Cá mập Megalodon
Siêu cá mập Megalodon là một loài cá mập sống cách nay khoảng 15,9 tới 2,6 triệu năm, vào thời kỳ Đại Tân Sinh đã tuyệt chủng. Trong gần một thế kỷ, người ta vẫn chưa thống nhất được việc phân loại cho cá mập Megalodon. Hai phân loại phổ biến là Carcharocles Megalodon (thuộc họ Otodontidae) và Carcharodon Megalodon (thuộc họ Lamnidae). Loài thủy quái này được xem là một trong những động vật có xương sống lớn mạnh nhất trong lịch sử tự nhiên và có lẽ từng có tác động lớn đến cấu trúc của đời sống đại dương. Từ việc nghiên cứu hóa thạch của chúng cho thấy loài cá mập khổng lồ này có thể chiều dài tới 18 mét và phân bố ở toàn cầu. Siêu cá mập Megalodon nếu vẫn còn tồn tại đến tận bây giờ thì chắc hẳn nó sẽ trở thành nỗi kinh hoàng cho rất nhiều người, hạm đội cũng như các hàm không mẫu hạm.
Hóa thạch chủ yếu của megalodon là răng và cột sống. Giống mọi loài cá mập, bộ xương megalodon được cấu tạo từ sụn chứ không phải xương thông thường; điều này làm các mẫu vật bị bảo quản rất tệ. Dù những dấu vết cổ nhất của megalodon có niên đại từ các địa tầng thế Oligocen muộn, khoảng 28 triệu năm trước, thường thì người ta cho rằng loài này bắt đầu xuất hiện vào thế Miocen giữa, chừng 15.9 triệu năm trước. Mặc dù các địa tầng kéo dài khỏi biên giới Phân đại Đệ Tam thường thiếu vắng hóa thạch megalodon, nhưng chúng đã được báo cáo có mặt trong các địa tàng thế Pleistocen sau đó. Megalodon tuyệt chủng vào cuối thế Pliocen, có thể khoảng 2.6 triệu năm trước, răng megalodon thời kỳ sau Pliocen được cho là hóa thạch giả. Megalodon có phạm vi phân bố toàn cầu, hóa thạch được khai quật tại nhiều nơi trên thế giới, gồm châu Âu, châu Phi, cả Bắc và Nam Mỹ, cũng như Puerto Rico, Cuba, Jamaica, quần đảo Canary, Úc, New Zealand, Nhật Bản, Malta, Grenadines và Ấn Độ. Răng megalodon đã được tìm thấy tại các vùng đất rất xa bờ, như rãnh Mariana ở Thái Bình Dương.