Đạt Lai Lạt Ma - Tenzin Gyatso
Tenzin Gyatso sinh ngày 6/7/1935 tại Tây Tạng. Ông hiện là vị Đạt Lai Lạt Ma (Dalai Lama) thứ 14 của Phật Giáo Tây Tạng. Đạt Lai Lạt Ma nghĩa là "Đạo sư với trí tuệ như biển cả", đây là chức vị cao trọng nhất của Phật Giáo Tây Tạng. Với các tín đồ Phật Giáo, Đạt Lai Lạt Ma còn được xem là "Phật Sống". Tenzin Gyatso được tấn phong tước vị vào ngày 22 tháng 2 năm 1940 tại thủ đô của Tây Tạng, Lhasa. Vào năm 1959, ông đã dẫn hơn 80.000 người dân Tây Tạng tị nạn đến miền Bắc Ấn Độ để tránh sự đàn áp của chính quyền Trung Quốc và sống lưu vong tại Ấn Độ cho đến nay.
Tenzin Gyatso đã nỗ lực hết mình để kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng về vấn đề Tây Tạng và kêu gọi chính quyền trung ương Bắc Kinh tôn trọng ước muốn tự trị và nhân quyền của họ. Ngoài ra, ông còn đi khắp nơi trên thế giới để thuyết giảng về các vấn đề: môi trường, kinh tế, quyền phụ nữ, Phật Giáo, khoa học và tôn giáo, sự kế nối liên tôn giáo... Ngoài những bài thuyết giảng, Tenzin Gyatso còn dành thời gian viết rất nhiều sách về Phật học, tự truyện, lịch sử... Tính đến nay, ông đã cho ra đời hơn 50 tác phẩm. Những cuốn sách do ông viết được phổ biến rộng rãi và được dịch ra rất nhiều thứ tiếng khác nhau, thu hút các tín đồ Phật giáo và cả những nhà nghiên cứu tôn giáo phương Tây. Tenzin Gyatso được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989 vì những nỗ lực đấu tranh không ngừng nghỉ của mình trong việc giành lại độc lập cho nhân dân Tây Tạng.
Tenzin Gyatso đã nỗ lực hết mình để kêu gọi cộng đồng quốc tế lên tiếng về vấn đề Tây Tạng và kêu gọi chính quyền trung ương Bắc Kinh tôn trọng ước muốn tự trị và nhân quyền của họ. Ngoài ra, ông còn đi khắp nơi trên thế giới để thuyết giảng về các vấn đề: môi trường, kinh tế, quyền phụ nữ, Phật Giáo, khoa học và tôn giáo, sự kế nối liên tôn giáo... Ngoài những bài thuyết giảng, Tenzin Gyatso còn dành thời gian viết rất nhiều sách về Phật học, tự truyện, lịch sử... Tính đến nay, ông đã cho ra đời hơn 50 tác phẩm. Những cuốn sách do ông viết được phổ biến rộng rãi và được dịch ra rất nhiều thứ tiếng khác nhau, thu hút các tín đồ Phật giáo và cả những nhà nghiên cứu tôn giáo phương Tây. Tenzin Gyatso được trao giải Nobel Hòa bình năm 1989 vì những nỗ lực đấu tranh không ngừng nghỉ của mình trong việc giành lại độc lập cho nhân dân Tây Tạng.