Đền Thiên Đường (Trung Quốc)
Đền Thiên Đường được xây dựng từ năm 1406 - 1420 dưới thời Hoàng đế Vĩnh Lạc. Ông cũng là người chịu trách nhiệm cho việc xây dựng Tử Cấm Thành hoành tráng. Sau đó thì đền được mở rộng và xây dựng thêm nhiều công trình mới xung quanh. Vào thế kỷ 18, vua Càn Long đã ra lệnh trùng tu toàn bộ đền Thiên Đường. Khi ghé thăm nơi đây, khách du lịch sẽ thấy được lối kiến trúc cổ đại ấn tượng của người Trung Quốc xưa. Ngôi đền này được xây dựng ở thời nhà Minh, tức khoảng hơn năm thế kỉ trước, nằm trong một khuôn viên rộng lớn, khoảng 2,7 triệu mét vuông. Đền có đặt một bức tường phía Nam hình chữ nhật tượng trưng cho đất, một bức tường hình tròn tượng trưng cho trời.
Thiên Đường xây dựng trên một khu đất rộng 2.730.000 m: Phía ngoài được bao bọc bởi hai lớp tường có hình vòng cung ở mặt phía bắc, hai góc phía nam hình vuông, thể hiện thuyết “Trời tròn, đất vuông”. Tổng thể kiến trúc Thiên đàn có ba công trình chủ yếu là: Hoàn Khưu đàn, Hoàng Khung Vũ và Kỳ Niên điện. Nằm trên trục của tổng thế kiến trúc có một bệ đá dài 360 m, rộng 29,4 m cao 2,5 m gọi là Đan bệ kiều hay còn gọi là Thần Đạo. Ngày nay, đây là nơi nhiều nhạc sĩ, vũ công và các nghệ nhân biểu diễn nghệ thuật khác tụ họp và luyện tập cho các màn biểu diễn võ thuật và các môn nghệ thuật khác. Khi ghé thăm nơi đây, khách du lịch sẽ thấy được lối kiến trúc cổ đại ấn tượng của người Trung Quốc xưa.