Top 4 Chụp chiếu thường được chỉ định khi khám xương khớp
Vì nhiều nguyên nhân khác nhau như tuổi tác, lối sống, thói quen sinh hoạt, công việc,… mà tỷ lệ bệnh nhân gặp vấn đề cơ xương khớp ngày càng tăng cao. Để trải ... xem thêm...nghiệm đi khám xương khớp được tốt hơn, hãy cùng Toplist tìm hiểu những chụp chiếu thường được chỉ định khi khám xương khớp nhé!
-
Chụp X-quang
Chụp X-quang là một xét nghiệm y tế không xâm lấn giúp bác sĩ chẩn đoán và điều trị các tình trạng bệnh. Chụp ảnh bằng tia X là kỹ thuật cho một phần cơ thể tiếp xúc với một lượng nhỏ bức xạ ion hóa để tạo ra hình ảnh của các cấu trúc bên trong cơ thể. Đây là hình thức chụp ảnh ứng dụng trong y khoa lâu đời nhất và được sử dụng thường xuyên nhất, có tính đơn giản, nhanh chóng và được phổ biến rộng rãi.
Trong các loại mô, mô xương có khả năng cản tia X cao nhất. Do đó, chụp X quang xương có thể tạo ra hình ảnh của bất kỳ xương nào trong cơ thể, bao gồm bàn tay, cổ tay, cánh tay, khuỷu tay, vai, cột sống, xương chậu, hông, đùi, đầu gối, cẳng chân, mắt cá chân hoặc bàn chân.
Chụp X-quang là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh nhanh chóng, dễ dàng và có chi phí tương đối thấp. Nó cần thiết để chẩn đoán hoặc giải quyết các vấn đề khác. Với bệnh xương khớp, chụp X-quang để giúp các bác sĩ đánh giá tình trạng tổn thương như: gãy xương, chấn thương xương khớp, các bất thường ở xương, Khe khớp và một số bất thường của ổ khớp, ví dụ như thoái hoá khớp, tình trạng hủy đầu xương, hẹp khe khớp, dính khớp, bào mòn xương...
Phương pháp chụp X-quang chỉ giúp phát hiện được các tổn thương ở xương, đặc biệt là hình ảnh bảo mòn. Ở giai đoạn muộn của bệnh không phát hiện được tổn thương viêm màng hoạt dịch. Siêu âm và chụp cộng hưởng từ phát hiện được cả hai loại tổn thương ngay ở giai đoạn sớm. Tổn thương xương thường gặp nhất là ở khối xương cổ tay, bàn tay. Chi phí chụp X-quang khá thấp, tại mỗi cơ sở y tế sẽ có giá khác nhau.
Có rất ít nguy cơ sau 1 lần chụp X-quang. Tuy nhiên nếu chụp đi chụp lại nhiều lần sẽ có nguy cơ vì tia X sẽ gây tổn thương một số tế bào trong cơ thể. Liều bức xạ tia X luôn được giữ ở mức tối thiểu cần để có hình chính xác nhất có thể của cơ quan cần được chụp kiểm tra. Phụ nữ có thai không nên chụp X-quang khi không thật cần thiết vì có một nguy cơ nhỏ là tia X sẽ gây ra bất thường cho thai nhi.
-
Chụp cộng hưởng từ MRI
Chụp cộng hưởng từ MRI được xem là một loại chụp chiếu an toàn, không gây nhiễm xạ cho bệnh nhân. Ngày nay, chụp cộng hưởng từ được sử dụng trong các trường hợp như: bệnh thần kinh, cột sống, xương khớp, tim mạch, tiêu hóa…
Chụp cộng hưởng từ MRI cơ xương khớp là kỹ thuật chẩn đoán hiện đại sử dụng từ trường và sóng radio. Máy chụp cộng hưởng từ dựa trên các nguyên lý hấp thụ, phóng thích, thu nhận và xử lý để chuyển đổi thành hình ảnh về cơ xương khớp có thể thấy được. Những hình ảnh ấy giúp phát hiện chính xác các bất ổn về cấu trúc của khớp như: bao hoạt dịch, tổn thương xương, sụn, dây chằng, gân cơ, tổ chức phần mềm quanh khớp. Đây là điều mà các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác không thể thực hiện được.
Đối với các bệnh lý về xương khớp, nhất là các bệnh lý về tổn thương dây chằng sụn khớp, các bệnh lý về thoái hóa khớp có thể thấy rõ hình ảnh tổn thương khi chụp MRI. Qua những chi tiết trong hình ảnh này mà bác sĩ sẽ đưa ra được kết luận về bệnh và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời. Mặt khác, chụp cộng hưởng từ cơ xương khớp có dải ứng dụng rộng khắp và an toàn, không sử dụng tia xạ nên không lo đến nguy cơ nhiễm xạ cho bệnh nhân. MRI đặc biệt giúp ích cho phẫu thuật trong các bệnh lý chấn thương.Có thể nói rằng, công dụng của Cộng hưởng từ rộng hơn Xquang, phát hiện được nhiều vấn đề hơn. Cho nên, chi phí cho một ca chụp cũng cao hơn nhiều so với Xquang.
-
Chụp cắt lớp vi tính CT-Scan
Chụp cắt lớp vi tính (CT hoặc CAT scan) là kỹ thuật kết hợp máy tính và tia X để tạo ra hình ảnh các cơ quan, xương và các mô của cơ thể theo lát cắt ngang. Những hình ảnh này cung cấp nhiều thông tin chi tiết hơn so với hình ảnh X-quang thông thường. Chúng có thể hiển thị các mô mềm, mạch máu và xương ở các bộ phận khác nhau của cơ thể như đầu, vai, xương sống, tim, bụng, đầu gối, ngực… Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần chụp CT-scan.
Trong xương khớp, CT-scan có thể giúp chẩn đoán các Chấn thương (gãy các xương lớn, gãy khớp lớn phức tạp như xương chậu, khớp vai, khớp háng…),chẩn đoán các bệnh lý xương (viêm xương, u xương, lao xương…). Cũng như X-quang, phụ nữ có thai nên hạn chế chụp CT-scan, nhất là trong 3 tháng đầu. CT là kỹ thuật dùng tia X và gây nhiễm xạ. Mức độ nhiễm xạ mỗi lần chụp đều nằm trong giới hạn cho phép.
Độ phân giải không gian đối với xương cao nên rất tốt để khảo sát các bệnh lý xương. Kỹ thuật dùng tia X, nên có thể dùng để chụp cho những bệnh nhân có chống chỉ định chụp cộng hưởng từ (Đặt máy tạo nhịp, van tim kim loại, máy trợ thính cố định, di vật kim loại…).
-
Siêu âm
Siêu âm cơ xương khớp chính là kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh các bệnh lý ở các khớp trong cơ thể con người như: Khớp vai, khớp cổ chân, cổ tay, bàn ngón tay, khớp gối,... Quá trình siêu âm được sử dụng sóng âm thanh ở tần số cao, ta sẽ thấy được sự tương quan giữa các vị trí tổn thương và vị trí đau khi ấn chẩn bằng siêu âm. Đặc biệt, siêu âm có thể giúp theo dõi điều trị và hướng dẫn can thiệp bệnh lý.
Siêu âm thường là chỉ định quan trọng trong chẩn đoán các bệnh mô mềm trong Cơ xương khớp như: siêu âm các khớp, màng xương, hình thái cân cơ, dây chằng, bao hoạt dịch… Siêu âm là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh không can thiệp, an toàn, tiện lợi, rẻ tiền có vai trò quan trọng trong chẩn đoán các bệnh lý: tràn dịch khớp, bệnh viêm khớp, các bệnh lý phần mềm quanh khớp. Siêu âm cơ xương khớp không có bất cứ chống chỉ định nào và an toàn với người bệnh.
Siêu âm khớp tổn thương trong viêm khớp dạng thấp, dễ dàng phát hiện tình trạng viêm màng hoạt dịch, đặc biệt trong đợt tiến triển. Siêu âm có thể phát hiện tổn thương viêm màng hoạt dịch từ giai đoạn sớm của viêm khớp dạng thấp, ngoài ra siêu âm còn phát hiện được hình ảnh bào mòn xương.