Top 12 Điểm yếu về tính cách của con người mà bạn cần biết
Trí óc của con người đánh dấu điểm mạnh và điểm yếu của một con người bởi vì không có sức mạnh nào mạnh hơn suy nghĩ của bản thân có khả năng thực hiện hay ... xem thêm...không thực thi được một hành vi nào đó không? Vậy đó là những điểm yếu nào để chúng ta cùng tìm hiểu và khắc phục. Hãy cùng đọc và phát hiện xem bản thân có điểm yếu gì để cùng sửa chữa các bạn nhé!
-
Hoang tưởng
Có nhiều chuyện không có thật nhưng bạn lại cho là hoàn toàn đúng? Sự sai lệch này của bệnh nhân nặng nề đến mức bạn không thể giải thích bằng lý lẽ hay chứng minh bằng chứng cứ được. Khiến bạn trở thành người khổng lồ về tư tưởng, người lùn về hành động, giống như người ta thường có câu "nói dễ hơn làm". Khi con người gặp phải trắc trở, hay vấn đề khó có thể giải quyết, bèn thoát ly thực tế, mơ tưởng hão huyền, đưa bản thân vào thế giới tưởng tượng, với ý đồ lấy phương thức hư cấu đó để ứng phó với trắc trở, nhằm thỏa mãn nguyện vọng của mình, nhưng đó chỉ là mơ thôi, và bạn mãn nguyện với yếu tố ảo tưởng đó, mãi không chịu hành động để với lấy giấc mơ của mình.
Nằm mơ giữa ban ngày là một kiểu hoang tưởng, nếu nằm mơ giữa ban ngày thay thế hành động có ý nghĩa, nó sẽ trở thành thủ đoạn để trốn chạy hiện thực.
Hoang tưởng thì đẹp đẽ, còn hiện thực lại tàn khốc. Hoang tưởng chỉ là một loại cảm giác. Nếu muốn có thành công, nên nhìn vào hiện thực, đặc biệt là khi đối nhân xử thế, càng không được xa rời thực tế.
-
Tiêu cực
Trong cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ rất dễ gặp phải tình trạng này. Chúng chính là những suy nghĩ làm cơ thể bạn có cảm giác khó chịu, hay cáu gắt, đôi lúc thường gây ức chế và bất mãn với chính bản thân mình. Khi đó, mọi thứ xung quanh không vừa mắt bạn thì bạn sẽ rất dễ nổi cáu, gây bất hòa trong các mối quan hệ dù là gia đình, tình yêu hay bè bạn. Các suy nghĩ này khiến cơ thể tiêu hao nguồn năng lượng lớn, không thể tập trung vào công việc. Cũng giống như khi não bạn chỉ tập trung vào một việc gì đó thì chúng sẽ càng trở nên rắc rối và lớn hơn.
Người tiêu cực luôn để lại cho người ta ấn tượng giả rằng không ham danh lợi, thực ra nội tâm của họ vô cùng trống rỗng. Kiểu người này không suy nghĩ, không làm gì cả, cho dù có năng lực mạnh, thì cuối cùng vẫn chẳng làm nên trò trống gì.
Sự khác biệt giữa tiêu cực và tích cực nằm ở cách nhìn nhận. Bước đi trên con đường quá nhiều thông tin, quá nhiều dục vọng, quá nhiều cạnh tranh, chúng ta thường có phần lo lắng, hoảng sợ. Nhưng vì sự thành công trong sự nghiệp và sự hạnh phúc trong cuộc sống, bắt buộc phải tạo dựng tâm thái tích cực, mỗi ngày hãy mang đến cho bản thân một hy vọng, bạn sẽ có tâm tình tốt đẹp.
-
Tự phụ
Tự tin là điều vô cùng quan trọng, nhưng nếu tự tin “quá mức” sẽ biến thành “tự phụ”. Nhiều người bởi thành công mà tự thổi phồng mình, đến nỗi sa vào cái giếng tâm lý tự phụ. Những người có tính cách này nhìn vẻ ngoài thì luôn tỏ ra hào nhoáng và cũng luôn muốn mình là tâm điểm, là số 1, họ không chịu được sự thua kém và cố gắng đề cao bản thân. Nếu như là người có năng lực, thì điều này hoàn toàn không có vấn đề, nhưng nếu là người tự phụ quá cao so với năng lực của mình thì điều này sẽ khiến họ chỉ ngày càng kém cỏi hơn trong cả suy nghĩ lẫn hành động.
Tự phụ có khi được biểu hiện bằng sự tự cao, tự cho rằng không gì là không thể làm được, đánh giá bản thân quá cao, xem thường người bên cạnh. Bởi vậy, người tự phụ thường sa vào cảnh ngông cuồng, tự cao tự đại, cuối cùng đi về hướng thất bại.
-
Cẩu thả
Nhiều người nghĩ rằng tính cẩu thả chỉ là một thói quen không tốt và không nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu không hiểu rõ sự ảnh hưởng lớn từ loại tính cách này để sửa đổi và tiết chế sớm thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng lớn trong cách làm việc, xử lý tình huống nhất là ở trẻ nhỏ. Hơn hết, không một nhà tuyển dụng nào mong muốn nhìn thấy tính cẩu thả ở ứng viên của mình. Vì chỉ sai sót dù một chi tiết nhỏ cũng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó lường trước trong công việc, là căn nguyên sâu xa của sự thất bại.
Trong cuộc sống thường xuất hiện tình trạng như thế này, có một số người khi gặp phải khó khăn, không suy nghĩ mà vội vàng quyết định, để rồi sau đó lại hối hận không thôi, đôi khi thậm chí còn gây ra cục diện không thể cứu vãn. Nhưng trên thế giới này cơ bản không có thuốc hối hận, chúng ta không biết trước được ngày mai sẽ ra sao, bởi vậy thành bại của nhiều chuyện, thường được quyết định bởi việc chúng ta thận trọng cẩn thận hay qua loa cẩu thả. Có một số người sở dĩ thất bại, có lẽ là bởi vì họ thiếu sự suy nghĩ và chuẩn bị. Còn những người có đầu óc lý trí, thường thông qua suy nghĩ cẩn
trọng mới hành động, bởi vậy người như vậy dễ thành công nhất. -
Khép mình
Đây không phải là điểm yếu không có cách chữa trị. Con người chúng ta luôn muốn để lại một góc nhỏ nào đó cho riêng bản thân mình, điều này không sai, vì trong sâu thẳm trái tim mình thì chỉ mình mới hiểu. Nhưng nhiều người hiện nay không phải là " bó mình" theo cách đó, họ cắt đứt mối liên hệ với những người xung quanh, như là cô lập. Họ khép mình trong phạm vi nhỏ hẹp, đóng cửa thế giới ở bên ngoài. Khép mình, có thể tránh được bão táp, nhưng ánh nắng cũng không thể tiến vào. Họ không biết rằng chính sự giao lưu đó làm họ ttrưởng thành và ngày càng hoàn thiện hơn chăng?
Một người có thể mở rộng tâm hồn, đón nhận ánh nắng sẽ không bao giờ khép mình. Nếu có tâm thái như ánh nắng mặt trời, bạn sẽ không đánh mất chính mình, sẽ không đánh mất phương hướng. Đánh giá chính xác giá trị của
bản thân, đồng thời để bản thân tiếp tục “tăng giá”, đây là thái độ sống tích cực. Có như vậy, cuộc đời của bạn mới không vô nghĩa. -
Tham lam
Người ta thường nói: Lòng tham của con người là vô đáy. Nên đây chính là điểm yếu trong sâu thẳm mỗi người. Ai cũng có sự tham lam riêng mình, nhưng hãy biết thế nào là đủ, đừng đi quá xa. Có lẽ tham lam chính là sự nghèo nàn về tâm hồn, là căn nguyên của tai họa.
Con người sống trong hiện thực, không thể không có dục vọng. Dục vọng về tiền bạc, sẽ khiến con người ta trở nên tham lam. Tiền bạc là bảo đảm cơ bản cho cuộc sống, nhưng sau khi giải quyết mọi nhu cầu của cuộc sống, không thể một mực tham vọng tiếp. Dục vọng về tiền bạc nên có mức độ, nếu vượt quá nên nghĩ cách để bản thân dừng lại, bởi vì tham lam quá mức sẽ đổi lại kết quả hối hận không kịp. Hãy nhớ lấy câu "Tham thì thâm" mà người đời thường nói, hài lòng với những gì mình có vì bạn không biết ngày mai sẽ ra sao đâu. Cái gì dễ được thì cũng sẽ biến mất như chính cách nó đã đến.
-
Đố kị
Đây là tính cách kìm hãm con người một cách vô hình, xu hướng không vui khi chứng kiến thành công của người khác. Bôi nhọ thành tựu của người khác, bộc lộ sự bất lực của bản thân. Đố kị là khối u lớn của lòng người. Đố kị có thể khiến người xinh đẹp trở nên xấu xí vô cùng, có thể khiến người nhiệt tình trở nên băng lạnh, hình thành do tâm lí chủ quan, thích thể hiện, tính cách cá nhân và môi trường. Người đố kị nhìn thấy người khác sống tốt hơn mình, may mắn hơn mình, sẽ hận tới nghiến răng nghiến lợi; còn khi nhìn thấy người khác kém may mắn hơn mình, sống không tốt bằng mình, sẽ vênh vang tự đắc.
Tình trạng này sẽ gây ra ảnh hưởng không tốt đến mối quan hệ giữa người với người. Hãy tưởng tượng sẽ ra sao nếu bạn bè đố kị, anh em đố kị? Tình cảm bao nhiêu lâu cũng sẽ tan vỡ vì con rắn đố kị mà thôi. Con người nên nhìn thế giới này bằng trái tim rộng lượng, bởi vì lòng đố kị chỉ có thể đưa con người tới bến bờ của sự điên cuồng, sụp đổ, chứ không thể khiến con người có được sự tươi đẹp và hạnh phúc được.
-
Cố chấp
Cố chấp hay bả thủ đều là những tảng đá ngáng đường của chúng ta. Cố chấp là một hiện tượng tâm lý không hiểu sự biến đổi. Cách nhìn nhận về sự vật, cách phán đoán về giá trị của sự vật đều thông qua giá trị quan của bản thân, điều này vốn mang đậm sắc thái chủ quan. Nếu nhận thức về một sự vật là sai, nhưng lại không muốn nghe ý kiến của người khác để sửa đổi, sẽ sai càng thêm sai. Cố chấp không phải là từ gần nghĩa với kiên trì, nó khác xa kiên trì.
Bởi cố chấp là luôn bảo vệ cái bản ngã của mình, không lắng nghe, không sửa chữa, coi mình là hoàn hảo, nhưng đó chính là những điều khiến bạn không bao giờ có thể cải thiện bản thân mình được, không thể phát triển, cũng không thể tốt lên, chỉ đứng một chỗ mà nhìn ngắm sự tốt đẹp của người khác, còn mình thì ngày càng tụt dưới đáy. Thực ra, mở chìa khóa của sự cố chấp không phải là một việc khó khăn, chỉ cần có thể kịp thời sửa đổi quan điểm sai lầm của bản thân, tiếp nhận sự vật mới, sẽ dễ mở được ổ khóa tâm hồn.
-
Xốc nổi
Trong cuộc sống thường ngày, có nhiều chuyện khiến chúng ta bực bội, bất đắc dĩ, nhưng bất kể là cảm xúc của bản thân kích động đến đâu, đều không thể đánh mất lý trí, càng không thể bất chấp mọi thứ mà áp dụng hành động quá khích. Xốc nổi không chỉ không giúp được gì, mà luôn gây ra hậu quả khiến chúng ta khó có thể gánh vác. Bởi vậy, khi gặp phải hoàn cảnh khó khăn, dùng lý trí để khống chế hành vi của bản thân là lựa chọn sáng suốt.
-
Nhắm mắt hùa theo
Rất nhiều người đều theo đuổi trào lưu số đông một cách mù quáng, đây là đặc trưng tâm lý của rất nhiều người, đồng thời cũng là một cái hố tâm hồn vô cùng nguy hiểm. Bởi vì nhân sinh quan, giá trị quan, đạo đức quan của mỗi người là khác nhau, nên phương hướng lựa chọn của mỗi người cũng nên khác nhau. Vì nhắm mắt hùa theo, nên chúng ta thường đánh mất chính mình, đánh mất cá tính của mình, đánh mất năng lực phán đoán và sự tự tin của mình.
-
Tự giới hạn
Điều này sẽ giết chết tiềm năng của bạn. Thành công thuộc về người mong muốn thành công. Tâm lý hạn hẹp sẽ cản trở con người tiến về phía trước. Nhiều khi, sự thất bại của một người không phải là do chịu ảnh hưởng của môi trường khách quan, mà là tâm lý tự giới hạn đã được định trước là không thể thành công.
Người ta nói mỗi con người luôn có giới hạn là đường tiệm cận của bản thân, những thành công, mong ước, nhưng hãy cứ để nó là đường tiệm cận, đừng bắt nó đứng im một chỗ, đừng tự ti rằng mình không thể, mỗi ngày bạn cố gắng thêm một chút, sẽ có ngày bạn chạm được vào đường tiệm cận luôn chuyển động ấy thôi.
-
Đa nghi
Đa nghi là một trong những điểm yếu của con người, cũng là nguồn gốc gây tai họa hại người hại mình. Đa nghi sẽ khiến mọi người thường nghĩ về mọi chuyện theo chiều hướng xấu và tiêu cực. Con người một khi rơi vào cái hố của sự đa nghi, sẽ dễ khiến thần kinh nhạy cảm với mọi chuyện, nghi ngờ người khác, nghi ngờ chính mình, điều này không có lợi cho mối quan hệ bình thường.
Hơn nữa, đa nghi cuối cùng sẽ khiến bản thân luôn cảm thấy căng thẳng và lo lắng. Đa nghi khiến mọi tình cảm giữa người với người càng trở nên xa cách và ngày càng rạn nứt. Hãy tin tưởng và lắng nghe nhau, dù chỉ là vài lời nói, mọi chuyện đều có thể giải quyết.