Top 5 Đoạn văn nghị luận bàn về sự xấu hổ của con người hay nhất
Cơ sở của hành trình hoàn thiện bản thân được tạo nên bởi sự tự tin và sự xấu hổ. Chắc hẳn chúng ta đã từng tự hào về những thành quả của mình, nhưng liệu có ... xem thêm...mấy ai biết xấu hổ về những lỗi lầm của mình chưa? Dưới đây là những đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ bàn về sự xấu hổ của con người hay nhất mà Toplist đã sưu tầm và tổng hợp.
-
Bài tham khảo số 1
Cơ sở của hành trình hoàn thiện bản thân được tạo nên bởi sự tự tin và sự xấu hổ. Chắc hẳn chúng ta đã từng tự hào về những thành quả của mình, nhưng liệu có mấy ai biết xấu hổ về những lỗi lầm của mình chưa? Sự xấu hổ là một bài học sâu sắc về việc nhận thức bản thân của mỗi người. Sự xấu hổ là một cảm giác tồn tại trong tâm hồn của chúng ta, khi chúng ta nhận thức được những sai lầm và hành động không đúng đắn của mình. Mặc dù nó không phải là một cảm giác thoải mái, nhưng sự xấu hổ lại là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống, giúp ta trở nên thấu hiểu sâu sắc hơn về những giá trị đạo đức và xã hội. Trước hết, sự xấu hổ giúp chúng ta nhận thức được những sai lầm và hành động không đúng đắn của mình. Nó giúp ta nhìn nhận lại cách cư xử của bản thân một cách khách quan và thấu hiểu hơn khi đặt mình vào vị trí người khác. Từ đó, chúng ta có thể sửa đổi và cố gắng phát triển bản thân một cách bền vững để đóng góp cho xã hội. Sự xấu hổ cũng giúp ta xóa bỏ những hành động không đúng đắn và cóc cách thức thể hiện bản thân phù hợp hơn. Tuy nhiên, trong xã hội, vẫn còn đầy rẫy hình ảnh và tư duy lệch lạc của giới trẻ, nhưng họ không hề thấy xấu hổ, ngại ngùng mà cho đó là cá tính, là tự do. Sự xấu hổ không phải là một điều xấu, mà là một yếu tố quan trọng trong nhận thức của con người. Chúng ta có thể không hoàn hảo, nhưng chúng ta phải biết cư xử và hành động phù hợp mới môi trường mà ta đang tồn tại.
-
Bài tham khảo số 2
Trong hành trình hoàn thiện và phát triển nhân cách, bên cạnh việc không ngừng trau dồi tri thức, con người cần rèn luyện rất nhiều đức tính khác nhau. Bàn về vấn đề này, có ý kiến cho rằng: "Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn". Câu nói đã để lại bài học sâu sắc về việc con người cần có niềm tự hào đối với những điều tốt đẹp của bản thân, nhưng bên cạnh đó, chúng ta cũng cần biết xấu hổ để nhận thức được những sai lầm, yếu kém. "Xấu hổ" là cảm xúc tự ý thức được sai lầm hay yếu kém của bản thân, thể hiện qua sự ngượng ngùng hay hổ thẹn. Khi biết xấu hổ, đồng nghĩa với việc chúng ta đã nhận thức được những sai lầm, thiếu sót của bản thân, đồng thời tìm ra những định hướng để khắc phục, sửa chữa. Như vậy, biết xấu hổ là một trong những yếu tố giúp con người bổ sung, sửa chữa những yếu kém và hoàn thiện, phát triển chính mình. Đồng thời, xấu hổ còn là một trạng thái cảm xúc thể hiện việc con người có lòng tự trọng về phẩm giá, giá trị của bản thân. Mặc dù tự hào và tự biết xấu hổ là những phẩm chất cần thiết nhưng để phát huy hết tác dụng và ý nghĩa mà chúng đem lại, chúng ta cần phải biết kết hợp hai biểu hiện này. Con người không nên quá tự hào về bản thân mà dẫn đến kiêu căng, tự phụ, đánh giá sai lầm, ảo tưởng về năng lực của bản thân. Đồng thời, không nên quá tự ti phủ nhận năng lực của chính mình. Khi dung hòa được điều này, đồng nghĩa với việc con người đã có được một hành trang về kĩ năng để sống và phát triển không ngừng. Như vậy, câu nói "Biết tự hào về bản thân là cần thiết nhưng biết xấu hổ còn quan trọng hơn" đã thể hiện một bài học có ý nghĩa sâu sắc, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ. Là những chủ nhân tương lai của đất nước, chúng ta cần nhận ra những điểm mạnh của bản thân để phát huy, đồng thời nhận thức về những yếu kém, thiếu sót để sửa chữa.
-
Bài tham khảo số 3
Con người ta ai cũng cần có cho mình lòng tự tôn cá nhân. Lòng tự tôn chính là thước đo cho sự phát triển nhân cách con người, nhưng có lòng tự tôn để không dễ đánh mất mình thì cũng nên biết xấu hổ khi cần thiết, điều đó rất quan trọng, nó là một phần về thái độ của bản thân trước hành động của chính mình và người khác, cũng là một khía cạnh của con người mình mà người khác sẽ nhìn vào và đánh giá. Người ta hay xấu hổ khi tự mình cảm thấy hổ thẹn, thấy mình có lỗi hay kém cỏi hơn người khác. Tuy nhiên, cũng có sự xấu hổ hồn nhiên khi con người ta thấy rung động về một tình yêu ngây ngô, thầm kín mà bị phát hiện. Con người ta ai cũng nên biết xấu hổ, biết xấu hổ con người ta sẽ nhận thức được bẩn thân mình rõ ràng hơn để tránh mắc phải những sai lầm đã có. Biết xấu hổ vì nhận thấy mình kém cỏi, bị chê bai, bị đem ra so bì sẽ cho người ta động lực để vươn lên, khắc phục những thiếu sót của bản thân, sự biết xấu hổ trong trường hợp này rất dễ biến thành động lực phi thường để phát triển bản thân. Biết xấu hổ ngưởi ta sẽ dễ biết cảm thông chia sẻ hơn, sống có lương tâm hơn, biết nghĩ cho người khác hơn. Biết xấu hổ là một trong những biểu hiện tốt thể hiện một con người có lòng tự trọng, có nhận thức đúng đắn về phẩm giá con người. Tuy nhiên, không nên để sự xấu hổ trở thành mặc cảm để rồi tự mình càng tạo ra khoảng cách xa hơn với mọi người. Biết xấu hổ nhưng rồi cũng chỉ để đấy thì sự xấu hổ lại trở thành ý nghĩa tiêu cực. Trong xã hội vẫn còn đầy rẫy hiện trạng con người ta còn có những hành động xấu, những hình ảnh xấu nhưng cũng không có nhận thức đúng đắn và cũng không có biết đến sự xấu hổ trước những chuyện mình làm như những hành vi lệch lạc của giới trẻ: ăm mặc thiếu vải, văng tục chửi bậy, thích ra vẻ ta đây và bắt nạt người khác, yêu đương khi còn nhỏ tuổi nhưng rất vô tư, công khai và có khi còn tự đăng tải lên các trang mạng công cộng… Người nổi tiếng thì tháy vì đi lên bằng chính công sức lao động nghệ thuật chân chính thì lại thích chiêu trò, tạo scandal…thay vì nhận thức được những hành vi của mình là sai trái, đáng xấu hổ, họ lại coi cái đó là để thể hiện cái tôi cá nhân, là cá tính, là tự do. Để xây dựng cộng đồng người có ý thức, có trách nhiệm với bản thân và xã hội không phải chuyện dễ, nhưng cũng không phải chuyện khó, bản thân mỗi người cần có rèn luyện cho mình lòng tự tôn cá nhân, biết yêu thương đồng loại, biết hướng thiện và biết xấu hổ với những việc làm sai trái của bản thân mình. Cùng với đó, gia đình, nhà trường, cộng đồng hãy cũng đồng hành với mỗi con người khi họ gặp khó khăn trong cuộc sông hay có những suy nghĩ lệch lạc. Không phải ai sinh ra cũng hoàn hảo, nhưng con người ai cũng cần cho mình những điểm tựa về tinh thần, về ý thức để có thể sống tốt, sống đẹp hơn, và biết xấu hổ để rồi nhận thức được rõ hơn về bản thân mình là một chuyện đúng đắn và sáng suốt vô cùng.
-
Bài tham khảo số 4
Con người là sản phẩm hoàn chỉnh nhất của Tạo hóa. Nhưng Tạo hóa chỉ tạo ra hình dáng bên ngoài, còn giá trị của chính mình như thế nào thì tuỳ thuộc vào nhận thức, trách nhiệm của mỗi con người. Chúng ta phải biết “tôi luyện” cho những phẩm chất tốt đẹp, biết tự đánh giá mình một cách đúng đắn, biết tự tin và tự trọng mà tự hào và xấu hổ là một biểu hiện của nó. Đó cũng là thước đo khá chính xác phẩm giá của mỗi người. Người biết xấu hổ là người biết nhận ra lỗi lầm của mình để sửa chữa, cố gắng không để lặp lại sai lầm đó nữa. Xấu hổ cũng là biết hổ thẹn khi bản thân mình là một người hèn nhát, kém cỏi so với mọi người. Từ đó, mà họ nỗ lực đến mức tối đa có thể vươn lên, sánh ngang và có khi để vượt qua chúng bạn. Những người như vậy là đã tự ý thức được giá trị, phẩm giá của con người mình, vị trí của bản thân trong xã hội. Họ xấu hổ để rồi cố gắng phấn đấu hơn, không khiến mình bị cô lập, bị lu mờ, quên lãng trong đám đông. Với họ, sống là phải cống hiến, phải “có danh gì với núi sông”. Đây là một thái độ đáng quý của lòng tự trọng, là điều cần thiết đối với mỗi người. Biết xấu hồ còn là đức tính khiêm tốn, có tinh thần trách nhiệm với công việc, lương tâm với xã hội, con người. Trái với người tự tin, những người biết xấu hổ để khiêm tốn, là họ chịu nhún mình lùi lại phía sau, chấp nhận vẫn còn thua kém bạn bè, đồng nghiệp. Họ chưa hài lòng về những gì họ đã đạt được. Họ muốn thành quả của họ phải hơn thế nữa và vì vậy những người biết xấu hổ ấy phải cố gắng gấp hàng nghìn lần so với công sức họ đã cố gắng trước đây. Như thế, chẳng phải biết xấu hổ quan trọng hơn tự tin hay sao? Trong cuộc sống, cũng không có ít tấm gương biết tự xấu hổ với bản thân mình như vậy. Nhưng rồi, sau sự xấu hổ ấy là những thành công liên tiếp nhau. Ví như một cậu học trò ở lớp chuyên Văn nọ, lúc nào cậu cũng bị thầy cô quở trách vì chữ viết quá xấu và lỗi diễn đạt quá kém. Cậu nhận thấy cậu là một trong những học sinh kém nhất lớp. Từ đó, người học sinh ấy bắt đầu thay đổi mình. Gạt bỏ qua tất cả những chuyện vui chơi, tụ tập bạn bè, phim ảnh, cậu quyết tâm phải làm được những gì mà thầy cô mong muốn, hi vọng. Cậu chăm chỉ học và rèn luyện chữ viết miệt mài. Cuối cùng, sau bao nhiêu mồ hôi và công sức đổ xuống cậu đã giành được một tấm vé vào đội tuyển thi Quốc gia của trường. Động lực để cậu làm được điều đó là gì nếu như không biết xấu hổ với chính mình? Và những lời la rầy của thầy cô chính là chất xúc tác hữu hiệu nhất để cậu ấy thu được quả ngọt sau một quá trình vất vả trồng cây? Phải chăng, khi ta biết hổ thẹn mà hành động thì thành công của chúng ta sẽ ngọt ngào hơn rất nhiều? Có câu nói rằng: “Khi mất của cải là chẳng mất gì. Khi mất sức khoẻ là một vài thứ đã mất đi. Nhưng khi mất ý chí, chẳng còn gì cả”. Vì vậy, tự hào và xấu hổ là hai yếu tố quan trọng để hình thành nên ý chí của mỗi con người. Tự hào đối với bản thân thì quá dễ vì bất cứ ai cũng có cho riêng mình ít nhất một điểm mạnh, một sở trường. Nhưng biết tự cười mình, tự xấu hổ với chính mình khó lắm, đặc biệt là lúc đã ở trên đỉnh cao của sự vinh quang rồi. Tự nhận thấy mình cũng có những khuyết điểm đề khắc phục, cũng có những hạn chế là khó mà biết dũng cảm chấp nhận và sửa chữa, vượt qua giới hạn của bản thân lại càng khó hơn. Câu nói cho ta một bài học thật thấm thía về cách đạt được thành công trong cuộc sống. Ta phải dung hoà nó để trở thành một con người tự tin và tự trọng, tin ở bản thân mình, coi trọng và giữ gìn phẩm cách, danh dự của mình bằng cách khẳng định khả năng, đạo đức, vị trí của mình trong xã hội.
-
Bài tham khảo số 5
Mỗi người trong xã hội có ngoại hình khác nhau, gia cảnh khác nhau, tài năng khác nhau và cả tính cách khác nhau nữa. Mỗi cá nhân sẽ có điểm mạnh riêng về một lĩnh vực nào đó và có lối sống dựa trên tính cách của mình. Một trong những tính cách nổi bật ở một bộ phận người mà tạo nên lối sống khép kín, trầm lặng là tính xấu hổ. Trên quan điểm của tôi, tôi cho rằng tính cách xấu hổ không hoàn toàn là tính cách tiêu cực mà đôi khi vẫn mang lại cho con người ta những mặt tích cực. Và có rất nhiều định nghĩa về xấu hổ được xét trên nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Đầu tiên, xấu hổ là cảm giác ngại ngùng khi đứng trước một người xa lạ hay một đám đông. Người xấu hổ sẽ không dám nhìn thẳng, đối thoại thoải mái với người lạ. Ví dụ như một cô bé do bố mẹ thường xuyên bận việc nên phần lớn thời gian phải ở trong nhà, rất ít khi tiếp xúc với người lạ, do đó mà khi phải đối diện với một người xa lạ, cô bé ấy sẽ xấu hổ mà không dám nhìn thẳng vào ánh mắt người ta chứ chưa nói đến có thể giao tiếp một cách thoải mái với người ấy. Chúng ta có thể dễ dàng tưởng tượng ra hình ảnh cô bé níu chặt lấy tay bố mẹ hay người thân, chỉ dám đứng sau người mình tin tưởng mà ngó ánh mắt lạ lẫm pha chút sợ sệt nhìn về phía người xa lạ kia. Chúng ta còn có thể gọi tên sự xấu hổ ở trường hợp này là sự nhút nhát, một tính cách tiêu cực cần phải thay đổi. Có nhiều người sinh ra đã sẵn trong mình tính cách xấu hổ này nhưng cũng có những người do môi trường sống tạo nên. Như tôi vừa nói đây là tính cách tiêu cực cần phải thay đổi ở con người chúng ta, do đó mỗi người cần ý thức để bản thân dần dần bỏ được tính cách này, bên cạnh đó bố mẹ và thầy cô cần quan tâm đến con em mình hơn, kịp thời uốn nắn tính cách cho các em. Xã hội ngày càng phát triển và hội nhập, một con người ngày ngày chỉ biết thu mình trong vỏ ốc vì sợ hãi thế giới xung quanh thì mãi mãi chỉ đi thụt lùi lại với những người khác đang hối hả nỗ lực tiến về phía trường mà thôi.