Top 10 Dấu hiệu suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt ở nữ giới và người lớn tuổi. Thông thường, bệnh không gây nguy hiểm nhưng đôi khi có thể có biến chứng ... xem thêm...như xuất hiện cục máu đông, chảy máu, loét da… Đặc biệt, nếu cục máu đông vỡ ra có thể đe dọa đến tính mạng. Hãy cùng Toplist tìm hiểu những lưu ý quan trọng nhất về bệnh này nhé!
-
Suy giãn tĩnh mạch là bệnh gì?
Giãn tĩnh mạch là những tĩnh mạch bị xoắn, phình to. Bất kỳ tĩnh mạch nông nào cũng có thể bị biến dạng, nhưng các tĩnh mạch thường bị ảnh hưởng nhất là ở chân. Đó là vì đứng và đi thẳng làm tăng áp lực trong các tĩnh mạch của phần dưới cơ thể. Suy tĩnh mạch mạn tính thường được sử dụng để mô tả những bệnh nhân mắc bệnh tĩnh mạch mạn tính có các dấu hiệu lâm sàng nặng hơn như phù nề, thay đổi màu sắc da hoặc loét.
Bình thường, các tĩnh mạch ở chân đưa máu từ chân trở về tim. Các tĩnh mạch có van bên trong chúng để giúp máu chỉ di chuyển theo một hướng (về phía tim). Các van mở ra để máu chảy về tim và đóng lại để ngăn máu chảy ngược xuống chân. Bệnh tĩnh mạch có thể xảy ra khi các van bị hư hỏng hoặc hoạt động không tốt. Điều này làm cho máu tụ ở chân khi ngồi hoặc đứng trong thời gian dài dù không đi bộ.
-
Nguyên nhân của suy giãn tĩnh mạch
Một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ mắc chứng suy giãn tĩnh mạch có thể kể đến như sau:
- Do giới tính: thông thường nữ giới sẽ chiếm tỷ lệ mắc bệnh giãn tĩnh mạch cao hơn nam do thiên chức làm mẹ - mang bầu, thói quen đi giày cao gót và ảnh hưởng từ nội tiết tố nữ.
- Giãn tĩnh mạch do di truyền: Nếu bệnh nhân có cha hoặc mẹ mắc bệnh này thì có khả năng rất cao cũng sẽ dễ bị giãn tĩnh mạch.
- Yếu tố nghề nghiệp: Sở dĩ bệnh suy giãn tĩnh mạch ngày càng trở nên phổ biến là do sự phát triển của những ngành nghề mới ít phải dùng sức lao động như trước và ít di chuyển: nhân viên văn phòng, nhân viên bán hàng, giáo viên,...
- Do thừa cân: Cân nặng cũng là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh giãn tĩnh mạch. Lý do là bởi nếu người bệnh mắc chứng béo phì thì khối lượng thân trên sẽ khiến máu có xu hướng dồn xuống chi dưới, đồng thời thừa cân dễ dẫn đến các bệnh về tim mạch, trong đó có suy giãn tĩnh mạch.
- Vấn đề tuổi tác: khi con người ngày càng có tuổi thì các chức năng của cơ quan trong cơ thể dần suy giảm và lão hoá, van tĩnh mạch cũng không ngoại lệ.
- Bệnh nhân mắc những bệnh lý về nhiễm trùng, biến chứng sau khi phẫu thuật như viêm, tắc mạch, hoặc xương gãy phải bó bột và nằm bất động lâu ngày,... cũng có thể là nguyên do của bệnh suy giãn tĩnh mạch.
-
Triệu chứng của suy giãn tĩnh mạch
Theo một thống kê nghiên cứu đa trung tâm do Trường Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh chủ xướng: Đa số bệnh nhân 77,6% không hề biết về bệnh tĩnh mạch trước đó. Điều này nói lên thực trạng về bệnh lý tĩnh mạch ở nước ta, trong đó chủ yếu là bệnh nhân ít quan tâm, ngại đi khám, thầy thuốc coi nhẹ và bỏ sót các triệu chứng. Trong đó 91,3% bệnh nhân không được điều trị và 8,7% được điều trị không đúng phương pháp chủ yếu là sử dụng các loại thuốc chữa triệu chứng như aspirin, lợi tiểu hoặc các loại thuốc Đông y.
Khi bị suy giãn tĩnh mạch, cơ thể sẽ xuất hiện những dấu hiệu để phản ánh tình trạng của bệnh:
- Đau chân khi đi lại quá nhiều;
- Cảm giác chân bị tê mỏi, ngứa, thậm chí là bị viêm da, lở loét và xơ cứng;
- Đôi khi các vị trí như cẳng chân và bàn chân có thể bị phù nề;
- Nếu đứng quá lâu hoặc giữ nguyên một tư thế dễ bị tức căng chi dưới.
Khi xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo suy giảm tĩnh mạch, bệnh nhân nên sớm đi kiêm tra tổng thể sức khỏe để có hướng điều trị sớm và tránh những rủi ro bệnh tật sau này.
-
Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Tuy giãn tĩnh mạch có thể gây ngứa hay đau, thậm chí chảy máu (do da vùng này trở nên mỏng và dễ tổn thương) nhưng đây không phải là bệnh cấp tính, chưa gây hại ngay lập tức trong thời gian ngắn. Tỷ lệ bệnh nhân giãn tĩnh mạch có xuất hiện cục máu đông gần bề mặt da (huyết khối tĩnh mạch nông) cũng không cao. Khi hình thành huyết khối, khu vực quanh chỗ giãn tĩnh mạch trở nên nóng, đỏ và đau hơn.
Một số biến chứng do suy giãn tĩnh mạch để lại:
- Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: Cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.
- Khi tĩnh mạch bị giãn hằn rõ dưới da trông sẽ bị mất thẩm mỹ;
- Chảy máu do giãn tĩnh mạch ở chân có thể dẫn tới tử vong. Chảy máu không phải là vấn đề ít gặp, nhưng thường được điều trị không đúng cách.
- Các khối thuyên tắc được tạo nên do viêm tắc tĩnh mạch sâu. Hậu quả là chúng rất dễ di chuyển vào tim, gây tắc động mạch phổi và là nguyên nhân của hiện tượng đột tử;
- Hệ tuần hoàn bị ứ trệ, rối loạn cân bằng dinh dưỡng của da chân do số lượng lớn các tĩnh mạch bị suy giãn. Do đó xảy ra trường hợp viêm da, nhiễm trùng, loét khiến chân suy yếu dần, nặng hơn có thể phải cắt bỏ chân.
-
Huyết khối tĩnh mạch nông và sâu
Như đã nói ở trên, suy giãn tĩnh mạch có khả năng làm xuất hiện huyết khối tĩnh mạch. Huyết khối tĩnh mạch có 2 dạng là nông và sâu.
Huyết khối tĩnh mạch nông là cục máu đông ở gần bề mặt da. Huyết khối tĩnh mạch nông thường không quá nguy hiểm. Nhưng khi tổ chức xung quanh huyết khối bị nhiễm trùng, bệnh nhân cần phải được điều trị ngay bằng kháng sinh, đặc biệt người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt nếu một trong hai chân sưng to bất thường, có vết loét hoặc vùng da gần tĩnh mạch đổi màu.
Trong khi đó, huyết khối tĩnh mạch sâu gây hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều, thậm chí dẫn tới tử vong. Chẩn đoán huyết khối tĩnh mạch sâu dựa trên lâm sàng kết hợp với siêu âm. Đối với phụ nữ mang thai, dù không bị giãn tĩnh mạch thì vẫn có nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu, nhưng tỷ lệ này khá thấp. Chỉ khoảng 1 trên 1000 phụ nữ mang thai hoặc sau sinh vài tuần xuất hiện huyết khối tĩnh mạch sâu. Tuy nhiên, nguy cơ sẽ tăng lên với những sản phụ có rối loạn đông máu hoặc nằm lâu. Dấu hiệu chính là đột ngột thấy sưng đau ở chân, đùi, đau tăng khi đứng, kèm theo sốt nhẹ, nhưng cũng có thể chưa biểu hiện gì.
Nếu không được điều trị, cục máu đông hoàn toàn có thể di chuyển lên cao, gây tắc mạch phổi và đe dọa đến tính mạng người bệnh. Ước tính tại Mỹ, huyết khối tĩnh mạch sâu gây ra 60.000 đến 300.000 ca tử vong mỗi năm. Một số dấu hiệu sớm của tắc mạch phổi như khó thở, đau khi thở, ho (hoặc ho ra máu), nhịp tim nhanh.
-
Điều trị suy giãn tĩnh mạch
Các bác sĩ có thể sử dụng các phương pháp điều trị khác nhau để điều trị các triệu chứng và giảm phù. Chúng có thể bao gồm:
Vớ áp lực (hay còn gọi là vớ y khoa)
Đây là loại vớ đặc biệt ôm vừa khít qua mắt cá chân và chân. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các yếu tố sau:- Áp lực: cần có sự tư vấn của bác sĩ điều trị về mức độ bệnh và mức áp lực phù hợp.
- Kích cỡ: chọn kích cỡ vớ phù hợp với kích thước chân để đạt hiệu quả điều trị. Vớ nhỏ hơn sẽ làm bó chặt chân, gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu có thể làm bệnh nặng hơn. Trong khi đó, vớ rộng hơn sẽ không tạo được đủ áp lực lên các tĩnh mạch bị giãn, hiệu quả điều trị giảm.
- Chất liệu: người bị suy tĩnh mạch cần phải mang vớ cả ngày nên cần lựa chọn loại vớ có chất liệu từ các sợi tự nhiên, mềm mịn, thoáng khí…
Thuốc
Các bác sĩ có thể sử dụng các loại thuốc khác nhau để điều trị các triệu chứng khác nhau. Ví dụ, những người không thể sử dụng vớ hoặc băng ép có thể thử các loại thuốc giúp tĩnh mạch hoạt động tốt hơn. Những người bị nhiễm trùng da có thể cần kháng sinh. Những người bị ngứa da có thể cần kem hoặc thuốc mỡ theo toa.Phẫu thuật
Bác sĩ có thể làm phẫu thuật nếu các phương pháp điều trị khác không hiệu quả. Bác sĩ có thể loại bỏ hoặc phá hủy các tĩnh mạch bị tổn thương để chúng không còn chứa đầy máu. Liệu pháp điều trị xơ hóa và liệu pháp laser bề mặt của bệnh giãn tĩnh mạch và tĩnh mạch mạng nhện thường được xem là phương pháp điều trị thẩm mỹ. -
Điều trị suy giãn tĩnh mạch sâu như thế nào?
Giãn tĩnh mạch sâu nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống và tính mạng người bệnh như:
- Hình thành huyết khối tĩnh mạch sâu, gây tắc mạch tại chỗ hay theo đường mạch máu trở về tim và gây ra biến chứng tắc mạch, nguy hiểm nhất là thuyên tắc phổi, nhồi máu não, nguy cơ tử vong rất cao;
- Đau mạn tính và loét chân;
- Xuất huyết do vỡ tĩnh mạch, thường là do chấn thương.
Một số cách điều trị giãn tĩnh mạch sâu:
- Điều trị nội khoa: Là phương pháp điều trị chủ yếu nhằm bảo tồn tĩnh mạch bị suy, hạn chế nguy cơ xảy ra biến chứng. Phương pháp này bao gồm:
- Mang vớ áp lực, thun cuộn: Đeo liên tục ban ngày để hạn chế máu ứ trệ chảy ngược, giảm phù nề;
- Dùng thuốc: Các thuốc được dùng thông thường gồm giảm đau, chống viêm, tăng trương lực thành mạch, tan cục máu đông...
- Chích xơ: Áp dụng trong trường hợp giãn tĩnh mạch nhỏ và khu trú.
- Phẫu thuật: Cắt bỏ các tĩnh mạch giãn, lột tĩnh mạch, sửa van, tạo hình tĩnh mạch qua da....
- Can thiệp nội mạch bằng sóng cao tần hay laser: Kỹ thuật mới dùng nhiệt để đốt tĩnh mạch giãn, ít đau, mau hồi phục và đảm bảo thẩm mỹ, có thể dùng để thay cho phẫu thuật lột tĩnh mạch kinh điển trước đây.
- Thay đổi thói quen sinh hoạt:
- Thay đổi thói quen sinh hoạt hạn chế đứng lâu hay ngồi lâu, tăng cường tập thể dục thể thao;
- Thay đổi tư thế thường xuyên, tránh đứng lâu ngồi nhiều;
- Uống đầy đủ nước, duy trì trọng lượng hợp lý, chế độ ăn uống nhiều chất xơ.
-
Cách trị giãn tĩnh mạch chân tại nhà
Tập nâng chân, massage và hoạt động thể chất
- Nâng chân: Có thể làm giảm các triệu chứng giãn tĩnh mạch và sưng phù chân cho những người bị suy giãn tĩnh mạch chân ở giai đoạn đầu. Để điều trị bệnh hiệu quả, cần nâng cao chân trên mức của tim, giữ chân ở vị trí này trong ít nhất 20 phút từ 3 - 4 lần/ngày;
- Massage: Là phương pháp giúp hỗ trợ lưu thông máu, đặc biệt là ở chân - nơi bị giãn tĩnh mạch. Kỹ thuật xoa bóp giãn tĩnh mạch là thực hiện nhẹ nhàng, tránh gây áp lực lên các tĩnh mạch lớn. Khi massage, nên sử dụng áp lực toàn bàn tay nhẹ nhàng hoặc dùng áp lực từ đầu ngón tay xoa bóp từ gót chân lên mắt cá nhân. Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu thì nên ngừng massage và nâng cao chân;
- Hoạt động thể chất: Với những người bị suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt là ở giai đoạn đầu thì hoạt động thể chất là biện pháp hỗ trợ điều trị hữu hiệu. Tuy nhiên, người bệnh chú ý không chọn những bài tập gây nhiều áp lực cho đôi chân, không nên chạy bộ vì nó có thể làm tình trạng giãn tĩnh mạch trở nên trầm trọng hơn. Các bài tập giúp tăng cường lưu thông máu và có hiệu quả trong điều trị bệnh là đi bộ, căng cơ, tập yoga hoặc xoay cổ chân,...;
- Thay đổi lối sống: Tránh đi đứng hoặc ngồi quá lâu, đặc biệt là với những người làm công việc văn phòng. Tốt nhất bệnh nên nên thay đổi tư thế thường xuyên hơn để tránh làm tắc nghẽn dòng máu lưu thông, nên đứng dậy và tập các bài tập kéo giãn cơ ngắn,... Đồng thời, người bị suy giãn tĩnh mạch chân cần tránh mang giày cao gót trong thời gian dài vì đi giày cao gót làm tăng co bóp các cơ bắp chân, dồn máu về tĩnh mạch, làm nặng hơn tình trạng ứ máu ở chi dưới.
Điều chỉnh chế độ ăn uống
Thay đổi chế độ ăn uống sao cho khoa học, lành mạnh là biện pháp giải quyết tốt cho các vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân. Một số lời khuyên cho bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch chân là:- Tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin C và E vì chúng giúp kích thích sản xuất collagen và elastin, giữ cho tĩnh mạch khỏe hơn, ít bị giãn hơn;
- Nên bổ sung những thực phẩm giàu chất xơ như các loại đậu, hạt, yến mạch, hạt lanh, lúa mì, ngũ cốc,... vào chế độ ăn vì chúng có thể ngăn ngừa táo bón và giảm áp lực lên tĩnh mạch;
- Nên ăn bắp cải vì loại thực phẩm này giàu vitamin A, C, E, B1, B2, K, canxi, kali, magie, sắt, photpho,... và chất xơ, giúp phá hủy các chất lên men trong máu và giảm đau;
- Ăn nhiều thực phẩm chứa flavonoid như hành, cải bó xôi, bông cải xanh, cacao, tỏi, trái cây họ cam quýt, nho, anh đào, táo,... vì chúng giúp giảm áp lực động mạch, cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, thu nhỏ tĩnh mạch bị giãn;
- Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu kali như hạnh nhân, các loại đậu, khoai tây, rau, cá hồi, cá ngừ,... vì chúng có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng suy giãn tĩnh mạch chân bằng cách giảm giữ nước trong cơ thể;
- Pha 2 thìa giấm táo với nước để uống vì giấm táo có khả năng cải thiện lưu thông máu, giảm sưng tĩnh mạch.
-
Cây thuốc nam chữa suy giãn tĩnh mạch
Cúc vạn thọ giúp tăng tuần hoàn máu
Hoa cúc vạn thọ là thảo dược tuyệt vời dành cho bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch. Trong loại hoa này có chữa nguồn giàu chất flavonoid và vitamin C giúp tuần máu hiệu quả. Cách sử dụng hoa cúc chữa suy giãn tĩnh mạch cũng tương đối đơn giản, bạn chỉ cần đun hoa cúc vạn thọ, sau đó lấy tấm vải thấm nước đặt vào chỗ sưng khoảng 5 phút. Bên cạnh có có thể uống thêm trà hoa cúc tươi để cải thiện tình hình. Thực hiện thường xuyên sẽ có hiệu quả tốt.
Loại bỏ chất độc hại trong máu bằng tỏi
Tỏi là thảo dược giúp loại bỏ hiệu quả các chất độc hại trong mạch máu và cải thiện lưu thông máu huyết. Do đó tỏi giúp người bệnh đẩy lùi những triệu chứng của bệnh suy giãn mạch. Cách thực hiện bài thuốc cũng không khó, người bệnh thái mỏng khoảng 5 tép tỏi, đặt chúng vào một chai thủy tinh sạch. Sau đó người bệnh vắt thêm 1- 2 quả cam lấy nước và đổ vào chai kết hợp thêm 2 muỗng canh dầu ô liu, trộn đều và để yên hỗn hợp này trong 12 giờ là sử dụng để bôi lên vùng da đang bị bệnh.Xoa bóp bằng dầu ô liu
Dầu ô liu giúp tăng tuần hoàn máu và điều trị bệnh giãn tĩnh mạch chân hữu hiệu. Bệnh nhân chỉ cần sử dụng dầu oliu để xoa bóp vào vùng da bị bệnh, là có thể giúp tăng cường lưu thông, do đó làm giảm đau và sưng do bệnh suy giãn tĩnh mạch gây ra. Theo đó, người bệnh suy giãn tĩnh mạch chân thực hiện mỗi ngày hai lần trong 1-2 tháng.Giấm táo – vị thuốc đơn giản
Chữa suy giãn tĩnh mạch bằng giấm táo cũng tương đối hiệu quả mà không hề lo lắng về tác dụng phụ của bệnh. Với giấm táo, bạn có thể sử dụng bông sạch, thấm giấm táo rồi bôi trực tiếp lên vùng da bị bệnh và sau đó chà xát nhẹ nhàng. Nếu bạn chịu khó thực hiện cách làm này mỗi ngày 2 lần và kiên trì thực hiện trong hai tháng bệnh tình sẽ có chuyển biến tốt.Cây ớt sừng
Ớt có vị cay nóng, khả năng khoan trung, tán hàn, kiện tỳ, tiêu thực, chỉ thống hay còn gọi giảm đau, đem lại khả năng lưu thông máu, giúp máu cục bộ tăng, làm tan máu bầm, giảm đau hiệu quả. Cách thực hiện: Pha bột ớt sừng đỏ vào một ly nước nóng khoảng 1 muỗng, rồi khuấy đều và uống là được, có thể áp dụng bài thuốc chữa bệnh này ngày 3 lần và uống liên tục trong khoảng 2 tháng để đạt hiệu quả chữa bệnh.Nha đam
Trong nha đam chứa hàm lượng lớn các hợp chất glucomannan, axit gibberellic và axit salicylic có tác dụng chống viêm mạnh mẽ, tác dụng đau nhức và sưng đỏ ở người bị suy giãn tĩnh mạch.Rất đơn giản chỉ cần lấy phần keo của lá nha đam rửa sạch và bôi lên khu vực sưng trong thời gian 20 phút. -
Phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
Không có cách nào để ngăn ngừa hoàn toàn suy giãn tĩnh mạch. Nhưng cải thiện tuần hoàn và trương lực cơ của bạn có thể làm giảm nguy cơ phát triển suy giãn tĩnh mạch hoặc mắc thêm các bệnh khác. Để ngăn ngừa căn bệnh thầm lặng mà nguy hiểm này, chúng ta cần:
- Hạn chế việc đứng hoặc ngồi ở một chỗ quá lâu, ít vận động. Nếu công việc đòi hỏi phải đứng hay ngồi lâu tại một vị trí (như tiếp tân, nhân viên văn phòng,…) thì bạn hãy dành ra một vài phút sau mỗi nửa tiếng làm việc đề ngồi xuống nghỉ ngơi, mát xa chân hoặc đứng dậy đi lại để khí huyết được lưu thông, gân cốt được thư giãn.
- Tăng hàm lượng thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin, nước trong các bữa ăn.
- Trước khi đi ngủ bạn có thể xoa bóp, ngâm chân với nước ấm pha muối hoặc gừng để đôi chân được nghỉ ngơi sau ngày dài làm việc mệt mỏi.
- Vận động thể dục, thể thao, đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày. Nhưng bạn cũng cần tránh vận động quá sức.
- Hạn chế lạm dụng đi giày cao gót để tôn dáng. Mặc dù giày cao gót giúp phụ nữ ăn gian về chiều cao và đẹp hơn nhưng lại có tác động xấu đối với cơ chân. Thay vào đó chị em có thể giảm tần suất đi giày cao gót xuống, hoặc thay thế bằng cách đi những đôi giày đế bệt xinh xắn, hoặc đế cao nhưng có thiết kế giảm áp lực xuống phần đầu mũi chân, vừa không mất đi tính thẩm mỹ lại an toàn hơn trong việc di chuyển và bảo vệ sức khỏe của mình.