Top 20 Kĩ năng bé cần biết trước khi vào lớp 1
Khi các bé nhà mình chuẩn bị bước vào lớp 1 chắc hẳn các bậc phụ huynh rất lo lắng vì con tới môi trường mới sẽ có những bỡ ngỡ mà chưa có kinh nghiệm tự chăm ... xem thêm...sóc bản thân mình. Vậy ngay từ khi còn nhỏ các bậc cha mẹ hãy tạo cho các bé nhà mình sự tự lập, có nền tảng sống tốt cho sau này. Hãy cùng tìm hiểu những kĩ năng bé cần biết trước khi vào lớp 1 để dễ dàng ứng dụng đúng với mục đích cũng như nhu cầu của mình góp phần giúp bé nhận thức được và chủ động bảo vệ bản thân, sức khỏe của mình và có kết quả học tập và phát triển tốt nhất.
-
Học thuộc bảng chữ cái
Nắm bắt được bảng chữ cái khi bước vào lớp 1 là điều mà các bậc phụ huynh cần rèn luyện cho con em của mình, hiện nay trên thị trường có khá nhiều những đồ chơi cho trẻ có tác dụng giúp bé học tập theo nhiều phương pháp. Hình thức học mà chơi, chơi mà học áp dụng cho các bé ở lứa tuổi này cũng khá hợp lý, vì thế hãy rèn luyện cho bé học thuộc bảng chữ cái và nhận biết chữ tốt nhất.
-
Biết viết tên của mình
Việc đọc và viết được thành thạo là hai kỹ năng tương đối khó, vì thế khi làm quyen với bảng chữ cái, bạn hãy cùng bé rèn luyện cả cách viết và việc đầu tiên là viết tên của bé, sẽ tạo sự thích thú cho bé cũng như giúp bé có thể tư viết được tên của mình một cách dễ dàng và thành thạo nhất.
-
Thuộc nhiều bài hát
Ở những lứa tuổi khi còn nhỏ các bé đã được đi gửi trẻ cũng như học các lớp mầm non cũng như có thể biết được những giai điệu và ngôn ngữ qua bài hát vì thế nếu bé nhớ và hát được những bài hát thì kỹ năng ngôn ngữ của bé sẽ được hoàn thiện và phát triển tốt hơn. Cùng với đó việc dạy bé hát cũng như ghi nhớ bài hát bé có thể tự tin hơn khi cất giọng hát của mình, kết hợp với giải thích bài hát cho bé hiểu thêm về lời bài hát cũng như các hiện tượng trong đời sống hang ngày.
-
Kỹ năng giao tiếp
Đối với một đứa trẻ khi bắt đầu bước chân vào một môi trường học tập mới sẽ phải tiếp xúc với nhiều bạn bè mới, vì thế việc rèn luyện cho bé kỹ năng giao tiếp cũng là tạo được cho bé sự cởi mở và giỏi giao tiếp hơn, bé sẽ thích nghi với bạn bè và thầy cô nhanh hơn, nếu có được kỹ năng này bé sẽ hòa nhập tốt hơn với môi trường cũng như thích tới trường hơn.
-
Kỹ năng tự chăm sóc bản thân
Khi bắt đầu bước vào lớp 1 đồng nghĩa với việc bé sẽ phải đi học vậy những công việc cơ bản bé có thể tự làm cho bản thân mình đó là mặc quần áo, đội mũ, đi tất, đi giày. Vì thế các bậc cha mẹ cần rèn luyện cho bé có thể tự mình thực hiện nhanh chóng để có những trường hợp không có ba mẹ ở bên các bé có thể tự mình làm được.
-
Biết cách đặt câu hỏi
Những em bé thường khá hiếu động trước vạn vật, và hỏi rất nhiều về những thứ xung quanh, chính vì thế bạn có thể rèn luyện cho các bé cách đặt câu hỏi đúng và dễ hiểu hơn, qua đó bạn cũng nên hướng dẫn bé tự bày tỏ thắc mắc của mình bằng các câu hỏi. Qua đây cha mẹ hay thầy cô cũng dễ dàng hiểu được những mong muốn của bé.
-
Nhận biết về thời gian
Bạn cũng nên chỉ cho các bé các khái niệm về thời gian, bởi thông thường các bé đã có sự tiếp thu và nhận thức, chính vì thế việc nhận biết hôm qua và hôm nay, ngày mai cũng như tuần tới giúp các bé có thể làm quen với thời khóa biểu cũng như nhận diện được thời gian dễ dàng nhất.
-
Xây dựng sự tập trung
Ở mỗi độ tuổi bạn có thể thấy rõ sở thích của các bé đặc biệt là thích làm theo ý mình, chình vì thế có thể giúp bé tập trung vào bài giảng thì cũng khá khó, tùy nhiên bạn cẩn có những hướng đẫn cũng như rèn luyện cho bé ngay từ khi ở nhà để có thể có được kết quả học tập tốt nhất
-
Thói quen hoàn thành công việc được giao
Bạn cũng nên đưa ra yêu cầu cho bé và mong muốn bé thực hiện tốt nhất, qua đó bạn có thể tạo được thói quen cho bé như hoàn thiện xong bài tập trước khi đi ngủ cũng như thu dọn đồ chơi sau khi chơi xong. Những công việc này trở thành thói quen, tạo cho bé một nếp sống tốt nhất.
-
Kết bạn
Với bé để có một người nói chuyện và tâm sự hàng ngày cũng khá quan trọng, việc vui chơi cùng các bạn giúp cho bé thoải mái tinh thần cũng như cân bằng được tâm lý, chính vì thế cha mẹ có thể nắm bắt và kiểm soát được những vấn đề mà bé đang gặp phải từ những người bạn của bé để xử lý kịp thời nhất.
-
Tham gia trò chuyện cùng người nhà
Trong gia đinh, đây cũng được coi là môi trường quan trọng nhất cho sự phát triển của bé, nếu bạn không có thời gian thì cũng nên thu xếp để có thể ăn tối, xem tivi và nấu ăn cũng như học tập hay tâm sự cùng bé. Tạo cho bé thói quen trao đổi và chia sẻ với những người thân trong gia đình, và bé có thể trao đổi bất cứ những vấn đề gì có thể sảy ra ở lớp sau này.
-
Vệ sinh cá nhân
Bàn tay là nơi luôn có nhiều vi khuẩn bởi được hoạt động thường xuyên dưới mọi môi trường, chính vì thế việc rửa tay thường xuyên và đúng cách là vô cùng quan trọng. Các bậc phụ huynh cần bổ sung kiến thức cho trẻ về tác hại của việc không rửa tay cùng với đó trẻ cần phải nghi nhớ việc rửa tay khi nào. Rửa tay trước khi cầm đồ ăn và trước các bữa ăn, sau khi chế biến thức ăn cũng cần rửa tay. Trước khi chạm vào em bé cần rửa tau, sau khi chơi ngoài vườn, sau khi đi vệ sinh, chơi cùng động vật, vứt rác hay ho, hắt hơi… đều cần rửa tay sạch sẽ.
Các bậc phụ huynh cũng cần lưu ý lựa chọn xà phòng sát khuẩn, diệt trùng tốt nhất, cùng với đó là dạy các bé cách rửa tay, xoa xà phòng sao cho đúng và sau khi rửa cần lau khô tay. Đảm bảo các bé ghi nhớ và thực hiện đúng với kỹ năng này, đảm bảo sức khỏe tốt cho bé.