Top 10 Dàn ý bài văn thuyết minh về con vật nuôi mà em thích chi tiết nhất
Chủ đề các con vật nuôi trong gia đình là đề tài rất hay trong văn thuyết minh dành cho các bạn học sinh THCS. Tuy thân thuộc và gần gũi nhưng nếu không tìm ... xem thêm...hiểu, bạn sẽ không biết hết về nguồn gốc, đặc điểm, giống loài, tập tính, sinh sản, chăm sóc và những giá trị mà chúng đem lại. Những thông tin này cần phải có trong lập dàn ý làm cơ sở để bạn viết tốt bài văn thuyết minh của mình. Mời bạn tham khảo một số dàn ý bài văn thuyết minh về con vật nuôi mà Toplist tổng hợp trong bài viết sau.
-
Dàn ý bài văn thuyết minh về con mèo
I. MỞ BÀI:
Dẫn dắt, giới thiệu về con mèo (loài vật đáng yêu, thân thuộc,...).
II. THÂN BÀI:
1. Khái quát chung về loài mèo:
- Mèo là loài động vật thuộc lớp thú.
- Có nhiều giống mèo khác nhau (có thể dẫn chứng tên một vài giống mèo mà em biết)
- Hiện nay, mèo là một trong những thú cưng phổ biến nhất trên thế giới.
- Mèo nhà quen thuộc, gần gũi với con người từ rất sớm (khoảng 9.500 năm).
2. Đặc điểm:
- Tai: có 2 tai, mỗi tai có 32 cơ riêng biệt điều khiển hướng nghe, hai tai mèo có thể vểnh theo 2 hướng khác nhau để nghe ngóng, rất thính,...
- Mắt: có nhiều màu nhưng phổ biến là vàng, cam, xanh dương, xanh lá; có thể nhìn rõ vào ban đêm và nhìn kém hơn vào ban ngày,...
- Mũi: rất nhạy, ngửi được nhiều mùi hương so với con người,...
- Miệng: nhỏ, có ria mép,...
- Chân: 4 chân, bàn chân có đệm thịt, có móng vuốt nhọn có thể thu vào và giương ra tự nhiên,...
- Lông: có nhiều màu tùy theo loại, mềm mại, bao phủ toàn thân,...
3. Tập tính loài mèo:
- Thích chạy nhảy, leo trèo, có khả năng bám tốt ở nơi cao bằng móng vuốt.
- Thường đùa giỡn, hoạt động về đêm và ngủ vào ban ngày.
Có khả năng săn mồi tốt.
4. Vai trò:
- Bắt chuột giúp con người bảo vệ nhà cửa, mùa màng.
- Tạo ra niềm vui cho con người.
5. Lời khuyên:
- Chăm sóc, yêu quý, bảo vệ loài mèo.
- Có những biện pháp ngăn chặn những hành vi tổn thương, giết hại mèo.
III. KẾT BÀI:
Nêu cảm nhận, suy nghĩ của bản thân về con mèo (người bạn nhỏ bé, có ích,...). Đúc kết kinh nghiệm cho bản thân (biết quý trọng, bảo vệ mèo,...).
-
Dàn ý bài văn thuyết minh về con chó
I. Mở bài: Giới thiệu về con chó
Một trong những con vật thân thiết và trở thành người bạn trung thành của con người là con chó. Chó là loài vật thông minh và sống tình cảm và có ích với con người.II. Thân bài:
1. Nguồn gốc:
- Chó là giống vật nuôi đầu tiên được con người thuần hóa cách đây 12000 năm vào cuối kỉ băng hà – thời kì đồ đá. Tổ tiên loài chó gồm cả cáo và chó sói.
- Loài chó ngày nay được tiến hóa từ 1 loại chó nhỏ màu xám.
2. Miêu tả:
- Trọng lượng từ 1 – 80kg. Là động vật 4 chân, ngực nở bụng thon, chân thường có 4 ngón và 1 ngón treo (gọi là ngón con). Những con chó có 4 móng treo gọi là Tứ túc huyền đề (một loài chó rất khôn). “Chó khôn tứ túc huyền đề. Tai thì hơi cúp, đuôi thì hơi cong”
- Não chó rất phát triển nên rất thông minh
Mắt chó có 3 mí, 1 mí trên, 1 mí dưới và một mí thứ 3 nằm ở giữa hơi sâu vào phía trong, bảo vệ mắt khỏi bụi bẩn. So với mũi thì tai và mắt chó không tốt bằng
- Tai chó cực thính, chúng có thể nhận ra được 35 nghìn âm rung trong một giây. Khứu giác (mũi) chó rất tuyệt vời, con người có thể ngửi thấy mùi thức ăn ở đâu đó trong nhà bếp nhưng chó có thể phân biệt từng gia vị trong nồi, thậm chí những chú chó săn có thể tìm ra những cây nấm con con nằm trong rừng sâu. Vào mùa đông lạnh thỉnh thoảng chó hay lấy đuôi che cái mũi ướt, đấy là cách chúng giữ ấm cho mình.
- Chó có 2 lớp lông, lớp ngoài mượt mà mọi người dễ thấy còn lớp nhỏ ở trong giúp chúng giữ ấm và khô ráo trong những ngày khô rét. Nó còn có nhiệm vụ hạ nhiệt trong những ngày oi bức.
- Đuôi chó là bộ phận thể hiện tình cảm (Tự kể chuyện )
- Chó có bộ tiêu hóa rất tốt, hàm răng rất cứng nên thích gặm xương, lúc mới ra đời chó con không có răng nhưng chỉ sau 4 tuần tuổi, chúng có đến 28 chiếc răng. Bộ hàm đầy đủ của chó là 42 chiếc.
3. Các giống chó: (Tham khảo thêm)
- Chó Phốc: Là loại chó nhỏ, gọn và cơ bắp, có bộ lông bóng mượt và một cơ thể cân đối, là giống chó đặc biệt ương ngạnh và bướng bỉnh. Sống lâu Khoảng 15 năm và có thể hơn nữa.
- Chó Chihuahua: Trọng lượng chỉ từ 3kg. Nhanh nhẹn, thông minh và không gây nguy hiểm, tấn công người, thân thiện với trẻ con. - Có hai loại Chihuahua: Lông ngắn và lông dài, mắt hơi lồi, to, sáng trong, nhanh nhẹn trông thật ngộ nghĩnh với đôi tai luôn "vểnh" và hướng theo tiếng động. Màu lông: Khá phong phú với trắng vàng, nâu, đen ,…
- Chó Béc-giê Đức: Là loại chó dũng cảm, thông minh, thích nghi cao, tính cảnh giác cao đó là những đức tính cần thiết nhất mà chó phải có.
Vì những đức tính trên nên chó rất thích hợp với việc bảo vệ kho tàng, làm nghiệp vụ cho quân đội, công an.
Nhờ mũi thính nó cũng được làm chó săn, phát hiện chất nổ và ma túy cho các lực lượng chuyên nghiệp.
4. Lợi ích:
- Chó là loài gần gũi với con người là loài rất thông minh, chân thành, sống có tình nghĩa, trung thành với chủ. Giúp con người nhiều việc như: Trông nhà, săn bắt, cứu hộ, kéo xe, trinh thám ,…
- (Tự kể một câu chuyện)
- Chó là đề tài của phim ảnh: (Kể tên một số bộ phim) “Sói hoang”, “Một trăm lẻ một chú chó đốm”
- Thịt chó: Có tính ấm, nhiều đạm, là đặc sản của một số nước ở châu Á, có tên gọi: Cầy tơ, Mộc tôn, cây Còn,..
- Lông chó dễ bám bụi, chứa nhiều vi khuẩn, phải tắm rửa sạch sẽ cho chó, tiêm phòng dại …….
III. Kết bài: Đánh giá chung và riêng về nó..
-
Dàn ý bài văn thuyết minh về con gà
I. Mở bài:
Có một loài vật nuôi gắn bó với đời sống của người Việt Nam, đem lại nhiều lợi ích cho con người, không chỉ về vật chất mà cả về mặt tinh thần. Đó là loài gà. (Có thể từ những câu thơ của Xuân Quỳnh trong bài "Tiếng gà trưa" để dẫn đến việc giới thiệu loài gà)
II. Thân bài:
1. Nguồn gốc
- Gà có nguồn gốc từ gà rừng, được con người đem về nuôi nên có tên là gà nhà.
- Khác với gà rừng, do được chăm sóc, nên gà nhà có thói quen trở về chuồng mỗi khi trời tối.
- Gà thuộc họ chim, nhóm lông vũ. Có nhiều loại gà như gà gô, gà ri, gà tam hoàng, gà ta,..
2. Đặc điểm
Xét về giới tính, có gà mái và gà trống:- Gà trống có thân hình vạm vỡ, trên đầu có mào đỏ chót, bộ lông rực rỡ, lông đuôi dài, chân có cựa - lực lưỡng và oai vệ.
- Gà mái yểu điệu, đoan trang, lông mượt mà, lông đuôi ngắn, mắt tròn xoe, trên đầu không có mào, chân không cựa.
- Thức ăn của gà là thóc, các loài côn trùng, giun đất, chuối cây thái nhỏ băm nhuyễn trộn cám, các loại bột dạng viên, ...
- Gà mái đẻ trứng, mỗi lứa có thể đẻ từ 15 đến hơn 20 quả. Trứng được ấp trong khoảng 3 tuần thì nở ra những chú gà con xinh xắn. Những chú gà con này vừa mở mắt có thể tự kiếm ăn, nhưng đối với gà nhà, chúng thường được mẹ dẫn đi kiếm mồi. Mỗi khi gà mẹ tìm được mồi liền cục cục,...gọi đàn con đến ăn.
- Những lúc gà mẹ dẫn con đi ăn, nếu có loài vật nào dám đụng đến đàn gà con thì lập tức bị gà mẹ chống trả quyết liệt.
3. Vai trò của gà trong đời sống con người:
Gà là một động vật có ích, đem lại nhiều lợi ích về kinh tế cho con người.
- Trứng gà là nguồn thực phẩm lớn trong đời sống con người.
- Từ trứng gà có thể chế biến nhiều món ăn ngon như món trứng gà luộc, trứng gà chiên, trứng gà ốp la,...
- Trứng gà đánh với bột mì có thể làm bánh thuẫn, bánh ga tô, bánh kem,...
- Trứng gà còn là một dược phẩm dùng để dưỡng da.
- Ông bà ta thường luộc trứng để cạo gió mỗi khi bị cảm sốt.
- Thịt gà là món ăn ngon. Có nhiều món được chế biến từ gà như gà luộc chấm muối tiêu, gà xé trộn rau răm, gà hấp, gà chiên, gà quay,...
Lông gà qua xử lí hóa học có thể trở thành một loại bột giặt hữu hiệu. Ngoài ra còn dùng làm cây cọ để viết, vẽ; làm chổi, làm quạt, làm áo lông gà, làm cầu cho môn thể thao đá cầu,...
- Ngay cả chất thải của gà cũng có thể dùng làm phân bón cho cây cối. Loại phân này rất thích hợp cho cây ớt và cây thuốc lá.
- Không chỉ có lợi ích về vật chất, mà còn có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của con người.
- Tiếng gà gáy là chiếc đồng hồ báo thức cho người dân quê. Tiếng gà gáy mỗi sớm, mỗi chiều trở nên quen thuộc gợi cuộc sống thanh bình, yên ả. Vì thế mà nó đi vào thơ văn một cách tự nhiên. Ngay từ thời xa xưa, trong truyện cổ tích "Sọ Dừa", tiếng gà gáy xuất hiện đã đem lại sự đoàn tụ cho Sọ Dừa và cô Út. Và "Tiếng gà trưa " của Xuân Quỳnh là một bài thơ rất hay về âm thanh "tiếng gà":"Trên đường hành quân xa- Dừng chân bên xóm nhỏ - Tiếng gà ai nhảy ổ - Cục cục tác cục ta - Nghe xao động nắng trưa – Nghe bàn chân đỡ mỏi"
- Trên mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên, đất đai, thần thánh thường có gà luộc nguyên con, để tỏ lòng trân trọng biết ơn ông bà, tổ tiên.
- Gà còn xuất hiện trong các lễ hội truyền thống với trò chơi chọi gà độc đáo. Ở nước Pháp chú gà trống Gô-la tượng trưng cho sự phồn thịnh của nước nhà.
- Hình ảnh gà mẹ dẫn đàn gà con đi kiếm mồi điểm thêm cho bức tranh làng cảnh Việt Nam.
- Tuy nhiên hiện nay do bị ảnh hưởng của môi trường sống, nhiều loại dịch bệnh xuất hiện trong những năm gần đây, nhất là bệnh dịch cúm gia cầm H5N1. Vì thế mà con người cần chăm sóc cẩn thận để nguồn bệnh đỡ lây lan, không nên ăn gà bệnh. Cần phải có mạng lưới kiểm duyệt chặt chẽ nguồn thực phẩm này.
III. Kết bài:
- Khẳng định vị trí của loài gà.
- Tình cảm của em với loài vật nuôi này.
-
Dàn ý bài văn thuyết minh về con lợn (con heo)
I. MỞ BÀI
Giới thiệu đối tượng thuyết minh: con lợn (loài vật nuôi quen thuộc, được nuôi rộng rãi, có vai trò quan trọng,...).
II. THÂN BÀI
1. Nguồn gốc của loài lợn:
- Có nguồn gốc từ lục địa Á-Âu.
- Lợn nhà ngày nay xuất phát từ lợn rừng được thuần hóa.
2. Đặc điểm của con lợn:
a. Cấu tạo:
- Có 4 chân, chân thấp, có móng guốc
- Toàn thân phủ một lớp lông cứng bên ngoài
- Có mõm to, mũi to.
- Hai tai to và vểnh.
b. Tập tính:
- Là loài ăn tạp
- Có khứu giác phát triển, thích đào bới
- Thích sống nơi râm mát, ẩm ướt
- Sinh nhiều con, nhiều lứa.
3. Vai trò:
- Một số giống lợn được nuôi làm kiểng, thú cưng.
- Cung cấp thịt, da làm thực phẩm.
- Dùng để trao đổi, mua bán tăng nguồn thu nhập cho người chăn nuôi.
- Lợn và thịt lợn thường được dùng trong các buổi lễ, tế, thờ cúng.
- Lợn còn là nguồn cảm hứng cho sáng tác nghệ thuật (thơ ca, mỹ thuật, văn học,...).
4. Ý nghĩa của lợn:
- Là vật nuôi quen thuộc, hiền lành trong nhiều gia đình.
- Mang lại nhiều lợi ích cho con người.
- Là một trong những con vật tượng trưng cho chu kì 12 năm.
III. KẾT BÀI
Nêu cảm nhận của bản thân về con lợn (con vật hiền lành, gần gũi, có ích,...).
-
Dàn ý bài văn thuyết minh về con thỏ
I. MỞ BÀI:
Dẫn dắt, giới thiệu con thỏ (loài động vật nhỏ, đáng yêu, hiền lành, gắn với nhiều câu chuyện,...).
II. THÂN BÀI:
1. Khái quát chung:
- Là loài động vật nhỏ, đáng yêu.
- Sinh sống ở nhiều nơi trên thế giới
- Thỏ sống ở môi trường tự nhiên hoặc được nuôi trong vườn nhà.
2. Hình dáng:
- Chân: có 4 chân, sức bật cao.
- Tai: có đôi tai dài, to
- Mắt: to, tròn, có nhiều màu khác nhau tùy loại
- Miệng: nhỏ, có ria mép, răng trước phát triển.
- Lông: phủ toàn thân, mềm mại, màu sắc đa dạng,...
- Môi trường sống: sạch sẽ, thoáng mát
- Tuổi thọ: có thể đạt trên 10 năm.
- Thức ăn: các loại rau, củ, cỏ khô, cỏ xanh, quả,...
- Tập tính: thích chạy nhảy, đào hang,...
3. Phân loại:
- Thỏ rừng
- Thỏ nhà
4. Tác dụng:
- Thịt thỏ dùng chế biến nhiều món ăn
- Da thỏ có thể may áo choàng, mũ, găng tay,...
- Sữa của thỏ có thể dùng trong ẩm thực hoặc làm thuốc
- Thỏ có thể được nuôi làm thú cưng trong nhà, mang lại niềm vui cho con người.
- Hình dáng đáng yêu, hiền lành của thỏ khơi nguồn cảm hứng nghệ thuật bất tận (nhiếp ảnh, hội họa, thơ ca, văn học,...).
III. KẾT BÀI:
Nhận xét, suy nghĩ của cá nhân về loài thỏ (loài vật nhỏ bé, xinh xắn, đáng yêu, cần được chăm sóc bảo vệ,...).
-
Dàn ý bài văn thuyết minh về con bò
I. MỞ BÀI:
Dẫn dắt, giới thiệu con bò (loài động vật to lớn, hiền lành, chịu khó, thân thuộc với cuộc sống của người dân nông thôn,...).
II. THÂN BÀI:
1. Khái quát chung về con bò:
- Bò là một loại động vật móng guốc được thuần hóa.
- Ngày nay, bò được chăn nuôi như gia súc ở nhiều nơi.
- Là loài động vật nhai lại.
2. Đặc điểm của con bò:
Môi trường sống: khác nhau tùy vào giống
- Thân hình to
- Có 4 chân, chân cao, móng guốc.
- Trên đầu có 2 sừng ngắn, tiết diện tròn.
- Màu lông đa dạng, tùy theo giống cụ thể (vàng, nâu, xám, trắng đen,...)
- Thức ăn chủ yếu là thực vật, cỏ xanh.
Phân loại các loại bò (theo mục đích sử dụng):
- Bò thịt
- Bò sữa
3. Vai trò của con bò:
- Cung cấp sức kéo (kéo xe, kéo cày,...).
- Cung cấp thịt cho nhiều món ăn ngon, bổ dưỡng.
- Cung cấp sữa bò đáp ứng cho nhu cầu ẩm thực, sản xuất phô mai, bơ, sữa bột, sữa tươi,...
- Da bò được dùng làm các sản phẩm thuộc da, giày dép, quần áo,...
- Tăng thêm nguồn thu nhập cho con người.
- Bò cũng là biểu tượng cho một số tín ngưỡng, tôn giáo
III. KẾT BÀI
Nêu suy nghĩ ,cảm nhận của bản thân về loài bò (thân thiện với con người, mang lại nhiều lợi ích,...). Lời khuyên (nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ,...).
-
Dàn ý bài văn thuyết minh về con trâu
I. Mở bài:
Dẫn dắt, giới thiệu sơ lược về con trâu (loài vật thân quen trên đồng ruộng, bạn của nhà nông, gắn bó với cơ nghiệp của người nông dân qua nhiều thế hệ,...).
Con trâu gắn liền với người nông dân Việt Nam từ xa xưa, bao đời nay. Con trâu như một người bạn thân thiết với người nông dân Việt Nam. Chính vì thế mà con trâu đi vào thơ ca Việt Nam rất đỗi tự nhiên. Để biết rõ hơn về con trâu thân thiết với người nông dân như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu con trâu Việt Nam.II. Thân bài:
1. Nguồn gốc của con trâu- Con trâu Việt Nam là thuộc trâu đầm lầy
Con trâu Việt Nam là trâu được thuần hóa
2. Đặc điểm của con trâu Việt Nam
- Trâu là động vật thuộc lớp thú, lông trâu có màu xám, xám đen
- Trâu có thân hình vạm vỡ, thấp, ngắn; bụng to; mông dốc; đuôi dài thường xuyên phe phẩy; bầu vú nhỏ; sừng hình lưỡi liềm…
- Trâu có sừng
- Trâu rất có ích với người nông dân Việt Nam
- Mỗi năm trâu đẻ một lứa và mỗi lứa một con
3. Lợi ích của con trâu Việt Nam. Trong đời sống vật chất thường ngày
- Trâu giúp người nông dân trong công việc đồng án: cày, bừa,
- Trâu là người gián tiếp là ra hạt lúa, hạt gạo
- Trâu là một tài sản vô cùng quý giá đối với người nông dân
- Trâu có thể lấy thịt
- Da của trâu có thể làm đồ mỹ nghệ,…
b. Trong đời sống tinh thần
- Trâu là người bạn thân thiết của người nông dân Việt Nam
- Trâu là tuổi thơ trong sáng, tươi đẹp của tuổi thơ: chăn trâu thổi sáo, cưỡi lưng trâu,…
- Trâu có trong các lễ hội ở Việt Nam:
- Hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải Phòng.
- Lễ hội đâm trâu ở Tây Nguyên.
- Là biểu tượng của SeaGames 22 Đông Nam Á được tổ chức tại Việt Nam.
4. Tương lai của trâu
Những tác động khiến trâu mất đi giá trị của mình:- Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
- Máy móc kĩ thuật hiện đại: máy bừa, máy cày,….
- Phát triển đô thị, quy hoạch hóa, xây dựng khu đô thị,….
III. Kết bài:
- Khẳng định vai trò của con trâu ở làng quê Việt Nam
- Nêu cảm nhận với ý nghĩ của mình về con trâu ở làng quê Việt Nam
-
Dàn ý bài văn thuyết minh về con chim bồ câu
I. Mở bài: Giới thiệu chung: Chim bồ câu là giống chim được thuần hóa từ’ lâu đời, rất gần gũi với cuộc sống của con người.
II. Thân bài:
1. Các giống chim bồ câu:
- Trên thế giới có khoảng 150 giống chim bồ câu.
- Bồ câu ta mình nhỏ, đuôi thon; lông nhiều màu (trắng, nâu, xám, đốm,…) trọng lượng chỉ khoảng trên dưới nửa kí lô.
- Bồ câu các nước khác như bồ câu Pháp, Hà Lan, Mĩ …, trọng lượng gần 1 kí lô. Bồ câu làm cảnh của Nhật phần lớn lông màu trắng, đuôi xòe rất đẹp.
2. Các bộ phận của con chim bồ câu:
- Lông vũ.
- Mình chim hình thoi, đuôi dài, mô nhỏ và cong, mắt nâu tròn, trông linh hoạt, dễ thương.
- Cổ chim dài khoảng 6 đến 7 phân (cm).
- Chân gồm ba ngón trước, một ngón sau, màu hồng thâm, có vẩy bao bọc.
3. Đời sống:
Sống thành từng đôi, theo dàn, thích nơi khô ráo, sạch sẽ. Con mái đẻ mỗi lứa hai trứng, một tháng một lần.
4. Vai trò và ý nghĩa:
- Người ta nuôi chim bồ câu để ăn thịt, làm cảnh, đưa thư…
- Chim bồ câu gắn liền với đời sống vật chất và tinh thần của con người.
III. Kết bài:
Vai trò của con chim bồ câu: Chim bồ câu rất có ích cho con người về kinh tế và đời sống tình cảm. Ngày xưa, bồ câu dùng để đưa thư liên lạc. Ngày hay, bồ câu là hình ảnh tượng trưng cho hòa bình.
-
Dàn ý bài văn thuyết minh về con vịt
1. Mở bài:
- Vịt cũng là một loài vật nuôi vô cùng quen thuộc đối với con người, đặc biệt là đối với người nông dân.
- Ở Việt Nam, chăn nuôi vịt đã trở thành một ngành nghề riêng biệt đang rất phát triển, đem lại lợi ích kinh tế cao, thịt vịt là loại thức ăn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và được rất nhiều người ưa thích.
2. Thân bài:
a. Nguồn gốc:
- Có nguồn gốc từ loài Vịt cổ xanh xuất hiện ở các nước Đông Nam Á cách đây vài ngàn năm, được xếp vào nhóm thủy cầm.
- Tên khoa học của vịt là Anas platyrhynchos domesticus thuộc họ Vịt (Anatidae), bộ Ngỗng (Anseriformes), ở Việt Nam, phổ biến nhất là giống vịt cỏ, hay còn gọi là vịt chạy đồng.
b. Đặc điểm:
- Vịt cỏ có nhiều màu lông khác nhau, điểm chung là loài vịt có một bộ lông mượt mà, dày và không thấm nước.
- Thân vịt nhỏ, ngực lép, cổ dài, mắt sáng linh động, chân cao, giữa các ngón có màng bơi, di chuyển khá nhanh và bơi khỏe, kiếm mồi cũng rất giỏi.
- Đặc điểm nổi bật nhất của vịt, cũng như toàn Bộ Ngỗng (Anseriformes) là chiếc mỏ dẹt, dài và khỏe, phần lớn chúng có màu vàng hơi cam, thuận tiện cho vịt xúc, rẽ nước tìm mồi.
- Con trống trưởng thành nặng 1,7kg, con mái nhẹ hơn khoảng vào 1,5kg.
c Sinh sản và phân bố:
- Vịt đẻ trứng quanh năm, con mái trưởng thành có thể đẻ từ 150-200 quả trứng mỗi năm, tỉ lệ thụ tinh của vịt rất cao tầm 94,3%, tỉ lệ trứng ấp nở thành con là 81,2%
- Thông thường, một con vịt nuôi từ 65-70 ngày là mọc đủ lông, 70-80 ngày là có thể giết thịt.
- Được nuôi nhiều ở các vùng đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
d. Vai trò:
- Vịt cung cấp lông, thịt, trứng cho con người.
- Trong Đông y, là thức ăn bổ dưỡng dùng tư âm, dưỡng vị.
3. Kết bài:
- Vịt nhà là giống gia cầm quen thuộc, dường như đã trở thành một biểu tượng cho làng quê Việt Nam, đặc biệt là ở những vùng sông nước.
- Vịt không chỉ mang lại giá trị kinh tế nâng cao thu nhập cho người nông dân mà không phải tốn quá nhiều kỹ thuật chăn nuôi, mà còn đem lại những món ăn ngon, giúp mâm cơm Việt thêm đậm đà bản sắc.
-
Dàn ý bài văn thuyết minh về con cá chép
1. Mở bài:
Giới thiệu về cá chép: Loài cá nước ngọt phổ biến được sử dụng làm thực phẩm hàng ngày trong bữa cơm của người Việt.
2. Thân bài:
Nguồn gốc: Cá chép có nguồn gốc ở châu u và châu Á, hiện đã sinh sống tại tất cả các môi trường trên thế giới.
Cấu tạo:
- Thường có màu vàng, đen, màu sắc sẫm dần về phía vây lưng.
- Thân cá chép thon dài, hẹp ở hai phần đầu và đuôi.
- Vảy cá xếp sát nhau tạo thành lớp bảo vệ cho cá khỏi va xước khi di chuyển.
- Đầu cá chép nhỏ, mắt đối xứng hai bên cùng hệ thống giác quan gồm mũi, miệng và râu.
- Mang cá áp sát thân, là cơ quan hô hấp để cá thở được dưới môi trường nước.
- Lớp vây bám dọc thân, cá chép có hai vây nhỏ sát mang giúp di chuyển dễ dàng.
- Đuôi cá hình rẻ quạt, chia đôi đối xứng có chức năng giữ thăng bằng, giúp cá bơi đúng hướng.
Trong quá trình bơi, cá chép uốn mình, hai thùy vây đuôi uốn thành hình số tám, đưa thân cá tiến lên phía trước. Sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa vây đuôi, vây lưng và và đôi vây ngực khiến cá chép di chuyển nhanh chóng, dễ dàng.
Tập tính: Cá chép thường ăn những thực vật mềm như rong, rêu, thích sống thành bầy để cùng nhau kiếm ăn. Cá chép sinh sản theo mùa, mỗi ổ trứng cá sinh sản được từ ba đến bốn nghìn cá thể cá con. Số lượng cá chép mỗi mùa rất lớn, mang đến nguồn lợi kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Vai trò:
- Thực phẩm bổ dưỡng
- Vị thuốc trong y học
Về mặt văn hóa, tinh thần:
- Cá chép theo quan niệm dân gian được cho là con vật gắn với biểu tượng sức khỏe dồi dào, trường thọ.
- Truyền thuyết "cá chép hóa rồng" dùng để nhắc đến sự thi cử đỗ đạt của học trò, sự thành công trong làm ăn, buôn bán.
- Cá chép cũng được chọn làm con vật linh, dùng để phóng sinh khi đi chùa chiền, lễ Phật.
3. Kết bài:
Cá chép là loài động vật gần gũi, thân thuộc với người Việt Nam. Để đảm bảo chất lượng và số lượng cá chép, cần bảo tồn, nuôi trồng có kế hoạch, khai thác hợp lý, điều độ để cá chép có điều kiện và khả năng sinh sản tốt, phục vụ nhu cầu con người.