Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

  1. Top 1 Câu 1
  2. Top 2 Câu 2
  3. Top 3 Câu 3
  4. Top 4 Câu 4
  5. Top 5 Câu 5

Top 5 Câu hỏi thường gặp nhất của môn Cơ sở văn hóa Việt Nam

Linh Lập 1083 0 Báo lỗi

Việc ôn tập các môn học về khoa học xã hội theo chương trình đại cương tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp khiến nhiều bạn sinh viên băn ... xem thêm...

  1. Top 1

    Câu 1

    Câu hỏi: Văn hóa là gì? Hãy phân biệt văn hóa với văn minh, văn hiến và văn vật?


    Gợi ý trả lời:


    Khái niệm:

    • Theo Hồ Chí Minh: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng với những nhu cầu đời sống và đòi hỏi sự sinh tồn”.

    Phân biệt:

    • Văn hóa với văn minh:
      • Văn hóa và văn minh khác nhau trước hết là ở tính giá trị: trong khi văn hóa là một khái niệm bao trùm, nó chứa cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần, thì văn minh thiên về các giá trị vật chất.
      • Văn hóa và văn minh còn khác nhau ở tính lịch sử: trong khi văn hóa luôn luôn có bề dày của quá khứ (tính lịch sử) thì văn minh chỉ là một lát cắt đồng đại, nó chỉ cho biết trình độ phát triển của văn hóa; từ "văn minh" có thể được định nghĩa khác nhau trong các từ điển khác nhau, song chúng thường có chung một nét nghĩa là nói đến "trình độ phát triển". Văn minh luôn là đặc trưng của một thời đại: nếu như vào thế kỷ XIX, chiếc đầu máy hơi nước đã từng là biểu tượng của văn minh thì sang thế kỷ XX, nó trở thành biểu tượng của sự lạc hậu, nhường chỗ cho tên lửa vũ trụ và máy vi tính. Một dân tộc có trình độ văn minh cao vẫn có thể có một nền văn hóa rất nghèo nàn, và ngược lại, một dân tộc lạc hậu vẫn có thể có một nền văn hóa phong phú.
      • Sự khác biệt của văn hóa và văn minh về giá trị tinh thần và tính lịch sử dẫn đến sự khác biệt về phạm vi: Văn hóa mang tính dân tộc, bởi lẽ nó có giá trị tinh thần và tính lịch sử, mà cái tinh thần và cái lịch sử là của riêng, không dễ gì mua bán hoặc thay đổi được; còn văn minh thì có tính quốc tế, nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ nó chứa giá trị vật chất, mà cái vật chất thì dễ phổ biến, lây lan.
      • Sự khác biệt về nguồn gốc: Văn hóa gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp, còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị. Nếu văn minh liên quan chủ yếu với kĩ thuật thì văn hóa biểu hiện sự liên quan của con người với ba mặt: tự nhiên, con người và thần linh.
      • Có thể khẳng định văn minh nằm trong văn hóa.
    • Văn hóa với văn hiến và văn vật:
      • Văn hiến là những giá trị tinh thần do những người có tài đức chuyển tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ nét. Văn hóa và văn hiến, do vậy, là 2 khái niệm tương đồng khi người ta dùng để chỉ đời sống tinh thần của xã hội. Song chúng khác nhau về tính lịch sử và phạm vi bao quát. Văn hóa là khái niệm rộng hơn văn hiến vì nó còn hàm nghĩa văn hóa vật thể.
      • Khái niệm văn vật thường được dùng theo nghĩa hẹp, gắn với những thành quả vật thể của văn hóa. Tuy văn vật cũng thể hiện sâu sắc tính dân tộc và tính lịch sử nhưng khi so sánh với khái niệm văn hóa, ta thấy văn vật cũng ở trong tương quan tựa như văn hiến nhưng từ một phía khác.
      • Chung quy, văn minh, văn hiến, văn vật đều là những khái niệm bộ phận của văn hóa. Bởi vì văn hóa bao giờ cũng được dùng với một hàm nghĩa bao quát hơn.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)

  2. Top 2

    Câu 2

    Câu hỏi: Hãy trình bày Tín ngưỡng phồn thực ở Việt Nam?


    Gợi ý trả lời:


    Nguồn gốc:

    • Ngay từ đầu, duy trì và phát triển sự sống là 1 nhu cầu thiết yếu nhất của con người, nhất là lối văn hóa nông nghiệp. Để duy trì sự sống cần mùa màng tươi tốt. Để phát triển sự sống cần con người sinh sôi. Từ thực tiễn đó, tư duy cư dân nông nghiệp Nam – Á đã phát triển theo 2 hướng:
      • Những trí tuệ sắc sảo đi tìm quy luật khách quan để lý giải hiện thực: triết lý âm dương.
      • Còn những người có trình độ hạn chế thì nhìn thấy ở hiện thực 1 sức mạnh siêu nhiên, bởi vậy mà sung bái nó như thân thánh, kết quả là xuất hiện tín ngưỡng phồn thực (Phồn = nhiều, thực = nảy nở)

    Biểu hiện:

    • Ở Việt Nam, Tín ngưỡng phồn thực từng tồn tại suốt chiều dài lịch sử với 2 dạng biểu hiện: thờ cơ quan sinh dục và thờ hành vi giao phối
      • Thờ cơ quan sinh dục:
        • Việc thờ cơ quan sinh dục nam nữ được gọi là thờ sinh thực khí (sinh = đẻ, thực = nảy nở, khí = công cụ). Đây là hình thái đơn giản của Tín ngưỡng phồn thực, phổ biến ở các nên văn hóa nông nghiệp.
        • Tượng đá hình nam nữ với bộ phận sinh dục phóng to hàng nghìn năm TCN được tìm thấy ở Văn Điển, Sa Pa. Ở các nhà mồ Tây Nguyên thường có các tượng người với bộ phận sinh dục phóng to.
        • Ở Phú Thọ, Hà Tĩnh và nhiều nơi khác có tục thờ cúng nõ nường (nõ = cái nêm tượng trưng cho sinh thực khí nam; nường = nang, mo nang tượng trưng cho sinh thực khí nữ).
        • Ở hội làng Đồng Kị (Bắc Ninh) có tục rước sinh thực khí bằng gỗ rồi đem đốt thành tro chia cho mọi người đem rắc ra ruộng
        • Ở Phú Thọ, Bắc Ninh, Hà Tây… thường có tục rước 18 bộ sinh thực khí vào hội làng. Khi đám rước kết thúc, mọi người tranh nhau cướp vì tin rằng sẽ đem lại may mắn.
        • Việc thờ các loại cột đá và các loại hốc. Ở chùa Dạm (Bắc Ninh) có 1 cột đá hình sinh thực khí nam có chạm nổi hình rồng thời Lý. Ngư phủ ở Sở đầm Hòn Đỏ thờ một kẽ nứt trên tảng đá gọi là Lỗ Lường.
      • Thờ hành vi giao phối:
        • Bên cạnh việc thờ sinh thực khí, cư dân trồng lúa nước với lối tư duy coi trọng quan hệ còn có tục thờ hành vi giao phối, tạo nên 1 dạng tín ngưỡng phồn thực độc đáo, phổ biến ở khu vực Đông Nam Á
        • Trên nắp thạp đồng tìm được ở làng Đào Thịnh, xung quanh hình mặt trời là tượng 4 đôi nam nữ đang giao phối. Ở chân thạp đồng khắc hình những con thuyền nối đuôi nhau khiến cho 2 con cá sấu – rồng chạm nhau trong tư thế giao hoan.
        • Ở các nhà mồ Tây Nguyên dựng những tượng nam nữ giao phối
        • Hình chim, thú, cóc giao phối tìm thấy khắp nơi
        • Vào Hội đền Hùng, thanh niên nam nữ múa từng đôi, tay cầm vật biểu trưng cho sinh thực khí.
        • Ở Sở đầm Hòn Đỏ, khi không đánh được cá, người cầm đầu tới cầu xin và cầm vật tượng trưng cho sinh thực khí nam rồi đâm vào Lỗ Lường ba lần
        • Chày và cối là bộ công cụ tượng trưng cho sinh thực khí nam và nữ, còn việc giã gạo là tượng trưng cho hành động giao phối
        • Trên các trống đồng khắc rất nhiều hình nam nữ giã gạo từng đôi
        • Tục giã cối đón dâu

    Ý nghĩa:

    • Vai trò của Tín ngưỡng phồn thực trong đời sống người Việt cổ lớn tới mức chiếc trống đồng - biểu tượng sức mạnh và quyền lực của người xưa - đồng thời cũng là biểu tượng toàn diện của tín ngưỡng phồn thực:
      • Hình dáng trống đồng phát triển từ chiếc cối giã gạo
      • Cách đánh trống mô phỏng động tác giã gạo
      • Tâm mặt trống là hình mặt trời với những tia sang biểu hiện cho sinh thực khí nam, ở giữa các tia sang là một hình lá với khe ở giữa biểu trưng cho sinh thực khí nữ
      • Xung quanh mặt trống thường gắn các tượng cóc, cũng là một dạng biểu trưng của Tín ngưỡng phồn thực
      • Tiếng trống mô phỏng tiếng sấm, mang theo mùa mưa, mùa màng tốt tươi cũng mang ý nghĩa trên
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  3. Top 3

    Câu 3

    Câu hỏi: Hãy trình bày Tín ngưỡng sùng bái con người ở Việt Nam?


    Gợi ý trả lời:


    Nguồn gốc chung:

    • Con người có cái vật chất và tinh thần, cái tinh thần là cái khó nắm bắt và được trừu tượng hóa, thần thánh hóa gọi là "linh hồn", và linh hồn trở thành đầu mối của tín ngưỡng. Người Việt và một vài dân tộc Đông Nam Á đã chia linh hồn thành hồn và vía. Có 3 hồn là tinh, khí, thần.
      • Đàn ông có 7 vía là 7 lỗ trên mặt: 2 tai, 2 mắt, 2 lỗ mũi, 1 cái miệng.
      • Đàn bà có 9 vía: giống đàn ông và có thêm chỗ sinh sản và chỗ cho con bú. Hồn và vía giải thích các hiện tượng như trẻ con hay đau ốm, ngủ mê, ngất, chết.
      • Vía phụ thuộc vào thể xác: có người lành vía, dữ vía, yếu vía, cứng vía, độc vía, vía nặng, vía nhẹ. Khi gặp phải độc vía nếu chạm vía phải đốt vía, trừ vía, giải vía. Hồn độc lập với thể xác (hồn người này có thể nhập vào xác của người khác).

    Biểu hiện:

    • Thờ cúng tổ tiên:
      • Khi chết thì cả vía và hồn đều lìa khỏi xác mà đi. Xác mất đi nhưng linh hồn vẫn còn tồn tại và phù hộ độ trì cho con cháu; có tục thờ cúng tổ tiên.
      • Nghĩa hẹp: là sự thờ cúng cha, mẹ, ông, bà, tổ tiên (những người đã chết) cùng huyết thống, những người có công sinh thành và nuôi dưỡng con cháu.
      • Nghĩa rộng: không chỉ trong phạm vi huyết thống từ gia đình đến họ tộc mà con người còn mở rộng ra cả tổ tiên làng xã và đất nước.
      • Nguồn gốc của thờ cúng tổ tiên:
        • Là đặc trưng của thời kì lịch sử ở chế độ thị tộc phụ quyền
        • Gắn với sự tồn tại của linh hồn con người sau khi mất
        • Coi tổ tiên là động vật, thực vật, sự vật đến việc thừa nhận tổ tiên đích thực của con người.
        • Là sản phẩm của sự kết hợp giữa 3 yếu tố cơ bản ý thức về linh hồn bất tử, tổ tiên Tôn Ten, tổ tiên của con người và ý nghĩa là sự che chở cho gia đình.
      • Biểu hiện của thờ cúng tổ tiên:
        • Mang sắc thái riêng so với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Hán, nó ăn sâu vào tâm linh của người Việt
        • Có tính lịch sử, sức sống lâu bền, mang tính phổ quát.
        • Thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam thể hiện 3 cấp độ: gia đình, làng xã và quốc gia. Thờ vua - thần vừa mang tính huyết thống vừa mang tính xã hội
      • Ý nghĩa của thờ cúng tổ tiên
        • Vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh , vừa thể hiện đạo lí làm người
        • Ý nghĩa thế tục
        • Là một nét đẹp văn hóa , một đặc trưng vốn có của người Việt cần phát huy những mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực.
    • Thờ Thổ Công - một dạng mẹ đất:
      • Là vị thần coi gia cư, định đoạt phúc họa cho một gia đình. Sống ở đâu thì Thổ Công ở đó: "đất có Thổ Công, sông có Hà Bá". Mối quan hệ giữa Thổ Công và ông bà tổ tiên trong gia đình rất thú vị: Thổ Công định đoạt phúc họa cho cả nhà nên là vị thần quan trọng nhất, nhưng ông bà sinh thành ra gia đình nên được tôn kính nhất. Để không làm mất lòng ai, người Việt xếp cho ông, bà tổ tiên ngự tại bàn thờ tôn kính nhất - gian giữa. Còn Thổ Công thì gian bên trái.
      • Tín ngưỡng thờ thần ở Việt Nam không chỉ đóng khung trong phạm vi gia đình, ngoài các vị thần tại gia thì còn có các thần linh chung của thôn xã và toàn dân tôc. Trong phạm vi thôn xã thì quan trọng nhất là thờ Thành Hoàng, trong một ngôi làng thì Thành Hoàng là một vị thần cai quản, che chở, định đoạt phúc họa cho dân làng đó. Không làng nào là không có Thành Hoàng. Cái lệ làng quan trọng đến mức vua Lê Thánh Tông sai triều đình sưu tầm và biên soạn ra thần tích của Thành Hoàng các làng để vua ban sắc phong trần. Đó thể là thiên thần, nhiên thần hay nhân thần và cũng có khi là người có công lập ra làng xã hoặc là những người chết bất đắc kì tử.
      • Có ý nghĩa :
        • Là công cụ tinh thần biểu hiện quyền uy tối thượng của nhà vua.
        • Là một loại tín ngưỡng đặc sắc nhất , phản ánh rõ đời sống hiện thực của cộng đồng làng, xã.
        • Là bộ sưu tập văn hóa thể hiện chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc
        • Cần khuyến khích những yếu tố tích cực, định hướng vào việc bồi dưỡng tình cảm trong sáng, lành mạnh của con người.
    • Tín ngưỡng thờ quốc tổ và quốc mẫu:
      • Mảnh đất Phong Châu (Phú Thọ) ở đó có đền thờ các vua hùng trên núi Hy Cương và đền thờ Âu Cơ
      • Trong nhà thờ gia tiên, trong làng thờ Thành Hoàng, thì trong nước người Việt Nam thờ vua tổ - vua Hùng. Người VN còn có một tín ngưỡng đặc biệt là thờ cúng Tứ bất tử: Thánh Gióng, Tản Viên, Chữ Đồng Tử, Liễu Hạnh. Như vậy, tục thờ Tứ bất tử là một giá trị văn hóa tinh thần rất đẹp của dân tộc ta, đó là đặc trưng được chắc lọc trong suốt chiều dài lịch sử biểu trưng cho sức mạnh của cộng đồng, để làm ruộng và đánh giặc, cho khát vọng xây dựng một cuộc sống vật chất phồn vinh và tinh thần hạnh phúc .
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  4. Top 4

    Câu 4

    Câu hỏi: Nêu cơ sở, điều kiện hình thành hai loại hình văn hóa và cách ứng xử với tự nhiên của cư dân nông nghiệp và cư dân du mục cùng những hệ quả của nó. Vì sao ý thức giữ gìn môi trường của người phương Tây cao hơn người phương Đông chúng ta?


    Gợi ý trả lời:


    Cơ sở, điều kiện hình thành:

    • Văn hóa gốc du mục:
      • Hình thành trong điều kiện khí hậu lạnh, khô, nhiều cây cỏ, cây trồng rất khó phát triển. Thuận lợi chăn nuôi gia súc theo bầy đàn.
      • Sống du cư do tập tính chăn nuôi.
      • Tổ chức làm sao để dê dàng di chuyển nên nó mang tính trọng động.
    • Văn hóa gốc nông nghiệp:
      • Hình thành trong điều kiện nóng ẩm, mưa nhiều, đất đai trù phú, nhiều sông ngòi, thuận tiện cho trồng trọt.
      • Sống định cư để trồng trọt.
      • Văn hóa nông nghiệp tập trung xây dựng một cuộc sống ổn định, lâu dài, mang tính chất trọng tĩnh

    Cách ứng xử với tự nhiên:

    • Văn hóa gốc du mục:
      • Ít phụ thuộc vào thiên nhiên và không quan tâm nhiều tới hòa hợp tự nhiên.
      • Nghiêng về chinh phục, chế ngự, ít gắn bó và hòa hợp với tự nhiên.
      • Dễ hủy hoại môi trường sống, khuyến khích con người dũng cảm đối mặt với thiên nhiên.
      • Coi thường và dẫn đến tham vọng chinh phục tự nhiên
    • Văn hóa gốc nông nghiệp:
      • Nghề trồng trọt đòi hỏi phải sống định cư nên phụ thuộc vào thiên nhiên.
      • Có ý thức tôn trọng và sống hòa hợp với tự nhiên.
      • Gắn bó với nơi mình sống và có ý thức giữ gìn môi trường sống.
      • Hòa hợp với tự nhiên.

    Giải thích:

    • Do các nước phương Đông phát triển thu kém phương Tây về mặt vật chất. Đa phần các nước phương Đông là những nước đang phát triển, đời sống còn nhiều khó khăn nên dẫn đến ý thức bảo vệ môi trường kém.
    • Người phương Đông xem mục tiêu phát triển đời sống vật chất là số một nên hủy hoại thiên nhiên vì lợi ích cá nhân.
    • Đối với người phương Tây thì môi trường là yếu tố quyết định sự sống còn nên họ có ý thức bảo vệ môi trường rất nghiêm ngặt, ý thức của họ về môi trường rất cao.
    • Người phương Đông cho rằng mình có khả năng hòa hợp với môi trường tự nhiên nên cứ tàn phá mà không nghĩ đến hậu quả về sau.
    • Pháp luật phương Đông chưa xử lí nghiêm các hình thức phá hoại môi trường.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
  5. Top 5

    Câu 5

    Câu hỏi: Có mấy loại hình văn hóa nhân loại? Đó là những loại hình văn hóa nào? Cho biết về sự khoanh vùng địa lý của văn hóa gốc du mục và văn hóa gốc nông nghiệp và nêu cách ứng xử với môi trường xã hội của cư dân nông nghiệp và cư dân du mục cùng những hệ quả của nó.


    Gợi ý trả lời:


    Có hai loại hình văn hóa nhân loại:

    • Loại hình văn hóa gốc nông nghiệp
    • Loại hình văn hoá gốc du mục.

    Sự khoanh vùng địa lý:

    • Văn hóa gốc du mục: Tây Bắc Châu Âu và Bắc Trung Quốc, phía nam sông Dương Tủ, Trung Quốc
    • Văn hóa gốc nông nghiệp: Chỉ có ở vủng nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á cổ, Đông Trung Quốc, Okinawa, Bang Asem Ấn Độ...
    • Giữa hai vùng văn hóa có sự chuyển tiếp giữa Tây Nam Á, Đông Bắc Ấn, Đông Bắc Á và Siberia.
    • Xác định theo phân vùng văn hóa trong quá khứ thì văn hóa du mục hiện nay chỉ còn ở vùng chuyển tiếp. Ngày nay văn hóa du mục đã bi thay thế ở phương Tây.

    Cách ứng xử với môi trường xã hội:

    • Văn hóa gốc du mục:
      • Trọng lí, trọng sức mạn, trọng tài, trọng võ, trọng nam khinh nữ, tổ chức cộng đồng với khuôn phép và kỉ luật cao.
      • Quy luật đào thải và đấu tranh sinh tồn rất khắc nghiệt trong cộng đồng.
      • Chế độ Quân chủ Chuyên chế khắc nghiệt, hà khắc, tâm lý trọng cá nhân của người cai trị.
      • Quan hệ cởi mở, hiếu chiến, cạnh tranh và óc độc tôn, bành trướng.
    • Văn hóa gốc nông nghiệp:
      • Trọng tình, trọng văn, trọng tài, trọng phụ nữ.
      • Linh hoạt và luôn thích nghi với hoàn cảnh. Ý thức công đồng và ý thức trách nhiệm cung hình thành sớm.
      • Coi trọng sự hòa hiếu, khép kín, bảo thủ, địa phương cục bộ.
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)
    Ảnh minh họa (Nguồn internet)




Công Ty cổ Phần Toplist
Địa chỉ: Tầng 3-4, Tòa nhà Việt Tower, số 01 Phố Thái Hà, Phường Trung Liệt, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội
Điện thoại: 0369132468 - Mã số thuế: 0108747679
Giấy phép mạng xã hội số 370/GP-BTTTT do Bộ Thông tin Truyền thông cấp ngày 09/09/2019
Chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Duy Ngân
Chính sách bảo mật / Điều khoản sử dụng | Privacy Policy