảm bảo được nguyên liệu đầu vào vô cùng cầu kỳ gồm nếp, đậu xanh, lá gai tươi, dừa khô, đường cát trắng, dầu ăn... Nếp là thứ nếp quê, trắng và thơm để khi xay ra có được bột nếp thật dẻo, mịn và thật thơm. Nhân bánh được làm bằng những hạt đậu xanh hấp chín, giã nhuyễn trộn với đường kính trắng và cùi dừa xắt nhỏ tạo nên mùi thơm béo ngậy của dừa và mùi thơm của nhân đậu xanh.
Thêm vào đó, lá gai được dùng làm phải được hái về và rửa sạch, luộc chín, giã nát và trộn với dầu ăn, cho vào bột nếp đã được lọc kỹ và làm nên thứ màu đặc trưng của bánh gai, loại đặc sản nổi tiếng. Lá để gói bánh được làm bằng lá chuối khô, sau khi đã được lau chùi rất sạch sẽ và để nơi thoáng mát.
Bánh gia Xứ Dừa là loại bánh được làm từ những nguyên liệu tự nhiên, không chất bảo quản, phẩm màu nên không gây tác hại đến sức khoẻ người tiêu dùng vì thế nên thời gian sử dụng bánh không dài. Và đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho loại đặc sản Nghệ An này không thể vận chuyển đi xa. Bánh ngon hơn khi để nguội và có thể bảo quản trong 2-3 ngày. Nếu để tủ lạnh có thể bảo quản được 4-6 ngày.